Nếu đang sử dụng cải bẹ xanh, bạn nên biết những điều này!
1.1. Sự thật thú vị về cải bẹ xanh
Rau cải bẹ xanh (mustard greens) hay còn gọi là rau cải xanh, rau cải đắng là một loại rau thuộc họ cải Brassicaceae.
Loại cải này có thân to nhỏ khác nhau, lá có màu xanh từ nhạt đến đậm tùy theo vùng miền. Lá và thân cây có vị cay, đăng đắng.
Nó thường được trồng vào mùa Thu Đông và thu hoạch sau 40 - 50 ngày.
1.2. Cải bẹ xanh gồm những loại nào?
Cải bẹ xanh lá xoăn: Đây là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng với hương vị cay nồng.
Cải bẹ xanh lá dẹt: Loại này gần giống với cải lá xoăn nhưng nó có vị tinh tế hơn, lá phẳng và rộng đặc trưng.
Cải bẹ xanh - bó xôi: Đúng như tên gọi. nó có hương vị và hình thức gần giống với rau bina.
Cải xanh Nhật Bản: Loại này này gần giống với cải lá xoăn nhưng có hương vị êm dịu hơn với vị cay nhẹ.
1.3. Thành phần dinh dưỡng trong cải bẹ xanh
Cải bẹ xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như các vitamin, các khoáng chất, chất chống oxy hóa,... có lợi cho cơ thể. Bạn có thể tham khảo giá trị dinh dưỡng trong 100g cải bẹ xanh qua bảng dưới đây:
Thành phần dinh dưỡng
Hàm lượng
Thành phần dinh dưỡng
Hàm lượng
Nước
93,8 g
Đường
1,9 g
Năng lượng
16 kcal (68kJ)
Chất xơ
1,8 g
Protein
1,7 g
Vitamin C
51 mg
Chất béo
0,2 g
Vitamin B1
0,07 mg
Sắt
1,9 mg
Vitamin B2
0,1 mg
Canxi
89 mg
Vitamin PP
0,8 mg
Magie
23 mg
Vitamin B5
0,21 mg
Mangan
0,32 mg
Vitamin B6
0,18 mg
Phospho
14 mg
Vitamin E
2,01 mg
Kali
221 mg
Vitamin K
497,3 mg
Natri
29 mg
Beta-caroten
6300 mcg
Kẽm
0,9 mg
Lutein + Zeaxanthin
9900 mcg
Đồng
120 mcg
Folat
287 mcg
2. Lợi ích “vàng” của cải bẹ xanh
Đây là thực phẩm được các chuyên gia khuyên dùng bởi tác dụng của cải bẹ xanh với cơ thể, cụ thể như sau:
2.1. Tăng cường sức khỏe xương khớp
Cải bẹ xanh chứa nhiều vitamin K - một chất dinh dưỡng có tác dụng tăng cường sức khỏe của xương khớp. Thiếu vitamin K có thể khiến bạn có nguy cơ bị loãng xương cao hơn.
2.2. Chữa bệnh gout (bệnh gút) bằng cải bẹ xanh
Theo y học cổ truyền, cải bẹ xanh có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Đây cũng là thảo dược lợi tiểu do đó nó giúp đào thải acid uric ra khỏi cơ thể nhanh chóng và dễ dàng, giúp làm giảm và ngăn ngừa bệnh gout phát triển.
Đặc biệt, thành phần cyanidin - một flavonoid chống oxy hóa trong cải bẹ xanh có khả năng đẩy lùi bệnh gout rất hiệu quả. Do vậy, nếu sử dụng cải bẹ xanh trị bệnh gout thường xuyên vào chế độ ăn cho người bệnh gout sẽ giúp kiểm soát và ngăn ngừa bùng phát các cơn đau hiệu quả.
Bài nên xem
TPBVSK VIÊN CAO GẮM
Xem thêm: Có nên mua dây gắm chữa bệnh gout không?
2.3. Giảm các triệu chứng bệnh viêm khớp
Với lượng lớn vitamin, chất xơ và chất chống oxy hóa, cải bẹ xanh giúp ngăn chặn một enzyme gây tình trạng viêm và đau nhức khớp.
Một số người bị viêm khớp thường sử dụng loại rau này đắp lên những vị trí bị đau sẽ làm thuyên giảm các triệu chứng đau đớn.
>> Có thể bạn quan tâm đến thực phẩm tốt cho người bệnh gout:
Phương pháp nâng cao sức khỏe từ cà tím
Xem thêm: Lợi ích sức khỏe hàng đầu của rau cải xoong
2.4. Giàu chất chống oxy hóa
Mức độ chống oxy hóa khác nhau giữa các loại cải khác nhau nhưng nhìn chung chúng đều là nguồn giàu chất chống oxy hóa như flavonoid, beta-caroten, lutein, vitamin C và E.
Một nghiên cứu vào năm 2017 cho thấy cải xanh có chứa các chất chống oxy hóa, bao gồm glucosinolate, isothiocyanate, epithiopropane, carotenoid, beta-caroten, lutein, violaxanthin và neoxanthin.
