Nhà Của Họa Sĩ Bùi Quang Ngọc - Kiến Trúc Và Đời Sống

  • 10:18:04 AM
  • Bảng giá quảng cáo
  • Khách hàng
  • Liên hệ
  • kinhdoanh.ktds@gmail.com
  • 0902.63.65.88
ktds.vn
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Khách hàng
    • Quy định sử dụng
    • Liên hệ
  • Nhà ở
  • Chuyên đề
  • Thế giới kiến trúc
  • Điểm đến
  • Thị trường
  • Công nghệ & Tiện nghi
Kiến Trúc và Đời Sống
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Khách hàng
    • Quy định sử dụng
    • Liên hệ
  • Nhà ở
    • Chia sẻ không gian sống (cuộc thi)
    • Phát triển DN
    • Tin hội
    • Nhà ở
    • Chia sẻ KGS
    • Căn hộ
    • Nội thất
    • Giải pháp
    • Decor
    • Không gian di dộng
  • Chuyên đề
    • Địa chỉ
    • Chuyện đời chuyện người
    • Chuyên đề
    • Câu chuyện kiến trúc
    • Thời sự kiến trúc
    • Tương tác
    • Không gian sắc màu
    • Tin doanh nghiệp
    • Phát triển doanh nghiệp
  • Thế giới kiến trúc
    • Thế giới kiến trúc
    • Du lịch kiến trúc
    • Nhà thiết kế
    • Tin kiến trúc
    • Tin nội thất thế giới
  • Điểm đến
    • Siêu thị
    • Điểm đến
    • Không gian đẹp
    • Sài gòn xuôi ngược
    • Phóng sự ảnh
    • Miền quê nước Việt
  • Thị trường
    • Địa ốc
    • Tin hội
    • Tin doanh nghiệp
    • Phát triển DN
    • Địa chỉ Thiết kế & Xây dựng
  • Công nghệ & Tiện nghi
    • Điện gia dụng
    • Không gian số
    • Di động
    • Điện tử
    • Color & More
  • Trang chủ
  • Nhà ở
Nhà của họa sĩ Bùi Quang Ngọc Lượt xem: 3501 15/10/2020 11:00 - Nhà ở Tác giả: Kiến trúc & Đời sống - Bài Phan Vũ ảnh Hải Đông

Đến phường Linh Đông, quận Thủ Đức, từ đường Kha Vạn Cân rẽ vào đường đất đỏ sẽ thấy ngôi nhà quét vôi màu gạch lấp ló trong vòm cây xanh. Với diện tích hơn 200m2, ngôi nhà lại có vẻ xinh xắn, gọn gàng khi lọt thỏm trong một khu vườn rộng 3.000m.

