Cải Bẹ Xanh Đà Lạt 1kg | Nội Trợ Nhanh

Cải bẹ xanh là loại thực phẩm thân thuộc, gắn liền với bữa cơm hàng hàng trong gia đình Việt. Nhưng bạn đã biết về tác dụng tuyệt vời của loại thực phẩm chưa? Cùng Nội trợ nhanh theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Cải bẹ xanh là rau gì?

  • Rau cải bẹ xanh (mustard greens) hay còn gọi là rau cải xanh, rau cải đắng là một loại rau thuộc họ cải Brassicaceae.
  • Loại cải này có thân to nhỏ khác nhau, lá có màu xanh từ nhạt đến đậm tùy theo vùng miền. Lá và thân cây có vị cay, đăng đắng.

Thường được trồng vào mùa Thu Đông và thu hoạch sau 40 – 50 ngày.

Cải bẹ xanh
Cải bẹ xanh

2. Thành phần dinh dưỡng trong cải bẹ xanh

Cải bẹ xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như các vitamin, các khoáng chất, chất chống oxy hóa… có lợi cho cơ thể. Bạn có thể tham khảo giá trị dinh dưỡng trong 100g cải bẹ xanh qua bảng dưới đây:

Thành phần dinh dưỡng

Hàm lượng

Thành phần dinh dưỡng

Hàm lượng

Nước

93,8 g

Đường

1,9 g

Năng lượng

16 kcal (68kJ)

Chất xơ

1,8 g

Protein

1,7 g

Vitamin C

51 mg

Chất béo

0,2 g

Vitamin B1

0,07 mg

Sắt

1,9 mg

Vitamin B2

0,1 mg

Canxi

89 mg

Vitamin PP

0,8 mg

Magie

23 mg

Vitamin B5

0,21 mg

Mangan

0,32 mg

Vitamin B6

0,18 mg

Phospho

14 mg

Vitamin E

2,01 mg

Kali

221 mg

Vitamin K

497,3 mg

Natri

29 mg

Beta-caroten

6300 mcg

Kẽm

0,9 mg

Lutein + Zeaxanthin

9900 mcg

Đồng

120 mcg

Folat

287 mcg

3. Lợi ích “vàng” của cải bẹ xanh

3.1. Tăng cường sức khỏe xương khớp

Cải bẹ xanh chứa nhiều vitamin K – một chất dinh dưỡng có tác dụng tăng cường sức khỏe của xương khớp. Thiếu vitamin K có thể khiến bạn có nguy cơ bị loãng xương cao hơn.

3.2. Chữa bệnh gout (bệnh gút) bằng cải bẹ xanh

Theo y học cổ truyền, cải bẹ xanh có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Đây cũng là thảo dược lợi tiểu do đó nó giúp đào thải acid uric ra khỏi cơ thể nhanh chóng và dễ dàng, giúp làm giảm và ngăn ngừa gout phát triển.

Đặc biệt, thành phần cyanidin – một flavonoid chống oxy hóa trong cải bẹ xanh có khả năng đẩy lùi bệnh gout rất hiệu quả. Do vậy, nếu sử dụng cải bẹ xanh thường xuyên sẽ giúp kiểm soát và ngăn ngừa bùng phát các cơn đau gout hiệu quả.

3.3. Giảm các triệu chứng bệnh viêm khớp

Với lượng lớn vitamin, chất xơ và chất chống oxy hóa, cải bẹ xanh giúp ngăn chặn một enzyme gây tình trạng viêm và đau nhức khớp.

Một số người bị viêm khớp thường sử dụng loại rau này đắp lên những vị trí bị đau sẽ làm thuyên giảm các triệu chứng đau đớn.

3.4. Giàu chất chống oxy hóa

Mức độ chống oxy hóa khác nhau giữa các loại cải khác nhau nhưng nhìn chung chúng đều là nguồn giàu chất chống oxy hóa như flavonoid, beta-caroten, lutein, vitamin C và E.

Một nghiên cứu vào năm 2017 cho thấy cải xanh có chứa các chất chống oxy hóa, bao gồm glucosinolate, isothiocyanate, epithiopropane, carotenoid, beta-caroten, lutein, violaxanthin và neoxanthin.

