Cà độc Dược Cảnh Là Cây độc - Đại Học Đại Nam
Có thể bạn quan tâm
Đại học Đại Nam
- Giới thiệu
- Sứ mệnh - Tầm nhìn - Giá trị cốt lõi
- Chiến lược phát triển
- 05 trách nhiệm của trường Đại học Đại Nam
- Cơ sở vật chất
- Lịch sử phát triển
- Sơ đồ tổ chức
- Đội ngũ giảng viên
- Hội đồng khoa học
- Hội đồng trường
- Ban giám hiệu
- Hệ sinh thái học tập của SV Đại Nam
- Brochure ĐH Đại Nam 2024
- Tuyển sinh
- Phòng
- Trung tâm Việc làm và Khởi nghiệp sinh viên
- Phòng Đào Tạo
- Phòng Hành Chính Quản Trị
- Phòng Tài Chính Kế Toán
- Phòng Công tác Sinh Viên
- Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác phát triển
- Phòng Khảo thí
- Khoa
- Khối Sức khỏe
- Khoa Y
- Khoa Dược
- Khoa Điều dưỡng
- Khối Kỹ thuật - Công nghệ
- Khoa Công nghệ thông tin
- Khoa Công nghệ kỹ thuật ô tô
- Khoa Khoa học máy tính
- Khoa Công nghệ bán dẫn
- Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng
- Khoa Công nghệ sinh học
- Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
- Khối Kinh doanh & Kinh tế
- Khoa Quản trị kinh doanh
- Khoa Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
- Khoa Kinh tế và Marketing Thể thao
- Khoa Kế toán
- Khoa Tài chính ngân hàng
- Khoa Luật
- Khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số
- Khối khoa học xã hội và nhân văn
- Khoa Ngôn ngữ Anh
- Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc
- Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc
- Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản
- Khoa Truyền thông
- Khoa Du lịch
- Khoa Nghệ thuật và Thiết kế
- Khoa Tâm lý và Khoa học Giáo dục
- Khoa Đào tạo và Phát triển kỹ năng mềm
- Khoa chính trị, quốc phòng và thể chất
- Khối Sức khỏe
- Sau ĐH
- Viện Sau đại học
- Khoa Sau đại học Khối ngành sức khỏe
- Đào tạo
- Chương trình đào tạo
- Kế hoạch năm học
- Thời khóa biểu
- Lịch thi
- Thông báo
- Các quy trình đào tạo
- Quy chế đào tạo tín chỉ
- Tra cứu thông tin văn bẳng, chứng chỉ
- Mẫu Văn bằng tốt nghiệp, Chứng chỉ
- Sinh viên
- Hoạt động sinh viên
- Đoàn thanh niên/Hội sinh viên
- Sinh viên tiêu biểu
- Sổ tay sinh viên
- Quy trình một cửa
- Cổng thông tin sinh viên
- Mẫu văn bản
- Thư viện số
- Đóng góp ý kiến
- KHCN - HTĐT
- Thông tin KHCN - HTĐT
- Đối tác hợp tác
- Công trình, đề tài
- Hội nghị hội thảo
- Tạp chí khoa học
- Ba công khai
- Báo cáo ba công khai
- Báo cáo chuẩn đầu ra
- Danh mục các ngành đào tạo
- Sổ tay đảm bảo chất lượng
- Tỷ lệ sinh viên có việc làm
- Mở rộng
- Các hoạt động xã hội
- Thư viện hình ảnh và video
- Báo chí nói về Đại Nam
- Văn bản quản lý
- Thông tin tuyển dụng
- Đảm bảo chất lượng
- Kiểm định chất lượng
- Văn bản đảm bảo chất lượng
- Liên hệ
30/03/2018
8258
Cà độc dược cảnh là cây độc Những năm gần đây, trên báo mạng đưa nhiều tin về các vụ ngộ độc từ cây hoa “Loa kèn Đà Lạt”. Đã có người bị ngộ độc do ăn món lẩu chay với hoa Loa kèn Đà Lạt, hoặc bị mất tiền do chất gây ảo giác chiết từ hoa cây này. Vậy hoa “Loa kèn Đà Lạt” là cây gì? và độc tính thế nào? PGS.TSKH Trần Công Khánh Những năm gần đây, trên báo mạng đưa nhiều tin về các vụ ngộ độc từ cây hoa “Loa kèn Đà Lạt”. Đã có người bị ngộ độc do ăn món lẩu chay với hoa Loa kèn Đà Lạt, hoặc bị mất tiền do chất gây ảo giác chiết từ hoa cây này. Vậy hoa “Loa kèn Đà Lạt” là cây gì? và độc tính thế nào? Cây hoa “Loa kèn Đà Lạt” còn có tên là “Cà độc dược cảnh”, tên khoa học là Brugmansia suaveolens (Willd.) Bercht. et Presl, họ Cà (Solanaceae). Cây này có nguồn gốc ở Nam Mỹ (Colombia, Mehico, Peru), nhưng được trồng làm cảnh ở nhiều nước nhiệt đới. Ở Colombia, cây này có tên là cây "thôi miên", hay hoa "hơi thở của quỷ", một cây được bọn tội phạm sử dụng để gây mê hay tạo ảo giác, làm mất tri giác tạm thời của nạn nhân khi chúng có ý định cướp của, buôn người, vv. Hiện nay, Cà độc dược cảnh đang được trồng