Phải Làm Gì Khi Bị Dị ứng Thuốc Nhuộm Tóc?

Nhuộm tóc và dị ứng thuốc nhuộm tóc là vấn đề không hề hiếm gặp trong thời đại cái đẹp được ưu tiên như hiện nay. Tuy nhiên, để giải quyết triệu chứng do dị ứng thuốc nhuộm tóc gây ra không phải ai cũng biết.

Dị ứng thuốc nhuộm tóc

Thuốc nhuộm tóc được xếp vào một trong những lọai mỹ phẩm dùng trong làm đẹp như dầu gội, son, phấn, kem dưỡng da,… Tuy nhiên, nếu đem so sánh với các loại mỹ phẩm khác thuốc nhuộm tóc lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ và rủi ro cao hơn. Bởi thuốc có chứa nhiều thành phần hóa học có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng.

Và paraphenylendiame (PPD) là một trong những thành phần chủ đạo tồn tại trong thuốc nhuộm tóc tác động gây dị ứng da. Bên cạnh thủ phạm chính, hydrogen peroxide, amoniac có trong thuốc nhuộm tóc không chỉ góp phần gây kích ứng da mà khi dùng với liều lượng cao có thể gây ảnh hưởng đến phổi, nghiêm trọng hơn người dùng có thể bị tử vong. Dị ứng thuốc nhuộm tóc nếu để lâu không điều trị kịp thời có thể gây lở loét, phồng rộp da.

Nên làm gì khi bị dị ứng thuốc nhuộm tóc?

Để điều trị dị ứng với thuốc nhuộm tóc, trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào, người bệnh nên cắt tóc ngắn nhất có thể. Mục đích của việc làm này là loại bỏ tối đa phần tóc bị dính thuốc nhuộm gây tổn hại đến da. Sau đó, bệnh nhân có thể áp dụng các cách sau đây để làm giảm dị ứng.

1/ Cải thiện dị ứng nhuộm tóc bằng thuốc

Khi bị dị ứng, câu đầu tiên người bệnh thắc mắc đó là dị ứng thuốc nhuộm tóc uống thuốc gì để cải thiện tình trạng dị ứng. Theo các chuyên gia, thông thường các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị dị ứng thuốc nhuộm tóc là dalibour và jarish. Đây là hai loại thuốc bôi ngoài da giúp làm khô các tổn thương da. Người bệnh có thể dùng thuốc bôi lên vùng da bị dị ứng 2 – 4 lần mỗi ngày.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể dùng các loại kem hoặc thuốc mỡ có chứa thành phần corticoid nhẹ hay hydrocortisone 0.05% hoặc betamethasone dipropiomate 0,01% để chữa dị ứng thuốc nhuộm tóc. Tất cả các loại thuốc này cũng đều bôi ngoài da, liều dùng là bôi 1 – 2 lần mỗi ngày. Đối với một số trường hợp dị ứng thuốc nhuộm tóc có nhiễm khuẩn, khi đó người bệnh cần thăm khám và dùng thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Lưu ý: Các loại thuốc bôi thường chỉ được dùng 1 – 2 ngày. Sau đó 3 ngày nếu triệu chứng dị ứng không khỏi mà ngày càng nặng thêm, người bệnh nên đến gặp chuyên gia để được kiểm tra và điều trị. Các loại thuốc corticoid chỉ được dùng trong khoảng thời gian ngắn vì thuốc có thể gây teo da hoặc mỏng da và nặng hơn là gây nhiễm trùng. Do đó, bệnh nhân không nên quá lạm dụng thuốc, tránh biến chứng. Tốt nhất, để đảm bảo an toàn, các bạn nên thảo luận với bác sĩ về việc dùng thuốc điều trị dị ứng nhuộm tóc tại nhà.

2/ Điều trị dị ứng thuốc nhuộm tóc bằng thiên nhiên

Đối với triệu ứng dị ứng thuốc nhuộm tóc nhẹ, người bệnh không cần dùng thuốc mà có thể áp dụng các cách chữa trị từ thiên nhiên.

