Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Là Gì? - Luật Hoàng Anh
Có thể bạn quan tâm
Nghĩa vụ là một quan hệ pháp luật dân sự về tài sản, bên có nghĩa vụ phải thực hiện việc chuyển giao một vật, làm một việc hoặc không làm một việc để đáp ứng nhu cầu về lợi ích của bên có quyền. Trong quan hệ nghĩa vụ, bên có quyền có được đáp ứng yêu cầu của mình hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào hành vi của bên mang nghĩa vụ. Do đó, để chắc chắn rằng bên có nghĩa vụ thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình và bảo vệ quyền lợi cho bên có quyền, pháp luật đã quy định các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ mà các bên có thể thỏa thuận lựa chọn xác lập. Điều 292 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ như sau:
“Điều 292. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm: 1. Cầm cố tài sản. 2. Thế chấp tài sản. 3. Đặt cọc. 4. Ký cược. 5. Ký quỹ. 6. Bảo lưu quyền sở hữu. 7. Bảo lãnh. 8. Tín chấp. 9. Cầm giữ tài sản”
Về mặt khách quan, có thể hiểu đảm bảo thực hiện nghĩa vụ là sự quy định của pháp luật về các biện pháp để đảm bảo chắc chắn rằng một nghĩa vụ sẽ được thực hiện, đồng thời xác định và bảo đảm quyền, nghĩa vụ của các bên trong biện pháp đó. Về mặt chủ quan, đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự là thỏa thuận của các bên về việc lựa chọn sử dụng một trong các biện pháp mà pháp luật quy định, nhằm đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự, đồng thời ngăn ngừa khắc phục hậu quả xấu do việc không thực thi nghĩa vụ dân sự gây ra. Căn cứ vào quy định trên có thể thấy có 09 biện pháp đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, cụ thể:
1.Cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là một trong các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự. Cầm cố có thể hiểu là việc bên có nghĩa vụ giao tài sản cho bên có quyền giữ để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ sau này. Tài sản cầm cố phải là tài sản thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ. Khi chuyển giao tài sản cầm cố, bên có nghĩa vụ phải chuyển giao tài sản kèm với giấy tờ quyền sở hữu tài sản (nếu có). Ví dụ: cầm cố xe oto thì phải chuyển giao cả giấy tờ xe,…Đối với những tài sản theo quy định pháp luật không phải đăng ký quyền sử dụng thì bên nhận cầm cố chỉ nắm giữ tài sản: điện thoại, laptop,…
2.Thế chấp tài sản
Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Khác với cầm cố, trong thế chấp tài sản thế chấp không cần chuyển giao cho bên nhận thế chấp, mà vẫn do bên thế chấp giữ. Ví dụ: thế chấp sổ đỏ, giấy tờ xe để vay vốn tại ngân hàng. Trong trường hợp này ngân hàng chỉ nắm giữ giấy tờ để đảm bảo bên vay thực hiện nghĩa vụ, còn tài sản vẫn do bên thế chấp nắm giữ.
3.Đặt cọc
Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Đặt cọc chỉ áp dụng với đối tượng là động sản là tiền hoặc vật có giá trị. Theo đó, bên có quyền sẽ nắm giữ tài sản đặt cọc. Các bên xác lập biện pháp đặt cọc nhằm đảm bảo cho việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Ví dụ: A đang công tác ở nước ngoài thỏa thuận mua chiếc ôtô của B giá 1 tỷ. A đặt cọc cho B trước 200 triệu để B giữ chiếc xe đó cho đến khi mình về nước sẽ thanh toán nốt khoản tiền còn lại và nhận chiếc xe. Như vậy, số tiền đặt cọc đó là để đảm bảo cho việc xác lập hợp đồng mua xe trong tương lai.
4.Ký cược
Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê. Như vậy, ký cược hình thành từ hợp đồng cho thuê tài sản có đối tượng là động sản. Theo đó, ký cược là hình thức đảm bảo bên thuê sẽ trả lại tài sản sau khi hết thời hạn thuê. Khi hết thời hạn, thuê bên ký cược có thể nhận lại tài sản ký cược khi đã trả tài sản thuê và thanh toán tiền thuê đầy đủ. Ví dụ: A thuê xe của B, hai bên thỏa thuận ký cược 10 triệu tiền mặt. Sau khi hết thời hạn cho thuê, A phải trả xe cho B đồng thời thanh toán tiền thuê, thì B sẽ trả lại cho A khoản tiền đã ký cược.
5.Ký quỹ
Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ. Theo đó, tùy thuộc vào từng loại hợp đồng mà hai bên trong quan hệ phải mở một tài khoản tại ngân hàng, nhưng không được sử dụng tài khoản đó khi hợp đồng chưa chấm dứt. Nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì ngân hàng nơi ký quỹ sẽ sử dụng tài sản đó để thanh toán cho bên có quyền.
6.Bảo lưu quyền sở hữu
Trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ. Trong hợp đồng mua bán các bên có thể thỏa thỏa thuận về việc mua chậm, trả dần. Để đảm bảo quyền đòi tiền trả chậm, bên bán có thể thỏa thuận với bên mua xác lập biện pháp bảo lưu quyền sở hữu và đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
7.Bảo lãnh
Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Ví dụ: A vay ngân hàng một khoản tiền trị giá 500 triệu. B đứng ra bảo lãnh cho khoản vay của A với ngân hàng hàng. Theo đó, nếu A không trả tiền tiền khi đến hạn thì B sẽ chịu trách nhiệm thanh toán số tiền đó cho ngân hàng.
8.Tín chấp
Tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
9.Cầm giữ tài sản
Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan mà bên có nghĩa vụ không thể thực hiện nghĩa vụ của mình, điều đó làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên có quyền. Các biện pháp bảo đảm được quy định nhằm tăng cường trách nhiệm và đảm bảo việc thực thi nghĩa vụ của các bên có nghĩa vụ, đồng thời giảm thiểu và bù đắp rủi ro cho bên có quyền.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
Từ khóa » Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Hợp đồng
-
Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ - Nhìn Từ Góc độ Lý Luận
-
Khái Quát Về Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Hợp đồng
-
Quy định Pháp Luật Về Biện Pháp Bảo đảm (17/11/2021)
-
09 Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Hợp đồng - Luật Thái An
-
Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ (phần I) - Ánh Sáng Luật
-
BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ HỢP ĐỒNG: THẾ CHẤP TÀI SẢN
-
Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ đối Với Hợp đồng Xây ...
-
Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Trong Hợp đồng
-
Tìm Hiểu Về Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ
-
Đề Nghị Hướng Dẫn Thi Hành Bộ Luật Dân Sự
-
Đáp Về Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Dân Sự Theo Quy ...
-
Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Hợp đồng Năm 2022 - Luật Hoàng Phi
-
BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005 - PHẦN 3: - I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
-
Một Số Vướng Mắc, Bất Cập Khi áp Dụng Biện Pháp Bảo đảm Thế ...