làm cảnh khá phổ biến ở Việt Nam, trên các vùng cao và mát như Đà Lạt (Lâm Đồng), Bắc Yên (Sơn La) và một số nơi khác. Đây là cây bụi sống nhiều năm, gốc thân hóa gỗ, cao 3-5m. Lá to mọc so le, hình thoi rộng, dài 15-20cm hoặc hơn, rộng khoảng 15cm, gốc phiến lá không đều, đầu thuôn nhọn. Hoa to, mọc thõng xuống, có tràng liền, hình loa kèn (nên mới có tên là “Loa kèn Đà Lạt”), dài 25-30cm, thường màu hồng, đỏ cam, vàng, hoặc trắng, mùi thơm, nhất là về đêm. Nhị đính trên ống tràng. Quả nang nhẵn, dài 7-10cm. Hạt dẹt ở hai đầu, màu nâu. Cây có hoa gần như quanh năm. Hình 1 và 2: Cà độc dược cảnh (nguồn: T.C. Khánh) Cũng như các loài khác trong chi Brugmansia, toàn cây Cà độc dược cảnh chứa các tropan alkaloid như hyoscyamin, atropin, scopolamin và một alkaloid riêng của cây này là cuscohygrin. Hàm lượng alkaloid tăng cao khi cây ra hoa, đặc biệt hoạt chất tập trung trong hoa và hạt. Cà độc dược cảnh là cây độc. Khi bị ngộ độc bởi cây này thì nạn nhân có biểu hiện giãn đồng tử, mờ mắt, tim đập nhanh, giãn phế quản và giảm tiết dịch, khiến nạn nhân thấy khô môi, khô cổ đến mức không nói và không nuốt được. Chất độc tác động vào hệ thần kinh trung ương gây ảo giác và mê sảng. Nếu bị ngộ độc nặng sẽ dẫn đến tê liệt, hôn mê rồi chết. Tuy nhiên, nếu biết cách dùng và liều lượng được kiểm soát thì hoạt chất của cây này có tác dụng chống co thắt, chống hen (lá và hoa thái nhỏ, phơi khô, cuốn lại hút để chữa hen). Dùng ngoài, nước ép đặc cây này đun sôi, trộn với mỡ lợn để bôi trị bỏng, chống viêm và bệnh trĩ. Lá giã đắp chữa đau khớp, vết thương, trị bệnh Parkinson. Ở Châu Mỹ La tinh, lá cây này được dùng ngoài trị phát ban và ung nhọt. Ở vùng Amazon, cây này được dùng trong ma thuật, bói toán, bùa ngải và gây ảo giác. Ở Colombia, người ta nói rằng mùi thơm của của hoa này mang lại giấc ngủ sâu và những giấc mơ mãnh liệt. Còn ở Peru, có người ngủ dưới cây Cà độc dược cảnh có hoa đã bị điên. Mặc dù có hoa đẹp và thơm, nhưng không nên trồng cây này làm cảnh. Những nơi đã trồng cần chặt bỏ để tránh gây nguy hiểm cho mọi người, nhất là trẻ em. Chính quyền và cơ quan Y tế địa phương nên có biện pháp quản lí loại cây độc nguy hiểm này như quản lí cây gây nghiện (Thuốc phiện, Gai dầu, hay Cần sa). Chú ý: Cần phân biệt Cà độc dược cảnh với các cây có tên dễ gây nhầm lẫn: 1. Cà độc dược, là cây được dùng làm thuốc, tên khoa học là Datura metel L., họ Cà (Solanaceae). Cây mọc hoang và được trồng ở Việt Nam, Lào và Campuchia. Hoa của cây Cà độc dược cũng có hình loa kèn, nhưng không thõng xuống. Hình 3: Cây Cà độc dược (nguồn: Internet) 2. Cây hoa Loa kèn (Lilium longiflorum Thunb., họ Loa kèn – Liliaceae), là cây thảo, có thân hành gồm nhiều vẩy, lá mọc so le, hình mũi giáo, gân lá song song. Hoa màu trắng, mọc thành chùm, khi nở nằm ngang; bao hoa hình phễu, hay hình loa kèn, gồm 6 mảnh rời nhau; nhị 6, bao phấn đính lưng. Hình 4: Cây hoa Loa kèn (nguồn: Internet)Từ khóa » đặc điểm Lá Cà độc Dược
-
Cây Cà độc Dược: Loại Dược Liệu Có Nhiều Tác Dụng Chữa Bệnh
-
Cà độc Dược - Đặc điểm Và Công Dụng Trị Bệnh ít Người Biết
-
Cây Cà Độc Dược - Đặc điểm Thực Vật, Công Dụng, Thành Phần Hóa ...
-
Cà độc Dược: đặc điểm, Thành Phần Hóa Học, Công Dụng, Cách Dùng
-
Cà Độc Dược - Đặc điểm, Công Dụng Và Những Lưu ý Khi Sử Dugnj
-
Cà độc Dược – Wikipedia Tiếng Việt
-
CÀ ĐỘC DƯỢC (Lá) - Dược Điển Việt Nam
-
Cà độc Dược Và Những Thông Tin Không Phải Ai Cũng Biết | Medlatec
-
Cà độc Dược: Công Dụng, Cách Dùng Và Thận Trọng Khi Sử Dụng
-
Cà độc Dược: Cần Cẩn Trọng Khi Sử Dụng
-
Cà Độc Dược | Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc - Wikiduoclieu
-
Cà Độc Dược - Đặc Điểm Nhận Dạng Và Những Công Dụng Chữa ...
-
Tất Tần Tật Những điều Cần Biết Về Cây Cà độc Dược
-
Tổng Quan Dược Liệu Cà độc Dược - Tài Liệu Text - 123doc