Bỏng - Bài Giảng ĐHYD TPHCM - Thư Viện Y Học

PHẦN 2: CHẨN ĐOÁN BỎNG

Contents

  • PHẦN 1: PHÂN LOẠI BỎNG
  • PHẦN 2: CHẨN ĐOÁN BỎNG
  • PHẦN 3: ĐIỀU TRỊ BỎNG
  • PHẦN 4: BIẾN CHỨNG BỎNG

II. CHẨN ĐOÁN

A. CHẨN ĐOÁN ĐỘ SÂU CỦA BỎNG

Trong thực tế lâm sàng, người ta thường chia độ sâu của tổn thương bỏng thành hai nhóm lớn:

– Bỏng nông: gồm bỏng độ 1, 2a và 2b. Ở nhóm này, các tổn thương của bỏng có thể tự lành được, nhờ quá trình tự biểu mô hóa: từ lớp tế bào mầm ở bỏng thượng bì (2a); hoặc từ các tế bào biểu mô còn lành của ống lông và gốc lông, của tuyến mồ hôi, tuyến chất nhờn ở bỏng trung bì (2b) (Hình 1). Thực ra, sẹo của bỏng trung bì (2b) thường xấu hơn da non trong bỏng thượng bì (2a). Bởi vậy, tùy theo điều kiện cụ thể (vị trí tổn thương bỏng, cơ sở điều trị…), vì mục đích thẩm mỹ người ta có thể tiến hành ghép da cho những trường hợp này (bỏng độ 2a).

– Bỏng sâu: gồm những tổn thương của toàn bộ lớp da (3a), tới dưới lớp cân dưới da (3b) hoặc sâu hơn nữa (độ 4)… tất cả những tổn thương này nhất thiết phải ghép da mới khỏi được.

Việc chẩn đoán giữa bỏng nông và bỏng sâu rất quan trọng, để dự kiến kế hoạch điều trị và tiên lượng bệnh. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần được khám đi khám lại nhiều lần, mới có thể xác định được chính xác độ sâu của vết bỏng.

B. CHẨN ĐOÁN ĐỘ RỘNG CỦA BỎNG

Độ rộng của tổn thương bỏng là cơ sở giúp ta tính toán lượng dịch truyền trong những ngày, giờ đầu tiên. Nếu chẩn đoán độ rộng của bỏng không chính xác, sẽ dẫn đến sai lầm trong việc chỉ định điều trị.

C. PHÂN LOẠI BỆNH NHÂN

Cần phân ra hai loại: bỏng nhẹ (có thể điều trị ngoại trú) và bỏng cần nhập viện, để kịp quyết định hướng xử trí tiếp. Người thầy thuốc đầu tiên khám cho bệnh nhân bỏng thường dễ đánh giá thấp độ sâu của bỏng, do thiếu điều kiện thực hiện việc thăm khám (thời gian, ánh sáng, quần áo bệnh nhân…). Mặt khác, độ sâu của vết bỏng lúc mới bị tổn thương cũng chưa thật ổn định. Những trường hợp nặng mà không kịp chuyển đi ngay trong vòng 1 giờ, nên cho truyền dịch sớm. Bảng dưới đây phân chia một cách đại cương, trong đó một loại cần được điều trị tình trạng chung ngay lập tức, loại kia thì chỉ cần điều trị tại chỗ vết thương cũng đủ (Bảng 2).

BỎNG

có thể điều trị ngoại trú nên nhập viện
DIỆN TÍCH BỎNG Dưới 10% ở người lớn

Dưới 5-8% ở trẻ con

Trên 10-15% ở người lớn

Trên 10% ở trẻ con

ĐỘ SÂU VẾT BỎNG Bỏng bề mặt đa tự lành được.

Hoặc là bỏng sâu, diện tích nhỏ có thể mổ xẻ ở ngay Khu ngoại chẩn

Bỏng sâu, cần phải được rạch hoặc ghép da
VỊ TRÍ BỎNG
  • Mặt
  • Đường hô hấp
  • Tay
  • Bàn chân
  • Tầng sinh môn
TÌNH TRẠNG BỆNH NHÂN Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già, bệnh nhân đã có một bệnh nội khoa
CÁCH THỨC BỊ BỎNG
  • Bỏng điện
  • Cháy nhà (trong phòng)
Continue: PHẦN 3: ĐIỀU TRỊ BỎNG

Từ khóa » Bỏng độ 3a