Bị Ngứa Da đầu Sau Khi Nhuộm Tóc Do đâu? Phải Làm Gì? - Dưỡng Tóc
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, nhuộm tóc là nhu cầu làm đẹp của rất nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ, bởi nó mang lại sự tự tin và vẻ đẹp cho họ. Thế nhưng, việc nhuộm tóc thường xuyên hay không đúng cách sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn như dị ứng, mẩn đỏ, ngứa da đầu,…Bài viết dưới đây sẽ giải thích nguyên nhân và cách xử lý nếu bị ngứa da đầu do nhuộm tóc, bạn đọc có thể tham khảo.
Mục lục
- Tác hại của thuốc nhuộm tóc
- Ung thư
- Kích ứng da đầu và mắt
- Nội tiết tố bị rối loạn
- Ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi
- Khiến tóc xơ rối và dễ gãy
- Tại sao nhuộm tóc lại bị ngứa da đầu? Có phải là do dị ứng?
- Cách điều trị khi bị ngứa da đầu do nhuộm tóc
- Dùng thuốc tây
- Dùng lá bạc hà
- Dùng lá bưởi
- Dùng nha đam
- Dùng chanh và giấm gạo
- Biện pháp phòng ngừa ngứa da đầu sau nhuộm tóc
Tác hại của thuốc nhuộm tóc
Do chứa nhiều thành phần có hại cho sức khỏe nên khi sử dụng thuốc nhuộm tóc, bạn có nguy cơ đối mặt với một số căn bệnh sau
Ung thư
Theo một số nghiên cứu, những người nhuộm tóc nhiều có nguy cơ mắc một số loại bệnh ung thư cao như
- Ung thư bàng quang: theo số liệu thống kê, những người làm việc ở salon tóc, tiếp xúc thường xuyên với thuốc nhuộm tóc sẽ có nguy cơ bị ung thư bàng quang cao hơn.
- Ung thư hạch và bệnh bạch cầu: Đây là một dạng ung thư tấn công vào hệ bạch huyết.
- Ung thư vú: Chất hóa học para-phenylenediamine (PPED) có trong thuốc nhuộm làm tăng nguy cơ bị ung thư vú và một số loại ung thư khác.
Kích ứng da đầu và mắt
Trên thị trường hiện nay, đa số các thành phần hóa học có trong thuốc nhuộm sẽ gây kích ứng da đầu và đỏ mắt, một số trường hợp nặng còn khiến bạn bị mù lòa. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp da đầu yếu, nhạy cảm với thuốc nhuộm tóc còn gây lở loét, da đầu như kiến đốt, gây tổn thương nghiêm trọng.
Nội tiết tố bị rối loạn
Trong thành phần của thuốc nhuộm tóc còn chứa alkylphenol ethoxylate (APE) – chất có trong thuốc trừ sâu. Khi dùng những thuốc nhuộm chứa thành phần này, cơ thể sẽ hấp thu và gây rối loạn nội tiết. Bên cạnh đó, isopropyl alcohol gây nhức đầu và trầm cảm cho người sử dụng.
Ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ nhuộm tóc khi chuẩn bị mang thai hay đang mang thai có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao gấp 10 lần so với người không nhuộm tóc.
Khiến tóc xơ rối và dễ gãy
Khi thường xuyên nhuộm tóc, các hóa chất trong thuốc nhuộm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mái tóc của bạn. Chúng làm giảm độ ẩm của tóc, các mô lớp vỏ bị tách ra làm cho tóc trở nên giòn và khô. Mái tóc sẽ trở nên xơ rối, dễ gãy thay vì mềm mại và bóng mượt như trước. Lúc này, cách tốt nhất là cắt bỏ phần tóc hư tổn đó.
Tại sao nhuộm tóc lại bị ngứa da đầu? Có phải là do dị ứng?
Ngoài những tác hại nêu trên, một tình trạng mà nhiều người hay gặp phải là bị ngứa da đầu. Nguyên nhân là do
Một trong những thành phần có trong thuốc nhuộm tóc là hoạt chất paraphenylendiame (PPD), kết hợp cùng các chất oxy hóa như hydrogen peroxide hình thành nên các phân tử colourant. Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng dị ứng như lở loét da đầu, phồng rộp.
Ngoài ra, thuốc nhuộm còn chứa một số chất hóa học như amoniac – chất kích thích khi ở liều cao có thể gây tử vong, ethoxydiglyco – dung môi gây kích ứng da, hydrogen peroxide – chất gây tổn hại cho phổi ở liều cao,…và những chất hóa học khác có tính oxy hóa và tính tẩy cao. Những chất này độc với da và cơ thể, dễ gây kích ứng cho người sử dụng. Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể bị ngứa, viêm da. Mức độ nặng gây tổn thương lở loét, hình thành các mảng sẹo to và rụng tóc vĩnh viễn.