Một không gian xanh cho dịu tầm nhìn Vùng này có nhiều nhà vườn trồng cây kiểng nhưng với khu vườn này, chủ nhân là hoạ sĩ Bùi Quang Ngọc chỉ cần một không gian xanh cho dịu tầm nhìn, cho gần với thiên nhiên vì ở tuổi thất thập, thời gian của ông dành nhiều cho những bức tranh, những tác phẩm hội hoạ hơn công việc khác… Về ngôi nhà, hoạ sĩ Bùi Quang Ngọc nói: “Tôi muốn ở đây là một xưởng vẽ vì nhu cầu vẽ của tôi nhiều hơn nhu cầu ở. Trong khi xây dựng có đôi chút giằng co… nhưng mọi việc đều do con gái tôi là Hồng Hoa trước khi lấy chồng muốn tự tay cất một ngôi nhà cho cha mẹ” Tốt nghiệp cử nhân Anh văn, Hồng Hoa có vốn ngoại ngữ, điều kiện để mở nhiều cửa vào đời. Cô đã dự những lớp học về quảng cáo, tiếp thị ở Singapore, Thái Lan nhưng Hồng Hoa đặc biệt rất thích kiến trúc và trang trí nội thất mà cô đã học trên mạng theo một chương trình của nước ngoài. Trong việc xây cất ngôi nhà này, Hồng Hoa coi như những thực nghiệm cho một bài làm của chương trình đang học… Hồng Hoa vừa mò mẫm, tìm hiểu, lại muốn có một cái gì riêng, không giống ai, nên cũng gặp nhiều trục trặc… “Trong quá trình xây nhà, không phải lúc nào hai cha con tôi cũng đồng thuận về chi tiết. Ví như chiều cao của nhà bếp, tôi cho rằng hơi quá, không cần thiết so với khổ người của tôi nhưng con gái tôi tính khí như con trai rất quyết đoán. Tôi cũng chỉ góp ý nhẹ nhàng, thường thì để cho con gái hoàn toàn làm theo ý muốn vì tôi rất tin khả năng của con tôi, nhất là tinh thần làm việc hăng hái và hơn hết tôi hiểu động cơ dựng nhà là tình yêu của đứa con đối với bố mẹ… Vợ tôi cũng làmột hoạ sĩ nhưng quan niệm về ngôi nhà khác với hai cha con. Vả lại, giữa hai mẹ con vẫn có sự trái ngược nhau hàng ngày nên trong việc xây nhà đôi lúc cũng hơi căng. Ví như màu tường trong nhà, vợ tôi rất hãi khi Hồng Hoa cho sơn màu vàng chanh”. Tới đây thì bà chủ nhà xuất hiện và tham gia ngay: “Làm nhà cần nhất là sự chắc chắn, vậy mà tôi có ý kiến về mấy cái cửa thì Hồng Hoa nói ngay: một bộ cửa như mẹ nói thì với số tiền ấy con có thể làm mười bộ cửa! Như ý tôi muốn một ngôi nhà kiểu cổ với những tiện nghi, vậy mà Hồng Hoa còn không định làm phòng ngủ mà chỉ cần kê một cái giường trong phòng vẽ để nghỉ lưng. Nó quên tuổi tác của người cha, sẽ có những khi nằm nhiều hơn là đứng vẽ”. Con gái tôi đã về nhà chồng nhưng dấu vết như vẫn còn nguyên vẹn trong ngôi nhà này Ngôi nhà dùng rất nhiều đồ gỗ, mây tra tạo không khí dân dã Thời gian làm nhà kéo dài hơi lâu vì Hồng Hoa làm việc theo cảm hứng như một nghệ sĩ: nghĩ tới đâu, làm tới đó, thêm bớt tuỳ tiện. Đôi khi bận một việc khác, thì ngưng làm, nhưng khi “lên cơn” thì tức tốc gọi thợ, quần suốt ngày… Cuối cùng, người cha cũng có chỗ để vẽ, để treo tranh, để tiếp khách; bà mẹ có căn bếp gọn gàng, có phòng ngủ êm đềm. Nhà gồm một trệt một lầu dùng nhiều chất liệu gỗ, bàn ghế bằng mây tre tạo không khí dân dã. Cửa mở bốn phía. Một khách mua tranh người Pháp cảm thấy rất gần gũi với sự thông thoáng theo phong cách Pháp. Kiến trúc sư Phan Phương Đông lại thích thú về màu sắc tươi trẻ, “hậu hiện đại” của những bức tường… Khi nói về ngôi nhà, giọng của hoạ sĩ Bùi Quang Ngọc như trầm xuống: “Với ngôi nhà, tôi có nhiều cảm hứng sáng tạo hơn, vì ở đây mọi thứ đều thuận với tầm tay, tầm nhìn. Tất cả đều có dấu ấn riêng của tôi, một dấu ấn riêng cho quan niệm thẩm mỹ thômộc và một đời sống giản dị. Tôi hạnh phúc vì ngôi nhà là kết quả của sự gom góp bao tháng năm lao động gian nan của vợ chồng và các con tôi, nhất là của Hồng Hoa. Tôi nhớ những ngày con gái tôi tất tả mua sắm, chuyên chở vật liệu, gọi thợ thuyền, lam lũ để hoàn thành ngôi nhà. Bây giờ con gái tôi đã về bên chồng nhưng dấu vết còn nguyên trong từng góc nhà, góc vườn, ở cái ghế, cái bàn, cái chuồng chim, cái mành trúc - những kỷ vật nhỏ nhoi mà con tôi đã bỏ công săn lùng cho hợp với sở thích của cha mẹ”. Bức chân dung tự hoạ của hoạ sĩ “Tôi muốn ngôi nhà là một xưởng vẽ vì nhu cầu vẽ nhiều hơn nhu cầu ở” Phòng vẽ của hoạ sĩ có cửa mở ra bốn phía Họa sỹ Bùi Quang Ngọc tốt nghiệp khoá đầu tiên trường Mỹ thuật Việt Nam; Ông là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam từ năm 1972 - Đã có 3 cuộc triển lãm cá nhân vào 1996 tại Hà Nội, năm 2000 tại TP.HCM và năm 2003 Hà Nội - Tác phẩm đáng chú ý: Bộ“Chân dung người đương thời” gồm Văn Cao, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Quang Dũng, Nguyễn Tuân, Đoàn Phú Tứ...; Bộ“Những người chân đất” vẽ cảnh sinh hoạt đời thường, tranh trừu tượng và tranh khỏa thân - Giải thưởng: • 1960 Huy chương đồng Mỹ thuật Việt Nam • 1984 giải I đồ họa TP.HCM • 1993 giải quốc gia về phê bình mỹ thuật Một dấu ấn riêng cho quan niệm thẩm mỹ thô mộc và giản dị Theo TC Kiến Trúc & Đời Sống số 9 (2007)
Bài liên quan
  • “Nhà trong nhà”
  • Có nhiều khoảng xanh
  • Trong ngoài hợp nhất
  • Đón nắng bình minh
  • Kết hợp nhiều công năng
  • Nhà để làm việc nhóm
  • Lọc nắng lọc gió
  • Bước ra xanh mát
  • Riêng để mà chung
  • Nhà nhỏ cho bạn bè
  • Cao cấp cho từng đối tượng
  • Nhà yên bình
  • Tĩnh trong ngôi nhà sinh đôi
  • Nhà có nhiều studio
  • Bức tường gấp khúc
  • Xanh và đơn giản
  • Nhẹ và thoáng
  • Xưa mà không cũ
  • Chủ mới, không gian mới
  • Chốn đi về của diva

