Văn học | Thơ và Thơ Trẻ | Văn học Việt Nam | Văn học nước ngoài | Các giải thưởng văn học | Giải thưởng Bùi Giáng | Lý luận phê bình văn học | Điểm nóng | Chính trị Việt Nam | Chính trị thế giới | Đại hội X và cải cách chính trị tại Việt Nam | Xã hội | Giáo dục | Kinh tế | Đồng tính luyến ái trong xã hội hiện đại | Thế hệ @ | Pháp luật | Đời sống hiện đại | Thể thao | talaFemina | | | | Nghệ thuáºttalaGallery 1 - 4 / 4 bài | | | 22.12.2007Tranh cáo của Bá»u Chỉ | 26.5.2007Bùi Quang Ngá»cTôi vẽ chân dung hoạ sÄ© Nguyá»…n Gia Trà | 8.5.2007Hồ Phạm Huy ĐônHà Nội trong mắt tôi | 27.4.2007Triển lãm “Closer” của Nguyễn Kim Hoàng | 1 - 4 / 4 bài | | | tìm | (dùng Unicode hoặc không dấu) | tác giả: A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z | | | | Nghệ thuáºttalaGallery bản để in Gửi bài này cho bạn bè 26.5.2007 Bùi Quang Ngá»c Tôi vẽ chân dung hoạ sÄ© Nguyá»…n Gia Trà Giới vẽ cũng như công chúng yêu nghệ thuật Việt Nam từ lâu quí mến và hâm mộ tài danh đức độ của hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí. Tôi thuộc thế hệ sau, khi được ngồi dưới mái trường ngày xưa cụ Trí đã học vào năm 1955, thì cụ không còn ở Hà Nội nữa. Năm 1954 cụ theo mẹ di cư vào Nam. Được xem tranh Nguyễn Gia Trí, lại đọc những dòng viết ngợi ca hết lời của bạn cùng thời với ông là Tô Ngọc Vân và Nguyễn Đỗ Cung hoặc nghe cụ Nam Sơn kể những giai thoại về Nguyễn Gia Trí, bọn hậu sinh chúng tôi rất ngưỡng vọng người hoạ sĩ tài đức ấy. Sau ngày 30/4/1975, tôi mới có dịp từ Hà Nội vào Nam. Những ngày đầu ở Sài Gòn, việc trước tiên là tìm đường đến thăm hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí. Nhưng nghe đồn rằng cụ Trí rất khó tính và ngại tiếp khách ngoài Bắc vào. Lại nghe nói Hội Mỹ thuật Việt Nam có mời cụ ra Hà Nội nhưng cụ từ chối. Nhà phê bình mỹ thuật Thái Bá Vân vừa ở Sài Gòn ra cũng cho biết: Thái Bá Vân cùng nhạc sĩ Văn Cao đến nhưng cụ Trí đón tiếp không mấy hào hứng… Vì vậy, trước khi vào Nam, tôi đã nhờ nhà thơ – nhà viết kịch Đoàn Phú Tứ, vốn là bạn thân thuở thiếu thời của Nguyễn Gia Trí ở Hà Nội, viết cho một thư giới thiệu cầm tay. Đoàn Phú Tứ cũng vừa từ Sài Gòn ra, đã gặp cụ Trí và được cụ tặng một bức tranh nhỏ đề tặng dưới tranh rất thân thiết; việc đề tặng này đối với Nguyễn Gia Trí là rất hiếm. Sau bức thư tôi có ghi vài nét chân dung cụ Tứ. Vì vậy, cụ Tứ có viết thêm vào rằng: “Tôi giới thiệu một hoạ sĩ trẻ của Hà Nội đến gặp anh cùng với nét vẽ của cậu ta, anh có nhận xét gì không?” [1] | Chân dung nhà thơ, nhà viết kịch Đoàn Phú Tứ của hoạ sĩ Bùi Quang Ngọc | Cầm thư trong tay cùng quà Hà Nội là trà Thái Nguyên và cốm làng Vòng gói lá sen tươi, tôi tìm đến nhà cụ Trí cùng hoạ sĩ Lưu Công Nhân, số 26/8 đường ngõ Đình Khôi (Sài Gòn cũ). Tôi còn nhớ đó là một sáng nắng rất đẹp trong tháng 12 năm 1977. Tiếc thay, hôm đó cụ đi vắng, chỉ có người em là kiến trúc sư Nguyễn Gia Đức tiếp chúng tôi. Tôi đành gửi lại bức thư giới thiệu cho ông Đức chuyển giùm. Khoảng một tuần sau, tôi được hoạ sĩ Lưu Công Nhân nhắn tin là cụ Trí gửi cho tôi danh thiếp và mời đến nhà. Lưu Công Nhân nhắn vậy nhưng không đưa tận tay tôi tấm thiếp đó vì nói là vội ra Hà Nội ngay. Mãi đến