✪ Dùng chanh và giấm gạo

Giấm gạo và chanh đều có chung công dụng diệt khuẩn, chống viêm giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và cải thiện triệu chứng ngứa ngáy do dị ứng gây ra. Vì vậy, để cải thiện dị ứng thuốc nhuộm tóc, người bệnh chỉ cần dùng 3 muỗng giấm gạo hòa chung với nước cốt của 1 quả chanh.

Cách chữa dị ứng thuốc nhuộm tóc

Trước khi bôi hỗn hợp này lên tóc, bạn nên vệ sinh da đầu bằng nước ấm nhằm loại bỏ bớt vi khuẩn gây bệnh và hóa chất còn tích tụ trên tóc. Tiếp đó, thoa đều nước chanh và giấm gạo lên tóc. Dùng khăn quấn kín và ủ tóc trong vòng 1 tiếng. Sau đó, bạn gội lại đầu bằng nước sạch. Thực hiện cách làm này đều đặn mỗi ngày tình trạng dị ứng sẽ giảm dần.

✪ Dùng thảo dược từ thiên nhiên

Các nguyên liệu từ tự nhiên như lá bạc hà, lá bưởi, sả hay hương nhau,… đều được xem là khắc tinh của dị ứng. Bởi chúng chứa phần lớn hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn, giúp giảm viêm và giảm ngứa khá tốt. Bên cạnh đó, nếu thường xuyên sử dụng những thảo dược này, tình trạng tổn thương trên da sẽ được cải thiện.

Vì vậy, khi bị dị ứng với thuốc nhuộm tóc, bệnh nhân nên dùng các thảo mộc nêu trên đun sôi với nước. Dùng nước này để nguội và gội đầu. Thực hiện cách làm này 2 – 3 lần mỗi tuần, dị ứng thuốc nhuộm tóc sẽ được kiểm soát một cách đáng kể.

Ngoài ra để giảm dị ứng do thuốc nhuộm gây ra, vệ sinh da đầu thường xuyên cũng là giải pháp hiệu nghiệm. Tuy nhiên, bạn không nên dùng loại dầu gội có chứa chất tẩy quá mạnh. Bởi chúng có thể gây kích ứng da đầu và khiến tình trạng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Lời khuyên từ chuyên gia giúp tránh dị ứng thuốc nhuộm tóc

Ai cũng yêu cái đẹp và việc làm đẹp không hề xấu nhưng các bạn nên lựa chọn phương pháp làm đẹp an toàn để tránh hậu quả về sau. Và để tránh dị ứng thuốc nhuộm tóc, các chuyên gia khuyên bạn:

  • Chỉ nhuộm tóc khi thực sự cần thiết và không nên nhuộm quá 3 lần trong tháng.
  • Trước khi tiến hành nhuộm, để biết thuốc có gây dị ứng với da hay không, bạn nên test kiểm tra bằng cách dùng một ít thuốc nhuộm thoa đều lên vùng da ở mặt trong cánh tay và để khoảng 1 tiếng. Sau đó, các bạn kiểm tra nếu da không có bất kỳ dấu hiệu dị ứng gì, bạn mới tiến hành nhuộm tóc.
  • Đối với đối tượng mắc các bệnh ngoài da như eczema, viêm da cơ địa hoặc nổi mề đay hay dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc,… nên cẩn thận khi nhuộm tóc.
  • Bên cạnh đó nên chọn địa chỉ nhuộm tóc uy tín, thuốc đảm bảo chất lượng.

Hệ lụy do dị ứng thuốc nhuộm tóc gây ra không những gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây tác động xấu đến sức khỏe. Vì vậy, khi có dấu hiệu dị ứng người bệnh nên đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, để tránh tình trạng thuốc gây dị ứng, trước khi nhuộm bạn nên kiểm tra độ nhạy cảm của da với thuốc. Đồng thời, nên lựa chọn cơ sở uy tín để nhuộm tóc.

→ Có thể bạn quan tâm:

  • Cách chữa bệnh viêm da dị ứng hiệu quả
  • Dị ứng vùng quanh mắt: Đừng để nặng mới tiến hành điều trị
  • Tổng hợp các bài thuốc nam chữa dị ứng bạn nên biết?

Từ khóa » Dị ứng Khi Nhuộm Tóc