Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ đối Với Hợp đồng Xây ...
Có thể bạn quan tâm
Hợp đồng xây dựng là một hợp đồng đặc biệt và có những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cụ thể là bảo lãnh, ký cược, ký quỹ. Những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ này trong hợp đồng xây dựng cũng có những đặc điểm riêng. Bài viết sẽ khát quát về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với hợp đồng xây dựng.
Khái niệm hợp đồng xây dựng
Hợp đồng xây dựng là hợp đồng giữa một bên là bên nhận thầu và một bên là bên giao thầu. Quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên được quy định như sau: bên nhận thầu có nghĩa vụ là thực hiện và bàn giao cho bên giao thầu một phần hoặc toàn bộ công trình xây dựng theo đúng yêu cầu của bên giao thầu trong thời hạn nhất định, còn bên giao thầu có nghĩa vụ giao cho bên nhận thầu các số liệu, tài liệu, yêu cầu về khảo sát, thiết kế, mặt bằng xây dựng, vật liệu xây dựng, vốn đầu tư theo tiến độ, nghiệm thu và thanh toán khi công trình hoàn thành từng phần hoặc toàn bộ.
Đặc điểm của hợp đồng xây dựng
Chủ thể của hợp đồng xây dựng thường gồm bên giao thầy và bên nhận thầu. Bên giao thầu là doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và đơn vị vũ trang nhân dân có vốn đầu tư và có nhu cầu xây dựng. Bên nhận thầu là doanh nghiệp xây dựng và phải đảm bảo năng lực về chuyên môn, kĩ thuật, kinh nghiệm và tài chính.
Pháp luật quy định hợp đồng xây dựng phải được lập thành văn bản.
Đặc điểm chung của các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng
Pháp luật Việt Nam quy định có một số hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng xây dựng là bảo lãnh, ký quỹ, đặt cọc. Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng có một số nội dung sau:
– Việc bảo đảm thực hiện hợp đồng phải được gửi cho bên giao thầu trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực theo đúng thỏa thuận của các bên thông thường là về giá trị, loại tài sản, phương thức bảo đảm;
– Hồ sơ mời thầu quy định giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng, phương thức bảo đảm. Mức bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định sẽ được xác định trong khoảng từ 2% đến 10% giá hợp đồng xây dựng; một số trường hợp con số này có thể lên tới 30% khi xét thấy để phòng ngừa rủi ro cao nhưng phải được chủ thể có thẩm quyền phê duyệt;
– Pháp luật cũng quy định sẽ không hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng cho bên nhận thầu đồng trong trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực và trong trường hợp vi phạm khác theo thỏa thuận đã được ghi nhận trong hợp đồng.
– Ngược lại, sau khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng thì bên giao thầu phải hoàn trả cho bên nhận thầu bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng
– Đặt cọc: đặt cọc theo pháp luật quy định là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng xây dựng, cụ thể là việc bên có nghĩa vụ giao cho bên có quyền một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị khác gọi là tài sản đặt cọc trong một khoảng thời gian để đảm bảo xác lập, thực hiện nghĩa vụ. Pháp luật quy định rằng đặt cọc phải được lập thành văn bản.
– Ký quỹ: pháp luật quy định ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ trong hợp đồng xây dựng gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các giấy tờ trị giá được bằng tiền vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì bên có quyền tức được ngân hàng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra sau khi trừ đi chi phí dịch vụ ngân hàng. Pháp luật quy định các bên không được sử dụng tài khoản đó khi hợp đồng chưa chấm dứt.
– Bảo lãnh: Bảo lãnh là việc người thứ ba gọi là bên bảo lãnh (trong trường hợp này là các tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng) cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ, trong trường hợp khi đến thời hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình. Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản theo hai hình thức sau: lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính
Như vậy, công ty luật ASLAW viết đã khái quát một số đặc điểm cần chú ý của bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng theo pháp luật Việt Nam hiện hành. Theo đó, hiện nay có 3 hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với hợp đồng xây dựng là bảo lãnh, ký quỹ và đặt cọc.
Từ khóa » Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Hợp đồng
-
Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ - Nhìn Từ Góc độ Lý Luận
-
Khái Quát Về Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Hợp đồng
-
Quy định Pháp Luật Về Biện Pháp Bảo đảm (17/11/2021)
-
09 Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Hợp đồng - Luật Thái An
-
Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ (phần I) - Ánh Sáng Luật
-
Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Là Gì? - Luật Hoàng Anh
-
BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ HỢP ĐỒNG: THẾ CHẤP TÀI SẢN
-
Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Trong Hợp đồng
-
Tìm Hiểu Về Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ
-
Đề Nghị Hướng Dẫn Thi Hành Bộ Luật Dân Sự
-
Đáp Về Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Dân Sự Theo Quy ...
-
Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Hợp đồng Năm 2022 - Luật Hoàng Phi
-
BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005 - PHẦN 3: - I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
-
Một Số Vướng Mắc, Bất Cập Khi áp Dụng Biện Pháp Bảo đảm Thế ...