năm sau, khi định cư hẳn ở Sài Gòn, tôi mới có dịp tiếp cận hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí. | Hoạ sĩ Bùi Quang Ngọc và hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí năm 1990 | Được gặp cụ Trí, việc đầu tiên của tôi là tìm cách vẽ cụ. Nhưng cụ không muốn người khác vẽ mình. Thực ra, cụ Trí không khó tính. Cụ dung dị, tinh tế và rất nhạy cảm. Vẽ cụ thì như “múa rìu qua mắt thợ” mà thôi. Tôi đã vẽ bốn bức vào sổ tay theo trí nhớ mà không đạt. Sau này khi đã quan hệ thân thiết với gia đình, tôi đã vẽ và ghi chép chân dung cụ trực diện nhiều lần. Tôi đã vẽ khoảng năm bức sơn dầu, trong đó có một bức do gia đình đặt vẽ và ba mươi tư bức khác ghi chép, ký hoạ và thâm diễn hoạ. Trong số này, có ba bức đặc biệt, tôi rất quý và trân trọng giữ gìn. Danh hoạ Nguyễn Gia Trí từ trần lúc 22 giờ 30 phút ngày 20/6/1993 tại Sài Gòn. Gia đình làm lễ khâm liệm vào ngày 21/6/1993. Tôi lúc bấy giờ được gia đình cho phép là một trong bốn người thân cầm nến đứng bốn góc làm lễ trước khi phủ vải và quấn thi hài đặt vào quan tài. Trong giây phút ngắn ngủi còn được thấy lần cuối cùng khuôn mặt hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí đó, tôi nhìn thấy tấm lịch cũ treo trên tường. Rất nhanh, tôi xé vội một tờ và vẽ gấp khuôn mặt cụ nằm yên nghỉ. Nước mắt làm nhoà cả bức tranh [2] . Vẽ chân dung, nặn chân dung ư? Không có gì dễ hơn vẽ hoặc nặn một chân dung thật giống người mẫu. Việc này trong “điều khiển học” hoặc tượng đổ sáp đều làm được. Cái khó trong việc vẽ chân dung người khác chính là việc sao cho hoạ sĩ vẽ chân dung người mẫu cũng như thể vẽ chính bản thân mình. Vấn đề này thuộc về chiều sâu của tâm niệm trong nghệ thuật. Để kết thúc, xin trích theo trí nhớ vài dòng trong bài viết “Người nghệ sĩ cuồng nộ” của Milan Kundera về tranh chân dung và chân dung tự hoạ của Francis Bacon [3] như sau: “Vào ngày cuối cùng của đời người, cái gì sẽ rời bỏ chúng ta trước tiên? Đó chính là khuôn mặt. Khuôn mặt ẩn chứa kho báu, quặng vàng và kim cương. Khuôn mặt ẩn chứa trong góc tối nép mình run rẩy cái vô hạn mong manh. Khuôn mặt ấy… vô thường và phù du…” Sài Gòn tháng 4/2007 Xem triển lãm chân dung Nguyễn Gia Trí (17 kí hoạ và 1 sơn dầu) của Bùi Quang Ngọc [1]Đáng tiếc rằng bức thư giới thiệu và mấy nét ghi lại chân dung cụ Đoàn Phú Tứ đó của tôi nay đã thất lạc. Bức chân ký hoạ cụ Đoàn Phú tứ đăng cùng bài viết này là một trong những bức cùng thời điểm đó tôi vẽ cụ Đoàn.[2]Xem chân dung (số 10 theo thứ tự trong talaGallery) vẽ ngày 21.6.1993 với dòng ghi "Vĩnh biệt".[3]Bài viết do Như Huy dịch đăng trong blog của Như Huy. Nguồn: Bà i sẽ in trong táºp san đặc biệt của Bảo tà ng Mỹ thuáºt TP. Hồ Chà Minh - 20 năm hình thà nh và phát triển (1987-2007). Bản quyá»n toà n bá»™ hình ảnh Ä‘i theo bà i viết nà y thuá»™c hoạ sÄ© Bùi Quang Ngá»c. bản để in | | | Ngôn ngữ | Dịch thuật | Tản văn thứ sáu | Tủ sách talawas | Nghệ thuật | talaGallery | Bàn tròn "Mĩ thuật đương đại Việt Nam đang ở đâu" | Mĩ thuật | Kiến trúc | Điện ảnh | Sân khấu | Âm nhạc | Tư tưởng | Triết học | Lịch sử | Tôn giáo | Phương Đông và Phương Tây | Văn hoá và phát triển | Chiến tranh nhìn từ nhiều phía | |