Khi bị ngứa da đầu sau khi nhuộm tóc thì khả năng bị dị ứng thuốc nhuộm rất cao. Để chắc chắn rằng bạn bị dị ứng do thuốc nhuộm tóc thì ngoài cảm giác ngứa ngáy khó chịu, bạn nên quan sát thêm một số triệu chứng như cảm giác khó chịu, ngứa ngáy ở da đầu và một số vùng da xung quanh. Sau đó, ở những vị trí này bắt đầu ửng đỏ, sưng phù và xuất hiện mụn nước. Nếu để lâu, các mụn nước này vỡ ra chính là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại gây bệnh cho cơ thể.
Ngoài ra, nếu không được điều trị, về lâu dài, tóc sẽ rụng nhiều hơn, da đầu bị lở loét, viêm da tiếp xúc,…thậm chí trong một số trường hợp còn làm tăng nguy cơ ung thư.
Bên cạnh đó, còn do một số yếu tố khác như
- Do kỹ thuật nhuộm tóc không đúng: không được nhuộm ở vùng da cổ – mặt -đầu bị tổn thương hay sưng đau.
- Thuốc nhuộm đã cũ và quá hạn sử dụng: Thuốc nhuộm phải bỏ đi nếu thời gian pha lớn hơn 30 phút và không nên nhuộm quá 3 lần / tuần.
- Sử dụng nhầm thuốc giả, thuốc kém chất lượng
- Thay đổi một loại thuốc nhuộm mới khác với loại trước đây từng sử dụng.
Đặc biệt, ở một số người có cơ địa dị ứng như nổi mề đay, hen, chàm, dị ứng thức ăn,…thì khả năng bị dị ứng thuốc nhuộm tóc sẽ cao hơn người bình thường.
Bạn có thể tham khảo: Mẹo nhuộm tóc lên màu đẹp mà không bị hư tổn
Cách điều trị khi bị ngứa da đầu do nhuộm tóc
Khi thấy mình có những triệu chứng của dị ứng, bạn nên nhanh chóng tìm biện pháp khắc phục. Nếu kéo dài, không những tổn thương đến da đầu mà còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Một số cách khắc phục mà bạn có thể tham khảo như sau
Dùng thuốc tây
Nếu triệu chứng ban đầu chỉ là ngứa da đầu thì bạn có thể dùng thuốc dưới dạng kem, mỡ corticoid nhẹ và vừa như betamethasone dipropiomate 0,01% hay Hydrocortisone 0,05%. Sử dụng 1 – 2 lần / ngày đến khi giảm ngứa. Có thể kết hợp thêm một số loại thuốc chống dị ứng như Loratadin, Cetirizine,…
Sau 3 ngày, nếu hiện tượng dị ứng không giảm, bạn nên đến bác sĩ da liễu để được thăm khám và điều trị.
Dùng lá bạc hà
Lá bạc hà có thể được sử dụng để giảm ngứa da đầu sau khi nhuộm tóc. Bởi vì trong lá bạc hà chứa tinh dầu, có khả năng chống viêm, diệt khuẩn tốt nên được nhiều người lựa chọn sử dụng khi bị dị ứng. Ngoài ra, lá bạc hà còn có thể giúp ngăn ngừa vi khuẩn, hạn chế tình trạng rụng tóc.
Cách làm vô cùng đơn giản như sau: 1 nắm lá bạc hà rửa sạch, nấu cùng 2 lít nước rồi pha đến nhiệt độ thích hợp. Dùng hỗn hợp nước này để gội đầu hàng ngày.
Dùng lá bưởi
Để giảm triệu chứng ngứa do thuốc nhuộm tóc gây nên, bạn cũng có thể sử dụng lá bưởi. Lá bưởi được chọn là lá bưởi non, rửa sạch và nấu với 2 lít nước, vớt bỏ lá và dùng để gội đầu. Thực hiện mỗi ngày 1 lần, tình trạng dị ứng, ngứa da đầu sẽ cải thiện sau vài ngày.
Dùng nha đam
Nha đam cũng có thể đem đến những hiệu quả tốt khi bị ngứa da đầu do nhuộm tóc. Chỉ cần 1 nhánh nha đam, gọt bỏ vỏ, sau đó gọt bỏ vỏ. Dùng phần thịt nha đam và 3 lít nước cho vào nồi, thêm 2 thìa nước cốt chanh và 1 thìa nhỏ muối. Hỗn hợp này được trộn đều với nhau và gội đầu, sau đó dùng nước sạch để gội lại.
