Quy định Pháp Luật Về Biện Pháp Bảo đảm (17/11/2021)
Có thể bạn quan tâm
| |||||
Thông tin chỉ đạo điều hành Thông tin dự án Kết quả đánh giá Bộ phận TN&TKQ Tin tức - Sự kiện Niêm yết thông báo Chiến lược, QH, KH Giới thiệu văn bản pháp luật Hướng dẫn nghiệp vụ Nghiên cứu - Trao đổi Bổ trợ tư pháp Hỗ trợ pháp lý cho DN nhỏ và vừa Bản tin tư pháp Cải cách hành chính, ISO Rà soát hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật Danh bạ cơ quan Lịch công tác ký tự Tiếp nhận ý kiến Theo chuyên đề Văn bản pháp luật
Liên kết website Chính phủCác Bộ, Ngành ở TWTỉnh ủy, UBND TỉnhSở, Ban, NgànhSở Nội vụSở Thông tin Truyền thông | |||||
Nghiên cứu - Trao đổiQuy định pháp luật về biện pháp bảo đảmNgày cập nhật 17/11/2021 Trong bối cảnh phát triển kinh tế, xã hội hiện nay, biện pháp bảo đảm được nhiều tổ chức, cá nhân áp dụng. Tuy nhiên, lại không có nhiều người hiểu đầy đủ các quy định liên quan đến biện pháp bảo đảm, đặc biệt là khi có nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về vấn đề này. 1. Quy định chung về biện pháp bảo đảm a) Khái niệm biện pháp bảo đảm Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng như các văn bản liên quan chưa đưa ra định nghĩa thế nào là “Biện pháp bảo đảm”. Tuy nhiên, qua nội hàm từ ngữ cũng như các quy định pháp luật, có thể hiểu rằng: Biện pháp bảo đảm là những cách thức, giải pháp nhằm hỗ trợ, khẳng định, bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng, thỏa thuận một cách chắc chắn. Biện pháp bảo đảm đi liền, không tách rời với nghĩa vụ chính trong hợp đồng, giao dịch chính. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đẩy đủ các nghĩa vụ đã cam kết, thì bên có quyền có thể áp dụng biện pháp bảo đảm đã thỏa thuận hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết nhằm bảo đảm quyền lợi cho mình. Theo quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự năm 2015, có các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm: 1. Cầm cố tài sản; 2. Thế chấp tài sản; 3. Đặt cọc; 4. Ký cược; 5. Ký quỹ; 6. Bảo lưu quyền sở hữu; 7. Bảo lãnh; 8.Tín chấp; 9. Cầm giữ tài sản. Các biện pháp bảo đảm được quy định cụ thể tại mục 3 (từ Điều 292 đến Điều 350) của Bộ luật Dân sự năm 2015. Trong đó: - Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại. Nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện. Trường hợp bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ được hình thành trong thời hạn bảo đảm là nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản. Trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thỏa thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn. - Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm. Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán theo quy định tại Điều 308 của Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan. Quyền truy đòi tài sản bảo đảm được quy định cụ thể tại Điều 7 Nghị định 21/2021/NĐ-CP. Theo đó, quyền của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm trong biện pháp bảo đảm đã phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba không thay đổi hoặc không chấm dứt trong trường hợp tài sản bảo đảm bị chuyển giao cho người khác do mua bán, tặng cho, trao đổi, chuyển nhượng, chuyển giao khác về quyền sở hữu; chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản bảo đảm không có căn cứ pháp luật và không thuộc trường hợp sau đây: a) Tài sản bảo đảm đã được bán, được chuyển nhượng hoặc đã được chuyển giao khác về quyền sở hữu do có sự đồng ý của bên nhận bảo đảm và không được tiếp tục dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận; b) Tài sản thế chấp được bán, được thay thế hoặc được trao đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 321 của Bộ luật Dân sự; c) Tài sản bảo đảm không còn hoặc bị thay thế bằng tài sản khác; d) Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan. Trường hợp bên bảo đảm là cá nhân chết, pháp nhân chấm dứt tồn tại thì quyền truy đòi tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm không chấm dứt nhưng thực hiện theo quy định tại Điều 658 của Bộ luật Dân sự và quy định khác về thừa kế của Bộ luật Dân sự trong trường hợp bên bảo đảm là cá nhân chết hoặc thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể pháp nhân, phá sản trong trường hợp bên bảo đảm là pháp nhân bị giải thể, bị tuyên bố phá sản. b) Nguyên tắc áp dụng pháp luật trong thực hiện biện pháp bảo đảm Điều 4 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định việc áp dụng pháp luật và thỏa thuận về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ: - Trường hợp pháp luật về đất đai, nhà ở, đầu tư, doanh nghiệp, chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng, tài nguyên thiên nhiên, thủy sản, lâm nghiệp, hàng không, hàng hải, sở hữu trí tuệ, khoa học và công nghệ hoặc lĩnh vực khác có quy định đặc thù về tài sản bảo đảm, xác lập, thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc xử lý tài sản bảo đảm thì áp dụng quy định đặc thù đó. Trường hợp bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm hoặc người có nghĩa vụ được bảo đảm bị tuyên bố phá sản thì việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản, xử lý khoản nợ có bảo đảm và các biện pháp bảo toàn tài sản áp dụng theo quy định của pháp luật về phá