Các nghiên cứu còn cho thấy rằng các chất dinh dưỡng từ cải bẹ xanh có thể bảo vệ cơ thể khỏi những mối lo ngại về sức khỏe như giảm viêm và bảo vệ các tế bào khỏe mạnh trong hệ tiêu hóa, hô hấp, tim mạch và thần kinh.

3.5. Hỗ trợ hệ thống miễn dịch

Tác dụng này là do trong rau cải có chứa một lượng lớn vitamin C. Đây là một loại vitamin tan trong nước cần thiết cho hệ thống miễn dịch hoạt động mạnh mẽ.

Ngoài ra, vitamin A trong rau cải cũng hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin A thúc đẩy sự phát triển và phân phối các tế bào lympho T – một loại tế bào bạch cầu cần thiết để giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.

3.6. Các tác dụng khác của cải bẹ xanh

  • Tốt cho bệnh tiểu đường
  • Phòng ngừa ung thư bàng quang
  • Hỗ trợ tiêu hóa và trị táo bón
  • Tốt cho tim mạch
  • Chống lão hóa da
  • Bảo vệ sức khỏe đôi mắt
  • Thanh nhiệt
  • Chống lại cảm lạnh và cúm
  • Ngăn ngừa sỏi tiết niệu.

4. Tác dụng không mong muốn của cải bẹ xanh

  • Loại rau cải này là một trong số ít các thực phẩm có chứa oxalat, nếu tiêu thụ quá nhiều hợp chất này có thể dẫn đến bệnh sỏi thận.
  • Hàm lượng phytate và chất xơ cao trong cải bẹ xanh có thể cản trở hoạt động của các khoáng chất như sắt, canxi và magie.
  • Rối loạn chức năng tuyến giáp.
  • Đầy bụng, chướng hơi.

5.  Một số chú ý khi dùng cải bẹ xanh mà bạn nên biết

5.1. Ai không nên ăn cải bẹ xanh?

Người suy thận, sỏi thận nên hạn chế ăn cải bẹ xanh

Người bị rối loạn chức năng tuyến giáp do trong rau cải có chứa goitrogens làm cản trở việc sản xuất hormone tuyến giáp và có thể gây thiếu hụt hormone thyroxin – một chất cần thiết cho hoạt động của tuyến giáp.

Người bị suy thận, sỏi thận: những người này được khuyến cáo nên tránh ăn các loại rau thuốc họ Cải.

Người bị đau dạ dày

Bà bầu có hội chứng trào ngược

Người bị suy tuyến giáp

Người có hệ tiêu hóa kém

Người bị suy thận

Người bị táo bón

5.2. Thực phẩm kỵ cải bẹ xanh bạn nên tránh

Khi chế biến món ăn từ cải bẹ xanh, bạn cần lưu ý một số thực phẩm sau đây để tránh kết hợp khi sử dụng cải bẹ xanh:

  • Bí đỏ: Bí đỏ chứa enzym phân giải vitamin C, khi ăn chung với rau cải sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của cải bẹ xanh.
  • Thịt gà: Thịt gà không nên ăn chung với rau cải vì thịt gà tính cam ôn, trong khi rau cải cam hàn, ăn cùng nhau sẽ sinh ra kiết lỵ.
  • Thuốc chống đông máu: Vitamin K trong rau cải tham gia vào quá trình đông máu, vì vậy những người sử dụng các thuốc chống động máu có sử dụng rau cải xanh có thể làm tăng liều hiệu quả của thuốc và dẫn đến ngộ độc thuốc.

5.3. Ăn cải bẹ xanh như thế nào là đúng cách?

  • Không nên hâm nóng lại các món ăn chế biến từ cải bẹ xanh bởi khi có một số chất dinh dưỡng sẽ được chuyển đổi nitrat thành nitrit và nitrosamin gây hại cho sức khỏe.
  • Loại cải bẹ xanh tốt nhất là loại có lá căng mọng, giòn, có màu xanh đậm và thu hoạch khi còn non.
  • Cải bẹ xanh được bảo quản trong một túi zip kín trong tủ lạnh được khoảng một tuần.

Từ khóa » Cải Bẹ Xanh Kỵ Gì