Phân Loại Bỏng Theo độ Sâu - Health Guru

Dựa vào các tác nhân chủ yếu, thời gian gây bỏng cho bệnh nhân, dự kiến các thương tổn bệnh lí và theo dõi các diễn biến lâm sàng, thì người ta chia bỏng ra thành hai loại là bỏng nông và bỏng sâu.

  • bỏng nông bao gồm độ bỏng I và độ bỏng II.
  • Bỏng sâu bao gồm độ bỏng III và độ bỏng IV.

Giữa hai loại trên có sự khác nhau, còn có thêm một loại bỏng trung gian mang tê là bỏng hai sâu (nói theo Tiệp Khắc) hay cũng có thể gọi là bỏng 3A (theo cách nói của Nga).

Bỏng nông:

Phân loại bỏng theo độ sâu (tiếp theo)
Phân loại bỏng theo độ sâu (tiếp theo)
  • Bỏng độ I: là các tác nhân gây ra bỏng tại lớp sừng của bề mặt da, không gây ra các tương tổn giải phẫu bệnh lí đáng kể. Da bệnh nhân ửng đỏ lên, hơi có cảm giác bị rát, mà khi ấn ngón tay lên diện tích của vết bỏng thì màu đỏ da sẽ bị mờ đi, buông ngón tay ra thì vết bỏng tại da lại ửng đỏ trở lại: nguyên nhân là do vi quản bị giãn ra. Đây là một loại viêm nhẹ, vô khuẩn, phù nề nhẹ và sau khoảng từ 2-3 ngày thì bệnh sẽ tự động khỏi: lớp sừng trên da bị bong ra, không để lại dấu vết gì hoặc nếu như có thì da chỉ bị đổi màu nhẹ. Thường hay gặp trường hợp khi bị cháy nắng. Trường hợp mà bệnh nhân bị bỏng độ I quá rộng thì người bệnh có thể có các phản ứng toàn thân, có biểu hiện của sốc, sốt, và một số trường hợp cá biệt thì dẫn tới tử vong.
  • Bỏng độ II: bỏng ở mức độ này thì sâu hơn bỏng độ I một ít, là lớp biểu bì của da bị tổn thương , thấy có xuất hiện các nốt phỏng sau khi bị tổn thương trong vòng 1-2 giờ. Các nốt hỏng này bên trong có chứa các dịch của huyết tương, nằm ở giữa các tế bào gai malpighi của lớp biểu bì da. Dịch nốt phỏng ban đầu trong, sau đó thì lại chuyển sang đục dần do sự lắng đọng dần của các fibrin trong máu. Nằm bên dưới nơi bị bỏng là một lớp tế bào màng đấy của lớp biểu bì và có cảm giác rất rát. Trong trường hợp bỏng này thì sau khoảng từ 7 ngày đến 14 ngày, vị tri bị bỏng có thể tự liền lại, nguyên nhân là bởi vì một lớp biểu bì mới của da được màng đáy sản sinh ra thay thế lớp biểu bì đã bị tổn thương. Vị trí nơi bị bỏng ở trên da của bệnh nhân khô đi. Khi lành da thì không để lại sẹo dúm dó hay quá xấu, dấu vết để lại cũng không rõ ràng cho lắm.

Bỏng ở mức độ I và bỏng mức độ II là loại bỏng không gây nguy hiểm là mấy đối với bệnh nhân vì chúng có thể tự khỏi, không cần sử dụng các phương pháp td gì đặc biệt cho lắm, bỏng thì tại chỗ nông, tác dụng của các phương pháp điều trị tại chỗ ít có giá trị đối với hai mức độ bỏng này.

Nguồn:https://health-guru.org/

Link bài viết:Phân loại bỏng theo mức đọ sâu

Xem thêm bài viết: : Tiên lương của bệnh nhân bị bỏng

Từ khóa » Bỏng độ 3a