sản. - Trường hợp các bên trong quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thỏa thuận khác với quy định tại Nghị định số 21/2021/NĐ-CP mà phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, không vi phạm điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, không vi phạm giới hạn việc thực hiện quyền dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên. - Trường hợp chủ sở hữu tài sản và bên nhận bảo đảm thỏa thuận dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người khác thì áp dụng quy định về cầm cố tài sản, thế chấp tài sản. - Trường hợp thỏa thuận có nội dung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhưng các bên không xác định rõ hoặc xác định không chính xác tên biện pháp bảo đảm mà nội dung thỏa thuận phù hợp với biện pháp bảo đảm quy định tại Bộ luật Dân sự thì áp dụng quy định về biện pháp bảo đảm tương ứng với nội dung thỏa thuận này. c) Các chủ thể tham gia vào quan hệ biện pháp bảo đảm Theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 3 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP: - Bên bảo đảm bao gồm bên cầm cố, bên thế chấp, bên đặt cọc, bên ký cược, bên ký quỹ, bên mua trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, bên bảo lãnh, tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở trong trường hợp tín chấp, bên có nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ đối với biện pháp cầm giữ. - Bên nhận bảo đảm bao gồm bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp, bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược, bên có quyền trong ký quỹ, bên bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, bên nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng trong trường hợp tín chấp, bên có quyền trong hợp đồng song vụ đối với biện pháp cầm giữ. Như vậy, chủ thể tham gia vào quan hệ biện pháp bảo đảm là tổ chức, cá nhân trong tham gia hợp đồng, thỏa thuận có áp dụng biện pháp bảo đảm. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định về việc nhận thế chấp của cá nhân, tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất, thì việc nhận thế chấp của cá nhân, tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện sau đây: “1. Bên nhận thế chấp là tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đất đai, cá nhân là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; 2. Việc nhận thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không vi phạm điều cấm của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan, không trái đạo đức xã hội trong quan hệ hợp đồng về dự án đầu tư, xây dựng, thuê, thuê khoán, dịch vụ, giao dịch khác; 3. Trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm bao gồm trả tiền lãi thì lãi suất phát sinh do chậm trả tiền, lãi trên nợ gốc trong hạn, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi chưa trả hoặc lãi, lãi suất khác áp dụng không được vượt quá giới hạn thỏa thuận về lãi, lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 357, khoản 5 Điều 466 và Điều 468 của Bộ luật Dân sự. Trường hợp có thỏa thuận về việc xử lý đối với hành vi không trả nợ đúng hạn của bên có nghĩa vụ và không có quy định khác của pháp luật thì chỉ xử lý một lần đối với mỗi hành vi không trả nợ đúng hạn; 4. Điều kiện có hiệu lực khác của giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan”. d) Đối tượng tài sản được áp dụng biện pháp bảo đảm Điều 295 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tài sản bảo đảm gồm: (1) Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu. (2) Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được. (3) Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. (4) Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm. Điều 8 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm: (1) Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm; (2) Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu; (3) Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ; (4) Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định. Tài sản bảo đảm được định giá theo quy định tại Điều 306 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về giá tài sản bảo đảm hoặc định giá thông qua tổ chức định giá tài sản khi xử lý tài sản bảo đảm. Trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản. Việc định giá tài sản bảo đảm phải bảo đảm khách quan, phù hợp với giá thị trường. Tổ chức định giá phải bồi thường thiệt hại nếu có hành vi trái pháp luật mà gây thiệt hại cho bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm trong quá trình định giá tài sản bảo đảm. 2. Đăng ký biện pháp bảo đảm Theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP, Hợp đồng bảo đảm được công chứng, chứng thực theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan hoặc theo yêu cầu thì có hiệu lực từ thời điểm được công chứng, chứng thực. Hợp đồng bảo đảm không thuộc trường hợp trên thì có hiệu lực từ thời điểm do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng được giao kết. Theo quy định tại Điều 298 Bộ luật Dân sự năm 2015 biện pháp bảo đảm được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật. Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp luật có quy định. Trường hợp được đăng ký thì biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký. Việc đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm. Nội dung này được hướng dẫn cụ thể tại Điều 23 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP. Đăng ký biện pháp bảo đảm được hướng dân cụ thể tại Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm. a) Các trường hợp đăng ký Việc đăng ký được chia làm 2 trường hợp: trường hợp bắt buộc phải đăng ký và trường hợp đăng ký khi có yêu cầu. - Các biện pháp bảo đảm sau đây phải đăng ký gồm: a) Thế chấp quyền sử dụng đất; b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; c) Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay; d) Thế chấp tàu biển. - Các biện pháp bảo đảm sau đây được đăng ký khi có yêu cầu: a) Thế chấp tài sản là động sản khác; b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; c) Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu. b) Thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm - Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký. Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản là động sản khác, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm nội dung đăng ký được cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm. - Trường hợp đăng ký thay đổi do bổ sung tài sản bảo đảm mà các bên không ký kết hợp đồng bảo đảm mới hoặc do bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm và tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo đảm các bên không có thỏa thuận về việc bảo đảm cho các nghĩa vụ phát sinh trong tương lai, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tài sản bổ sung hoặc nghĩa vụ bổ sung là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký thay đổi vào sổ đăng ký hoặc cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm. - Ngoài ra, Nghị định số 102/2017/NĐ-CP nêu cụ thể các trường hợp đăng ký không làm thay đổi thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm. c) Thời hạn có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là kể từ thời điểm đăng ký theo quy định đến thời điểm xóa đăng ký biện pháp bảo đảm. d) Cơ quan có thẩm quyền đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm - Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu bay. - Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu biển. - Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi chung là Văn phòng đăng ký đất đai) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. - Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi chung là Trung tâm Đăng ký) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng động sản và các tài sản khác không thuộc thẩm quyền đăng ký của các cơ quan nêu trên (nội dung này được quy định cụ thể tại Thông tư số 08/2018/TT-BTP ngày 20 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng và trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp và Thông tư số 06/2020/TT-BTP ngày 17 tháng 12 năm 2020 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2018/TT-BTP). đ) Các trường hợp xóa đăng ký biện pháp bảo đảm Người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm khi có một trong các căn cứ sau đây: a) Chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm; b) Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp bảo đảm đã đăng ký bằng biện pháp bảo đảm khác; c) Thay thế toàn bộ tài sản bảo đảm bằng tài sản khác; d) Xử lý xong toàn bộ tài sản bảo đảm; đ) Tài sản bảo đảm bị tiêu hủy, bị tổn thất toàn bộ; tài sản gắn liền với đất là tài sản bảo đảm bị phá dỡ, bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; e) Có bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật về việc hủy bỏ biện pháp bảo đảm, tuyên bố biện pháp bảo đảm vô hiệu; g) Đơn phương chấm dứt biện pháp bảo đảm hoặc tuyên bố chấm dứt biện pháp bảo đảm trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật; h) Xóa đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở trong trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật; i) Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên, xử lý xong tài sản bảo đảm; k) Theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, thì khi yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm tiếp theo, người yêu cầu đăng ký không phải xóa đăng ký đối với biện pháp bảo đảm đã đăng ký trước đó. 3. Xử lý tài sản bảo đảm Điều 303 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây: a) Bán đấu giá tài sản; b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản; c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm; d) Phương thức khác. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác. Về nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm, Điều 49 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định: Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện đúng với thỏa thuận của các bên, quy định của Nghị định này và pháp luật liên quan. Trường hợp tài sản bảo đảm là quyền khai thác khoáng sản, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên khác thì việc xử lý tài sản bảo đảm phải phù hợp theo quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật về tài nguyên thiên nhiên khác và pháp luật có liên quan. Bên nhận bảo đảm thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm trên cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm thì không cần có văn bản ủy quyền hoặc văn bản đồng ý của bên bảo đảm. Trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định tài sản đang dùng để bảo đảm phải xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác thì tài sản này được xử lý theo quy định đó. Việc bên nhận bảo đảm xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của bên nhận bảo đảm. Việc bán tài sản cầm cố, thế chấp theo quy định tại Điều 304 Bộ luật dân sự năm 2015; nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm (Điều 305 Bộ luật dân sự năm 2015). 