Các nghiên cứu còn cho thấy rằng các chất dinh dưỡng từ cải bẹ xanh có thể bảo vệ cơ thể khỏi những mối lo ngại về sức khỏe như giảm viêm và bảo vệ các tế bào khỏe mạnh trong hệ tiêu hóa, hô hấp, tim mạch và thần kinh.
Bài nên xem
Cao Gắm - Thảo dược quý của núi rừng cải thiện Bệnh Gout
2.5. Hỗ trợ hệ thống miễn dịch
Tác dụng này là do trong rau cải có chứa một lượng lớn vitamin C. Đây là một loại vitamin tan trong nước cần thiết cho hệ thống miễn dịch hoạt động mạnh mẽ.
Ngoài ra, vitamin A trong rau cải cũng hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin A thúc đẩy sự phát triển và phân phối các tế bào lympho T - một loại tế bào bạch cầu cần thiết để giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.
2.6. Các tác dụng khác của cải bẹ xanh
Tốt cho bệnh tiểu đường
Phòng ngừa ung thư bàng quang
Hỗ trợ tiêu hóa và trị táo bón
Tốt cho tim mạch
Chống lão hóa da
Bảo vệ sức khỏe đôi mắt
Thanh nhiệt
Chống lại cảm lạnh và cúm
Ngăn ngừa sỏi tiết niệu.
3. Tác dụng không mong muốn của cải bẹ xanh
Loại rau cải này là một trong số ít các thực phẩm có chứa oxalat, nếu tiêu thụ quá nhiều hợp chất này có thể dẫn đến bệnh sỏi thận.
Hàm lượng phytate và chất xơ cao trong cải bẹ xanh có thể cản trở hoạt động của các khoáng chất như sắt, canxi và magie.
Rối loạn chức năng tuyến giáp.
Đầy bụng, chướng hơi.
4. Một số chú ý khi dùng cải bẹ xanh mà bạn nên biết
Để sử dụng cải bẹ xanh đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần chú ý những điều sau đây:
4.1. Ai không nên ăn cải bẹ xanh?
Người bị rối loạn chức năng tuyến giáp do trong rau cải có chứa goitrogens làm cản trở việc sản xuất hormone tuyến giáp và có thể gây thiếu hụt hormone thyroxin - một chất cần thiết cho hoạt động của tuyến giáp.
Người bị suy thận, sỏi thận: những người này được khuyến cáo nên tránh ăn các loại rau thuốc họ Cải.
Người bị đau dạ dày
Bà bầu có hội chứng trào ngược
Người bị suy tuyến giáp
Người có hệ tiêu hóa kém
Người bị suy thận
Người bị táo bón
4.2. Thực phẩm kỵ cải bẹ xanh bạn nên tránh
Khi chế biến món ăn từ cải bẹ xanh, bạn cần lưu ý một số thực phẩm sau đây để tránh kết hợp khi sử dụng cải bẹ xanh:
Bí đỏ: Bí đỏ chứa enzym phân giải vitamin C, khi ăn chung với rau cải sẽ làm giá trị dinh dưỡng của cải bẹ xanh.
Thịt gà: Thịt gà không nên ăn chung với rau cải vì thịt gà tính cam ôn, trong khi rau cải cam hàn, ăn cùng nhau sẽ sinh ra kiết lỵ.
Thuốc chống đông máu: Vitamin K trong rau cải tham gia vào quá trình đông máu, vì vậy những người sử dụng các thuốc chống động máu có sử dụng rau cải xanh có thể làm tăng liều hiệu quả của thuốc và dẫn đến ngộ độc thuốc.
4.3. Ăn cải bẹ xanh như thế nào là đúng cách?
Không nên hâm nóng lại các món ăn chế biến từ cải bẹ xanh bởi khi có một số chất dinh dưỡng sẽ được chuyển đổi nitrat thành nitrit và nitrosamin gây hại cho sức khỏe.
Loại cải bẹ xanh tốt nhất là loại có lá căng mọng, giòn, có màu xanh đậm và thu hoạch khi còn non.
Cải bẹ xanh được bảo quản trong một túi zip kín trong tủ lạnh được khoảng một tuần.
5. 1001 món ăn ngon từ cải bẹ xanh
Dưới đây là một số món ăn với cải bẹ xanh giúp đẩy lùi bệnh tật mà bạn có thể tham khảo.
5.1. Cuốn diếp chay
Nguyên liệu: 12 lá cải bẹ xanh, 100g mì căn, 150g chả lụa chay, 1 củ cà rốt, xà lách, hành hoa, đậu phộng rang, gia vị.
Thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch lá cải, để ráo nước. Mì căn xé sợi nhỏ, ướp với nước tương, tiêu, hạt nêm chay, đường, ngũ vị hương trong 15 phút.
Bước 2: Hành boa rô rửa sạch, cắt lấy phần gốc, băm nhỏ. Làm nóng dầu ăn và phi thơm hành, cho mì vào xào đến khi mì khô lại, thấm gia vị. bông hẹ chần qua nước sôi cho mềm.
