Dị ứng Thuốc Nhuộm Tóc - Không Thể Coi Thường
Có thể bạn quan tâm
Phóng to |
Thuốc nhuộm tóc tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe người tiêu dùng. Nguy cơ trước mắt là gây dị ứng |
Những hậu quả khôn lường
Từ chỗ còn xa lạ với các màu tóc, nay thuốc nhuộm tóc với đủ các sắc độ màu đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường mỹ phẩm nội địa, len lỏi trong từng ngõ phố trên khắp cả nước. Những người có tuổi cũng thường nhuộm tóc. Người ta nhuộm tóc ở các lứa tuổi với mục đích làm đẹp, làm trẻ.
Bà Trần Thị D., ở Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội, giáo viên, 70 tuổi. Không biết do dùng thuốc nhuộm nhiều quá (14 năm liên tục) hay do cơ địa dị ứng mà lần này, sau khi nhuộm tóc bà bị dị ứng nặng. Bà nhớ lại: “Tôi bắt đầu bị ngứa sau một năm nhuộm tóc (năm 1993) nhưng chỉ gội đầu hai lần là hết ngứa".
"Mới đây tôi được cô con dâu gửi cho thuốc nhuộm tóc Revlon từ Mỹ về, trước tôi đã từng dùng thuốc nhuộm của Hàn Quốc, Nhật, Đức... Hai lần đầu dùng thuốc mới tôi cũng bị dị ứng nhưng đều nhẹ. Đến lần thứ ba, thứ tư thì bị nặng. Mặt và đầu sưng vù, hai mắt sưng húp, tôi bị ngứa hết hai hàng mi mỗi sáng ngủ dậy, nước mắt chảy ra, mụn nổi đầy mặt như lên sởi, mặt lúc đỏ lúc đen, hai tai chảy nước suốt ngày".
Bà cho biết thuốc mới tuy lâu phai nhưng có lẽ cũng chính vì thế mà nó tác động mạnh làm bà bị dị ứng nặng, mặc dù bà đã bảo thợ làm đầu chỉ quệt cách chân tóc 0,5cm trở ra.
Ông Lê Tiến T., 68 tuổi, doanh nhân, dùng thuốc nhuộm tóc của Nhật hơn chục năm nay không sao, lần này sau khi nhuộm, tóc ông lại bị dị ứng. Ông kể: “ Ngủ dậy tôi thấy mặt mình to béo, hai mắt sưng vù, da đỏ như gà chọi, ngứa đến nỗi chỉ muốn cào thịt, gãi tứa máu, đầu chảy nước vàng, nước chảy đến đâu sưng tấy đến đấy". Sau này qua các bác sĩ ông mới biết là càng ngứa càng gãi càng kích ngứa.
Có đôi vợ chồng ở Hà Nội, vợ nhuộm tóc cho chồng, cả hai vợ chồng đều bị dị ứng nặng phải đi cấp cứu. Vậy là người gián tiếp nhuộm tóc cũng bị, thậm chí còn nặng hơn.
Người ta xếp thuốc nhuộm tóc vào loại mỹ phẩm như kem dưỡng da, son, phấn, nước hoa, dầu gội, xà phòng thơm... Thế nhưng nếu so với các loại mỹ phẩm khác thì thuốc nhuộm tóc lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn vì nó chứa nhiều thành phần hoá học không tốt đối với sức khoẻ người sử dụng. Đa số những người bị dị ứng với thuốc nhuộm tóc đều tự chữa như ngừng không dùng thuốc một thời gian, thay thuốc khác, uống thuốc chống dị ứng... sau đó bệnh cũng tự khỏi. Chỉ người nào dị ứng nặng với thuốc mới đến bệnh viện.
Tại phòng khám của Viện da liễu Việt Nam, hàng tuần chỉ có từ 1 - 2 trường hợp dị ứng với thuốc nhuộm tóc đến khám, một năm có khoảng 30 - 40 trường hợp. Cũng có người chỉ bị dị ứng với thuốc này mà không dị ứng với thuốc khác do thành phần hoá chất trong các thuốc nhuộm khác nhau. Có người lại bị dị ứng với tất cả các thuốc nhuộm. Trong bất kỳ loại thuốc nhuộm tóc nào đều có 2 hộp, một hộp thuốc màu và một hộp thuốc pha (thuốc trợ - hydrogen peroxide).