4. Vấn đề pháp lý trao đổi Thời gian qua, thực tế có trường hợp bên bảo đảm là cá nhân đã chết dẫn đến khó khăn khi xử lý tài sản bảo đảm. Mặc dù heo quy định tại Điều 50 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP, trường hợp bên bảo đảm, người có nghĩa vụ được bảo đảm là cá nhân chết thì việc thực hiện nghĩa vụ và xử lý tài sản bảo đảm thực hiện theo hợp đồng bảo đảm hoặc thỏa thuận khác đã được xác lập trước thời điểm bên bảo đảm, người có nghĩa vụ được bảo đảm chết hoặc trước thời điểm bị Tòa án ra quyết định tuyên bố là đã chết. Trường hợp xác định được người hưởng di sản mà di sản đó đang là tài sản bảo đảm, người quản lý di sản mà di sản đó đang là tài sản bảo đảm thì bên nhận bảo đảm phải thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm cho người này theo địa chỉ được xác định như thông báo cho bên bảo đảm theo quy định tại Điều 51 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP. Trường hợp chưa xác định được người hưởng di sản mà di sản đó đang là tài sản bảo đảm, người quản lý di sản mà di sản đó đang là tài sản bảo đảm mà nghĩa vụ được bảo đảm đã đến hạn thực hiện thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, do quan điểm áp dụng pháp luật, mặc dù xác định được người hưởng di sản mà di sản đó đang là tài sản bảo đảm nhưng một số tổ chức hành nghề công chứng từ chối thực hiện thủ tục thỏa thuận phân chia di sản hoặc khai nhận di sản thừa kế đối với tài sản đang được thế chấp. Chính vì vậy, bên nhận bảo đảm không thể xác định được người hưởng di sản để thông báo theo quy định. Ngoài ra, biện pháp bảo đảm và việc xử lý tài sản bảo đảm được quy định tại nhiều văn bản khác nhau. Các vấn đề chung được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, Nghị định số 21/2021/NĐ-CP, Nghị định 102/2017/NÐ-CP, Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN. Ngoài ra, theo nguyên tắc áp dụng pháp luật trong thực hiện biện pháp bảo đảm được quy định tại Điều 4 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP thì phải áp dụng theo các quy định pháp luật chuyên ngành có liên quan, như: tín dụng, đất đai, khoáng sản,... Với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh rộng, nhiều lĩnh vực là một trong những khó khăn cho người áp dụng pháp luật. Với tầm quan trọng và phạm vi điều chỉnh rộng, thiết nghĩ cơ quan chức năng cần xây dựng Luật biện pháp bảo đảm để tập trung các quy định, bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả, thuận lợi trong thực hiện pháp luật./. Gửi tin qua email In ấnCác tin khácGóp ý dự thảo Nghị định về xây dựng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản thay thế Nghị định số 117/2015/NĐ-CP của Chính phủ (09/11/2021)Một số góp ý về dự thảo Thông tư quy định giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính (09/11/2021)Quy định quyền sử dụng đất ở, sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài (25/10/2021)Ủy quyền và chứng thực, công chứng văn bản ủy quyền (25/10/2021)Một số ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Cảnh sát cơ động (18/10/2021)Một số nội dung trao đổi về hoãn, giảm, miễn tiền phạt vi phạm hành chính (18/10/2021)Có thể thực hiện “Ký nối” trong chuyển nhượng xe ô tô? (22/09/2021)Hành vi vi phạm hoạt động hành nghề công chứng bị xử lý hành chính: Xác định hiệu lực của bản hợp đồng, giao dịch đã được công chứng như thế nào? (01/09/2021)Quy định pháp luật về nhà ở hình thành trong tương lai (18/08/2021)Quy định về hợp đồng chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai (18/08/2021)« Trước1234567891011Sau »
| |||||
|
Từ khóa » Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Hợp đồng
-
Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ - Nhìn Từ Góc độ Lý Luận
-
Khái Quát Về Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Hợp đồng
-
09 Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Hợp đồng - Luật Thái An
-
Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ (phần I) - Ánh Sáng Luật
-
Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Là Gì? - Luật Hoàng Anh
-
BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ HỢP ĐỒNG: THẾ CHẤP TÀI SẢN
-
Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ đối Với Hợp đồng Xây ...
-
Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Trong Hợp đồng
-
Tìm Hiểu Về Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ
-
Đề Nghị Hướng Dẫn Thi Hành Bộ Luật Dân Sự
-
Đáp Về Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Dân Sự Theo Quy ...
-
Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Hợp đồng Năm 2022 - Luật Hoàng Phi
-
BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005 - PHẦN 3: - I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
-
Một Số Vướng Mắc, Bất Cập Khi áp Dụng Biện Pháp Bảo đảm Thế ...