Bước 3: Trải lá cải xanh ra, cho rau xà lách, bún, cà rốt, mì căn, chả lụa chay, bỗng rượu thính lên trên và cuộn tròn lại.
Bước 4: Dọn cuốn ra và dùng kèm với nước mắm chay.
5.2. Canh cải nấu thịt bằm
Nguyên liệu: 3 cây cải bẹ xanh, 200g thịt nạc băm nhuyễn, 1 củ gừng nhỏ, hành lá, gia vị.
Thực hiện:
Bước 1: Trộn đều thịt nạc băm nhuyễn với hành, ớt, hạt nêm, đường, muối và vo viên.
Bước 3: Đun sôi nước, cho thịt đã vo viên vào và nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Bước 4: Nước sôi lại cho tiếp cải bẹ xanh vào, nêm lại gia vị và tắt bếp. Múc canh ra bát, thêm chút tiêu cho thơm và dùng luôn khi nóng.
Ngoài ra, người bệnh có thể nấu canh rau cải không mà không cần có thịt bằm. Cách làm vẫn tương tự như trên.
5.3. Bánh xèo đu đủ
Bánh xèo cuốn kèm với rau cải bẹ xanh, một chút rau thơm, tía tô, nộm đu đủ chấm cùng nước mắm chua ngọt, tất cả hòa quyện với nhau tạo nên một món ăn gây thương nhớ với bất cứ ai.
6. Mọi người thường hỏi về cải bẹ xanh
Cải bẹ xanh ăn sống được không?
Cải bẹ xanh thường dùng ăn sống nhưng bạn cần sơ chế cẩn thận để loại bỏ các chất độc hại trên loại rau này.
Ngoài ra, bạn có thể chế biến cải bẹ xanh bằng cách luộc, xào hoặc nấu canh.
Ăn nhiều cải bẹ xanh có tốt không? Ăn cải bẹ xanh mỗi ngày có sao không?
Bất kỳ loại thực phẩm nào cũng chỉ nên một lượng ăn một lượng nhất định để đạt hiệu quả tốt nhất.
Mặc dù cải bẹ xanh đem đến nhiều tác dụng tốt cho bệnh nhân gout, thế nhưng nó chỉ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh chứ không có tác dụng chữa bệnh.
Bên cạnh đó, tác dụng này còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Vì vậy, người bệnh nên dùng cải bẹ xanh kết hợp bổ sung thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ hoặc sử dụng các sản phẩm từ cây thuốc chữa bệnh.
Trên đây là những thông tin về cải bẹ xanh mà chúng tôi chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn. Hãy chia sẻ bài viết này với những ai muốn biết thêm về cải bẹ xanh và lợi ích của chúng hoặc quan tâm đến lối sống lành mạnh.
Nếu bạn còn băn khoăn về tình trạng bệnh của mình, đặc biệt là bệnh gout và viêm khớp, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.
0768.299.399
Nếu thấy bài viết hay và có ý nghĩa, nhấn like và để lại bình luận bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ phản hồi đến bạn sớm nhất.
Tin liên quan
Phương pháp nâng cao sức khỏe từ cà tím
Bông cải xanh - Lợi ích sức khỏe thần kỳ và lưu ý khi dùng
Cây cần tây - Thực phẩm vàng đẩy lùi mọi bệnh tật
Vì sao rau ngót có tác dụng chữa bệnh? Lý do và lưu ý
Bạn có biết? Gout là căn bệnh mãn tính gây ra nhiều đau đớn và có thể để lại các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Bệnh gout khó có thể chữa khỏi nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh và tiếp tục sống lạc quan, khoẻ mạnh khi thực hiện tốt những điều sau:
Điều đầu tiên bạn cần làm là tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tìm hiểu thêm thông tin về bệnh gout để hỗ trợ quá trình điều trị. Bạn có thể hỏi trực tiếp bác sĩ, tra cứu trên các cổng thông tin trực tuyến đáng tin cậy, và tuyệt đối không tin vào lời đồn thổi bên ngoài.
Điều thứ 2 bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý: hạn chế rượu bia và các thực phẩm giàu đạm, giàu gốc purin; nên tăng cường rau xanh và trái cây tươi trong khẩu phần ăn, uống đủ nước hàng ngày.
Điều thứ 3 bạn nên rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, nên tập luyện nhẹ nhàng vừa sức. Các bài tập sẽ giúp tăng cường thể lực cho bạn, từ đó sẽ giảm thiểu được các biến chứng không mong muốn của bệnh.
Ngoài ra có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, trạch tả, lá vối,… bạn có thể tham khảo sử dụng thêm.
Trong đó Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là phổ biến nhất vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua và Dây gắm đã được chứng minh tác dụng với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước, quốc tế.
Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.
Công dụng:
Hỗ trợ bổ can thận.
Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.
Đối tượng sử dụng:
Người bị gout, viêm khớp.
Người axit uric máu tăng cao.
Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP
Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!