Để Tránh Dị ứng Thuốc Nhuộm Tóc: Ai Không Nên Dùng?

Thuốc nhuộm chia thành 3 loại:

Nhuộm tạm thời: Thuốc chỉ bám trên bề mặt sợi tóc và nhạt sau 1-2 lần gội. Dạng thuốc nhộm này phổ biến ở các hình thức như chải nhuộm tóc hay xịt tóc màu, có tác dụng tạo nên lớp màu bên ngoài bề mặt tóc, làm thay đổi màu sắc tóc.

Nhuộm bán vĩnh viễn: Thuốc ngấm vào thân tóc nhưng tác động lên tóc nhẹ nhàng hơn do không chứa ammonia hay ethanolamine. Thường nhạt màu đi sau chừng 10-15 lần gội hoặc sớm hơn.

Nhuộm vĩnh viễn: Là loại thường được sử dụng, do thời gian sử dụng dài hơn. Chỉ cần nhuộm bổ sung phần gốc tóc mới mọc nên tiết kiệm thời gian hơn, làm sáng màu tóc đen và che phủ được cả tóc bạc màu. Tuy nhiên, thuốc nhuộm vĩnh viễn thường có thành phần hóa học phức tạp hơn có khả năng ngấm sâu và dễ làm tóc thay đổi tính chất, trở nên ưa nước và dễ bị tổn thương hơn.

Nhiều loại thuốc nhuộm tóc có đặc tính đặc biệt như chuyển màu theo nhiệt độ, phát sáng trong bóng tối... cũng được nhiều người sử dụng, đặc biệt là giới trẻ.

Khi nhuộm tóc, cần hạn chế tối đa việc thuốc nhuộm bám vào da đầu, chân tóc.

Khi nhuộm tóc, cần hạn chế tối đa việc thuốc nhuộm bám vào da đầu, chân tóc.

Tác hại của thuốc nhuộm tóc

Điều dễ nhận thấy nhất khi sử dụng thuốc nhuộm là nó sẽ tác động đến lớp vỏ bảo vệ của tóc, gây ra hiện tượng xơ tóc, giòn, dễ gãy, hoặc rụng tóc. Các chuyên gia y tế cũng đã chứng minh rằng các chất có trong thuốc nhuộm tóc như paraphenylenediamin gây dị ứng, chàm, hen, loét dạ dày, làm da mẩn đỏ, nhạy cảm với nắng và có thể gây ngộ độc nặng. Các chất phụ gia như propylenglycol và isopropyl alcohol cũng gây tác hại không nhỏ. Prophylenglycol ảnh hưởng tới gan, thận, não, còn isoprophyl alcohol thì có thể gây trầm cảm, nhức đầu. Đối với những người da mẫn cảm thì thuốc nhuộm có thể gây viêm da kích ứng như: đỏ, rát, bong tróc da, ngứa, sưng nề da đầu, mụn nước, mụn mủ... ngay cả khi nhuộm thuốc tốt, đảm bảo chất lượng. Đó là chưa nói đến trường hợp gặp phải thuốc rởm, kém chất lượng.

Dị ứng thuốc nhuộm tóc đang ngày càng phổ biến. Việc điều trị dạng dị ứng này phức tạp hơn các dị ứng mỹ phẩm khác và có thể phải cạo tóc để bôi thuốc mới khỏi. Ngay cả thuốc nhuộm tóc chất lượng dù an toàn hầu hết với mọi người, nhưng cũng có thể gây họa cho một số người, vì cơ địa của mọi người khác nhau nên có những phản ứng dị ứng khác nhau. Những người có cơ địa dị ứng như nổi mề đay, viêm da cơ địa, hen, chàm, eczema, dị ứng thức ăn, thuốc... cần hết sức thận trọng khi nhuộm tóc. Và đặc biệt lưu ý nên chọn những biện pháp giải độc tố sau khi nhuộm để giúp bạn vừa có một mái tóc đẹp mà giảm được các nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe do thuốc nhuộm tóc mang lại.

Nguy cơ sinh ung thư khi dùng thuốc nhuộm đã được đề cập tới. Tuy nhiên, nguy cơ chỉ thật sự tăng ở những người tiếp xúc liên tục như là thợ nhuộm tóc do thuốc có thể ngấm từ từ qua da. Nhiều nghiên cứu cho thấy ung thư bàng quang tăng ở thợ nhuộm tóc nhưng không tăng ở người được nhuộm tóc. Ung thư máu và u lympho, ung thư vú có tăng nguy cơ ở cả nhóm thợ và người được nhuộm.

Nhiều nghiên cứu cho thấy thành phần hóa học trong thuốc nhuộm tóc có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi.

Giải pháp để nhuộm tóc an toàn

Nên chọn sản phẩm của các hãng có uy tín và xuất xứ rõ ràng. Lựa chọn loại thuốc nhuộm theo nhu cầu. Nếu nhuộm vì bạc tóc hoặc có ý định đổi màu tóc trong thời gian dài thì nhuộm vĩnh viễn cũng là lựa chọn tốt. Nếu chỉ nhuộm khi có dịp lễ tết hoặc các dịp đặc biệt thì nên dùng thuốc nhuộm tạm thời. Nếu vừa duỗi tóc vừa nhuộm thì nên nhuộm sau duỗi 15 ngày. Nên dùng dạng bán vĩnh viễn.

Đầu tiên phải ghi nhớ trước khi quyết định nhuộm tóc, nên thử phản ứng của thuốc với cơ thể mình trước bằng cách chấm một giọt nhỏ thuốc vào bắp tay, để khô tự nhiên trong vòng 1-2 giờ. Nếu không có dấu hiệu bất thường thì cơ thể không bị dị ứng với thuốc. Nếu xuất hiện triệu chứng ngứa, tấy đỏ, nổi mụn, cần rửa ngay vùng tay nhỏ thuốc và tuyệt đối không sử dụng loại thuốc nhuộm tóc đó.

Hạn chế tối đa việc thuốc nhuộm bám vào da dầu, chân tóc. Cần có thời gian giữa 2 lần nhuộm tóc liên tiếp (trung bình 15-30 ngày). Chỉ nên nhuộm từ phần tóc chưa nhuộm để tránh hư tổn cho tóc. Chăm sóc tóc nhuộm bằng những sản phẩm chuyên dụng để bảo vệ tóc.

Các trường hợp không nên nhuộm tóc

Không được nhuộm tóc khi vùng da ở đầu, mặt, cổ bị tổn thương hay sưng đau. Phụ nữ trong kỳ đèn đỏ hay trong thai kỳ tuyệt đối không dùng thuốc nhuộm tóc. Khi thuốc vào mắt, cần đến bác sĩ nhãn khoa. Không nên nhuộm tóc 1 tuần trước và sau uốn tóc. Khi pha thuốc, cần tránh các dụng cụ chứa làm bằng kim loại, cũng không nên dùng lược chải bằng kim loại.

Từ khóa » Dị ứng Khi Nhuộm Tóc