Buồn – Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. Bạn có thể giúp cải thiện trang này nếu có thể. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết. (tháng 8 năm 2024)
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (tháng 8 năm 2024)
Bức tượng Entombment of Christ năm 1672 mô tả Mary Magdalene đang khóc
Các cung bậc của
Cảm xúc
  • Ở động vật
  • Trí tuệ xúc cảm
  • Tâm trạng
Các cảm xúc
  • Bất an
  • Buồn
  • Chán
  • Cô đơn
  • Đam mê
  • Đau khổ
  • Đồng cảm
  • Ganh tị
  • Ghen tuông
  • Ghê tởm
  • Hạnh phúc
  • Hối hận
  • Hối tiếc
  • Hy vọng
  • Khinh thường
  • Khó chịu
  • Khoái lạc
  • Lãnh đạm
  • Lo âu
  • Lo lắng
  • Ngạc nhiên
  • Nghi ngờ
  • Ngượng ngùng
  • Nhút nhát
  • Oán giận
  • Hài lòng
  • Hưng phấn
  • Sợ hãi
  • Thất bại
  • Thất vọng
  • Thỏa mãn
  • Thù ghét
  • Tin tưởng
  • Tình cảm
  • Tò mò
  • Tội lỗi
  • Tự hào
  • Tự tin
  • Tức giận
  • Vui
  • Vui sướng trên nỗi đau của người khác
  • Xấu hổ
  • Yêu
  • x
  • t
  • s

Buồn (hay buồn rầu, buồn bã, buồn tẻ, buồn tủi, âu sầu, u sầu, sầu, rầu, bi ai, bi, bi thương, phiền lòng, phiền muộn) (tiếng Anh: sad) là một trong các trạng thái tình cảm, cảm xúc của con người, đối lập với vui.

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
Hai cô gái buồn bã

Bản chất của cảm xúc là kết quả phản ứng và biến đổi của tâm sinh lý thông qua trạng thái rung cảm với nội tại trong cơ thể và với môi trường xung quanh. Trong khi suy nghĩ, ý chí và niềm tin của bạn tạo ra tần số rung cảm với bất kỳ điều gì bạn để ý tới, khiến trạng thái tinh thần luôn biến động theo những dòng suy nghĩ miên man bất tận. Sự rung động trong lòng khi tiếp xúc với sự việc gì, tạo nên một quá trình tâm lý, từ đó tác động đến biến đổi sinh lý. Tùy theo mức ảnh hưởng tốt, xấu do tác động để lại, tồn tại rất nhiều nguồn năng lượng tích cực và tiêu cực khác nhau, ở nhiều dạng tốt và xấu khác nhau, có cái có thể nhận diện được, có cái không.

Cảm xúc sẽ phai nhạt theo thời gian, tuy nhiên nếu một người mang cảm xúc tiêu cực kéo dài sẽ trở nên trầm cảm. Mỗi nguyên nhân khác nhau gây ra tác động tiêu cực mà chúng ta gặp phải, sẽ có tác động ít nhiều khác nhau đến tâm trạng. Tùy theo mức độ tác động, có thể có biện pháp hóa giải thích ứng. Cảm xúc có thể được chuyển hóa nhưng một số trường hợp có thể không được chuyển hóa được hoàn toàn. Có góc nhìn cho rằng, thông qua giá trị "buồn" để biết giá trị "vui", vui hay buồn chỉ khác nhau ở cách tiếp nhận. Biểu hiện của buồn là khóc, mặt u sầu, chán nản.

Thời thơ ấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Margaret Mahler coi khả năng cảm nhận nỗi buồn là một thành tựu về mặt cảm xúc, trái ngược với việc ngăn chặn nó bằng cách tăng động không ngừng nghỉ.[1] Tương tự, D. W. Winnicott cũng nhìn nhận trong tiếng khóc vì buồn, có nguồn gốc của những trải nghiệm âm nhạc quý giá trong cuộc sống sau này.[2]

Khoa học thần kinh

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều nghiên cứu về bản chất thần kinh của nỗi buồn đã được thực hiện.[3] Theo American Journal of Psychiatry, nỗi buồn được phát hiện là gắn liền với sự gia tăng hoạt động hai bên (tiếng Anh: bilateral activity) ở một số vùng của não.[4]

Cơ chế phòng vệ

[sửa | sửa mã nguồn]
Một người đàn ông thể hiện nỗi buồn với hai bàn tay che mặt

Mọi người đối phó với nỗi buồn theo nhiều cách khác nhau. Nỗi buồn là một cảm xúc quan trọng bởi lẽ nó là động lực để con người xử lý tình huống. Một số cơ chế phản ứng bao gồm: tìm trợ giúp từ xã hội hay dành thời gian với vật nuôi,[5] tạo danh sách, hoặc tham gia vào một số hoạt động thể hiện nỗi buồn.[6]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Mahler, Margaret S.; Pine, Fred; Bergman, Annl (1975). The Psychological Birth of the Human Infant: Symbiosis and Individuation. London, United Kingdom. tr. 92. ISBN 9780465066599.
  2. ^ Winnicott, D.W. (1973). The Child, the Family, and the Outside World. United Kingdom: Penguin Books. tr. 64.
  3. ^ Arias, Juan A.; Williams, Claire; Raghvani, Rashmi; Aghajani, Moji; Baez, Sandra; Belzung, Catherine; Booij, Linda; Busatto, Geraldo; Chiarella, Julian; Fu, Cynthia HY; Ibanez, Agustin; Liddell, Belinda J.; Lowe, Leroy; Penninx, Brenda W.J.H.; Rosa, Pedro; Kemp, Andrew H. (tháng 4 năm 2020). “The neuroscience of sadness: A multidisciplinary synthesis and collaborative review”. Neuroscience & Biobehavioral Reviews. 111: 199–228. doi:10.1016/j.neubiorev.2020.01.006.
  4. ^ Lane, R.D.; Reiman, E.M.; Ahern, G.L.; Schwartz, G.E.; Davidson, R.J. (tháng 7 năm 1997). “Neuroanatomical Correlates of Happiness, Sadness, and Disgust”. American Journal of Psychiatry. 154 (7): 926–33. doi:10.1176/ajp.154.7.926. PMID 9210742.
  5. ^ Bos, E.H.; Snippe, E.; de Jonge, P.; Jeronimus, B.F. (2016). “Preserving Subjective Wellbeing in the Face of Psychopathology: Buffering Effects of Personal Strengths and Resources”. PLOS One. 11 (3): e0150867. doi:10.1371/journal.pone.0150867. PMC 4786317. PMID 26963923.
  6. ^ “Why It's Import to Express Your Sadness”. Free Online Therapy. tháng 10 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2018.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tư liệu liên quan tới Buồn tại Wikimedia Commons
  • Định nghĩa của Buồn tại Wiktionary
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Từ khóa » Cách Viết Từ Buồn Rầu