Các tin khác

  • “Nhà trong nhà”
  • Có nhiều khoảng xanh
  • Trong ngoài hợp nhất
  • Đón nắng bình minh
  • Kết hợp nhiều công năng
  • Nhà để làm việc nhóm
  • Lọc nắng lọc gió
  • Bước ra xanh mát
  • Riêng để mà chung
  • Nhà nhỏ cho bạn bè
  • Cao cấp cho từng đối tượng
  • Nhà yên bình
  • Tĩnh trong ngôi nhà sinh đôi
  • Nhà có nhiều studio
  • Bức tường gấp khúc
  • Xanh và đơn giản
  • Nhẹ và thoáng
  • Xưa mà không cũ
  • Chủ mới, không gian mới
  • Chốn đi về của diva

Chuyển đổi Đô Thị Xanh – Từ Đan Mạch đến Việt Nam

SEE+ DESIGN FAIR 2024 - Hội chợ thiết kế với những “BƯỚC TIẾN” về vật liệu, công nghệ và giải pháp

Ẩm thực mùa lễ hội tại Metropole Hà Nội

Nam House: Kiến trúc hiện đại nhiệt đới

Nơi trưng bày nghệ thuật của Tony

Tân trang nhà cửa - Những xu hướng mới

Phú Mỹ Hưng gia tăng hoạt động tại khu vực trung tâm và phía nam đô thị

Nội thất NEM ký hợp tác với Gỗ An Cường

VinAI trình làng “3 công nghệ tự làm” cho xe hơi tự lái

ZaloPay vừa đạt chứng chỉ an ninh thông tin quốc tế ISO 27001

Giá cao nhất của Galaxy Z Fold3 lên tới 84 triệu đồng!

Youtube Shorts đã có mặt tại Việt Nam

Từ khóa » Họa Sĩ Bùi Quang Ngọc