Dùng chanh và giấm gạo
Chất diệt khuẩn trong giấm gạo cùng acid có trong chanh giúp cải thiện tình trạng ngứa da đầu do thuốc nhuộm hiệu quả. Cách làm rất đơn giản như sau
- Chuẩn bị: 1 quả chanh + 3 muỗng giấm gạo được hòa lẫn với nhau
- Gội qua tóc với nước sạch, thoa hỗn hợp này trực tiếp lên da đầu, ủ.
- Sau 45 – 60 phút, gội lại bằng nước sạch.
- Thực hiện cách làm này 1 lần / ngày giúp đem lại hiệu quả tốt nhất.
Tham khảo: Cách gội đầu bằng bia trị gàu như thế nào? Có hiệu quả hay không?
Biện pháp phòng ngừa ngứa da đầu sau nhuộm tóc
Để có thể phòng ngừa tình trạng ngứa da đầu sau khi dùng thuốc nhuộm, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau đây:
- Ở những phần da đầu bị tổn thương, tuyệt đối không dùng thuốc nhuộm
- Không nên lạm dụng thuốc nhuộm tóc, chỉ nên nhuộm trong trường hợp cần thiết.
- Khi nhuộm tóc, nên lựa chọn loại thuốc nhuộm rõ nguồn gốc, nhãn mác rõ ràng. Không nên tự ý mua thuốc nhuộm không rõ nhãn hiệu, tự nhuộm tại nhà để tránh những tác dụng không mong muốn.
- Khi bắt đầu sử dụng một loại thuốc nhuộm mới, bạn nên thử phản ứng trước ở vùng trên cẳng tay, nếu không bị dị ứng mới tiến hành nhuộm tóc lên đầu.
Một số lưu ý dành cho bạn
Sau khi điều trị ngứa da đầu do nhuộm tóc bằng thuốc tây và hết tình trạng dị ứng, bạn không nên lạm dụng những loại thuốc này cho lần dị ứng sau. Do những loại thuốc này chứa corticoid, khi sử dụng không đúng chỉ định sẽ gây ra tình trạng teo da, giãn mao mạch, rạn da, vết thương mau liền, thậm chí bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm,…
Nếu tình trạng ngứa không được cải thiện thì nên đến bác sĩ da liễu để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Các cách chữa trị bằng thảo dược dân gian trị ngứa da đầu do thuốc nhuộm chỉ có thể giảm ngứa tạm thời mà không thể chữa lành vết thương hay cắt đứt cơn ngứa. Do đó, sau khi nhuộm tóc bị ngứa da đầu, bạn nên đến các cơ sở y tế để khám và có hướng xử lý phù hợp.
Không tùy tiện sử dụng thuốc bôi hay thuốc uống khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Tuân thủ đúng liều lượng, không nên chủ quan để tránh xảy ra viêm nhiễm, biến chứng không nên có.
Bài viết trên đây đã giải thích lý do tại sao bị ngứa da đầu sau khi nhuộm tóc. Hy vọng bạn
Bạn nên tham khảo: 10 cách trị gàu và giảm rụng tóc tại nhà đơn giản, hiệu quả hơn.
Từ khóa » Dị ứng Khi Nhuộm Tóc
-
Nhuộm Tóc Bị Rát Da đầu Có Phải Là Do Dị ứng Thuốc Nhuộm Tóc?
-
Dị ứng Thuốc Nhuộm Tóc, Toàn Thân Người Bệnh Nhiễm Trùng
-
Dấu Hiệu Dị ứng Thuốc Nhuộm Tóc Và Cách Khắc Phục Nhanh Chóng ...
-
Dị ứng Thuốc Nhuộm Tóc: Đây Là Những điều Bạn Cần Phải Biết
-
Để Tránh Dị ứng Thuốc Nhuộm Tóc: Ai Không Nên Dùng?
-
Phải Làm Gì Khi Bị Bệnh Dị ứng Thuốc Nhuộm Tóc
-
Dị ứng Thuốc Nhuộm Tóc Dẫn đến Nhiễm độc Toàn Thân - Báo Lao động
-
Dị Ứng Thuốc Nhuộm Tóc: Nguyên Nhân Và Cách Trị
-
Dị Ứng Thuốc Nhuộm Tóc - Đây Là Việc Phải Làm Ngay
-
Dị ứng Thuốc Nhuộm Tóc - Không Thể Coi Thường
-
Nhuộm Tóc Bị Ngứa Da đầu - Khắc Phục Nhanh - Gọn - Lẹ!
-
Phải Làm Gì Khi Bị Dị ứng Thuốc Nhuộm Tóc?
-
Kinh Nghiệm Chữa Trị Dị ứng Do Thuốc Nhuộm Tóc Hiệu Quả
-
Dị ứng Thuốc Nhuộm Tóc - Tiêu Ban Thủy