BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ HỢP ĐỒNG: THẾ CHẤP TÀI SẢN
Có thể bạn quan tâm
Ngày này, thế chấp là một trong các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ mà chúng ta được nghe hầu hết trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong các giao dịch dân sự, để phòng tránh rủi ro một bên trốn tránh thực hiện nghĩa vụ, người ta sử dụng biện pháp này như là một “lối thoát hiểm” đề phòng bên kia không thực hiện nghĩa vụ.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong một giao dịch bảo đảm. Vì vậy, với mong muốn hỗ trợ, đồng hành cùng phát triển với các cá nhân, tổ chức. Luật Trí Minh xin gửi đến quý khách hàng dịch vụ Tư vấn pháp lý về biện pháp bảo đảm nghĩa vụ hợp đồng: Thế chấp Tài sản
Trong những năm qua, Luật Trí Minh rất hân hạnh hợp tác với rất nhiều đối tác lớn như: Vinaconex, Viettin Bank, Mikado, Chutex,…
Khi đến với Luật Trí Minh, quý khách hàng sẽ được tư vấn về các dịch vụ liên quan các biện pháp bảo đảm như trình tự thủ tục, thành phần hồ sơ,…Cụ thể để về thế chấp các cá nhân và tổ chức cần lưu ý như sau:
THẾ CHẤP LÀ GÌ?
Căn cứ Điều 317 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 317. Thế chấp tài sản
1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.”
TÀI SẢN THẾ CHẤP
Căn cứ Điều 318 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau
Điều 318. Tài sản thế chấp
1. Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.
HIỆU LỰC CỦA THẾ CHẤP TÀI SẢN
Căn cứ Điều 319 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 319. Hiệu lực của thế chấp tài sản
1. Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2. Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.”
CHẤM DỨT THẾ CHẤP TÀI SẢN
Căn cứ Điều 327 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 327. Chấm dứt thế chấp tài sản
Thế chấp tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt.
2. Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
3. Tài sản thế chấp đã được xử lý.
4. Theo thỏa thuận của các bên.”
CÁC DỊCH VỤ LIÊN QUAN:
(1) Dịch vụ tư vấn khách hàng thường xuyên;
(2) Dịch vụ soạn thảo hợp đồng;
(3) Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp dân sự;
(4) Dịch vụ đăng ký các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ;
(5) Dịch vụ quảng cáo sản phẩm.
>>> Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin liên hệ dưới đây để cùng trao đổi, tư vấn, xúc tiến hợp tác và rất nhiều hỗ trợ pháp lý liên quan
Đánh giá bài viếtTừ khóa » Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Hợp đồng
-
Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ - Nhìn Từ Góc độ Lý Luận
-
Khái Quát Về Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Hợp đồng
-
Quy định Pháp Luật Về Biện Pháp Bảo đảm (17/11/2021)
-
09 Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Hợp đồng - Luật Thái An
-
Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ (phần I) - Ánh Sáng Luật
-
Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Là Gì? - Luật Hoàng Anh
-
Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ đối Với Hợp đồng Xây ...
-
Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Trong Hợp đồng
-
Tìm Hiểu Về Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ
-
Đề Nghị Hướng Dẫn Thi Hành Bộ Luật Dân Sự
-
Đáp Về Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Dân Sự Theo Quy ...
-
Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Hợp đồng Năm 2022 - Luật Hoàng Phi
-
BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005 - PHẦN 3: - I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
-
Một Số Vướng Mắc, Bất Cập Khi áp Dụng Biện Pháp Bảo đảm Thế ...