Người bị dị ứng với mọi loại thuốc là do dị ứng với thuốc trợ. Thuốc trợ là một chất oxy hoá rất không tốt đối với sức khoẻ người sử dụng nhưng trong nhuộm tóc lại được coi là “ chìa khoá” để mở lớp biểu bì cho phép các chất nhuộm màu thấm sâu vào chân tóc và không bị phai sau nhiều lần gội. Theo một nghiên cứu khoa học gần đây thì chất paraphenylenediamin - PPD có trong thuốc nhuộm màu chính là thủ phạm gây dị ứng cho một số người sử dụng.
Trong nhiều năm nay, tại các cơ sở y tế, số người bị dị ứng do nhuộm đen nhiều hơn nhuộm màu. Bởi những người nhuộm đen thường là người có tuổi, sức đề kháng kém, hay có bệnh mạn tính, hơn nữa những người này thường nhuộm trong thời gian dài và mua loại thuốc rẻ tiền chứa nhiều nguy cơ gây dị ứng để dùng.
Thuốc nhuộm tóc cũng chứa rất nhiều nguy cơ cho người sử dụng bởi những thành phần hoá chất có trong nó. Chính vì vậy người sử dụng cần có kiến thức, hiểu biết về cách sử dụng cũng như sản phẩm mà mình lựa chọn để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Lời khuyên của các chuyên gia:
- Chỉ nhuộm khi cần thiết.
- Trước khi nhuộm, nên thử một vùng ở mặt trong cánh tay để 1 giờ nếu không có phản ứng gì mới tiến hành nhuộm lên tóc.
- Những người có cơ địa dị ứng như nổi mề đay, viêm da cơ địa, hen, chàm, eczema, dị ứng thức ăn, thuốc... cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc nhuộm tóc.
- Không nên nhuộm quá 3 lần/tháng.
- Không nên sử dụng các loại thuốc nhuộm "dỏm", không rõ nguồn gốc.
- Cần dùng các loại nước gội đầu, dầu xả có chất lượng đảm bảo giữ màu cho tóc nhuộm.
- Khi có bất kỳ phản ứng nào với thuốc nhuộm, cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu hoặc dị ứng để xử lý kịp thời, tránh tự chữa hoặc nghe theo sự mách bảo của người khác.
Từ khóa » Dị ứng Khi Nhuộm Tóc
-
Nhuộm Tóc Bị Rát Da đầu Có Phải Là Do Dị ứng Thuốc Nhuộm Tóc?
-
Dị ứng Thuốc Nhuộm Tóc, Toàn Thân Người Bệnh Nhiễm Trùng
-
Dấu Hiệu Dị ứng Thuốc Nhuộm Tóc Và Cách Khắc Phục Nhanh Chóng ...
-
Dị ứng Thuốc Nhuộm Tóc: Đây Là Những điều Bạn Cần Phải Biết
-
Để Tránh Dị ứng Thuốc Nhuộm Tóc: Ai Không Nên Dùng?
-
Phải Làm Gì Khi Bị Bệnh Dị ứng Thuốc Nhuộm Tóc
-
Dị ứng Thuốc Nhuộm Tóc Dẫn đến Nhiễm độc Toàn Thân - Báo Lao động
-
Dị Ứng Thuốc Nhuộm Tóc: Nguyên Nhân Và Cách Trị
-
Dị Ứng Thuốc Nhuộm Tóc - Đây Là Việc Phải Làm Ngay
-
Nhuộm Tóc Bị Ngứa Da đầu - Khắc Phục Nhanh - Gọn - Lẹ!
-
Phải Làm Gì Khi Bị Dị ứng Thuốc Nhuộm Tóc?
-
Kinh Nghiệm Chữa Trị Dị ứng Do Thuốc Nhuộm Tóc Hiệu Quả
-
Dị ứng Thuốc Nhuộm Tóc - Tiêu Ban Thủy
-
Bị Ngứa Da đầu Sau Khi Nhuộm Tóc Do đâu? Phải Làm Gì? - Dưỡng Tóc