Cà độc Dược – Wikipedia Tiếng Việt

Datura metel
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Solanales
Họ (familia)Solanaceae
Chi (genus)Datura
Loài (species)D. metel
Danh pháp hai phần
Datura metelL.

Cà độc dược còn gọi là mạn đà la (hoa trắng), tên khoa học là Datura metel, thuộc họ Cà (Solanaceae).

Thân thảo, cao 1–2 m, sống quanh năm. Phần gốc của thân hoá gỗ. Thân và cành non màu xanh lục hay tím, có nhiều lông tơ. Lá đơn, mọc so le, phiến lá nguyên hình trứng nhọn, gốc phiến lá không đều nhau. Hoa mọc đơn độc ở nách lá. Cánh hoa màu trắng hay vàng, dính liền nhau thành hình phễu, dài 16–18 cm. Quả hình cầu, đường kính khoảng 3 cm, mặt ngoài có nhiều gai mềm, chứa nhiều hạt màu vàng.

Dược học

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong cây (ở lá và hạt có hàm lượng cao nhất) có chứa nhiều ancaloit (hàm lượng toàn phần từ 0,2-0,5%), chủ yếu là scopolamin, còn có hyoscyamin, atropin và các saponin, flavonoit, tanin... với số lượng không đáng kể. Tác dụng dược lý chủ yếu là do các ancaloit: làm giãn phế quản, giãn đồng tử, giảm nhu động ruột và bao tử nếu những cơ quan này co thắt, làm khô nước bọt, dịch vị, mồ hôi.

Những thông tin y khoa của Wikipedia tiếng Việt chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế ý kiến chuyên môn.Trước khi sử dụng những thông tin này, độc giả cần liên hệ và nhận sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn.

Trong y học cổ truyền Trung Hoa, nó là một trong 50 vị thuốc cơ bản, với tên gọi dương kim hoa (洋金花).

Theo Đông y, hoa cà độc dược có vị cay, tính ôn, có độc, có tác dụng ngừa suyễn, giảm ho, chống đau, chống co giật, phong thấp đau nhức. Lá là vị thuốc ngừa cơn hen, giảm đau bao tử, chống say tàu xe. Ngoài ra còn điều trị phong tê thấp, đau dây thần kinh toạ, đau răng... Người ta thường dùng lá cuộn thành điếu hay thái nhỏ vấn thành điếu thuốc để hút (chữa ho, hen suyễn), dùng lá hơ nóng đắp điều trị đau nhức, tê thấp, hoặc phơi khô tán bột mịn.

Vì cây có độc tính cao nên chỉ dùng theo sự hướng dẫn của thầy thuốc. Khi bị ngộ độc, có hiện tượng giãn đồng tử, mờ mắt, tim đập nhanh, giãn phế quản, môi miệng khô, khô cổ đến mức không nuốt và không nói được. Chất độc tác động vào hệ thần kinh trung ương, có thể gây tử vong do hôn mê.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tập tin:BlackMetel.jpg
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Cà độc dược.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cà độc dược Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine
  • Cà độc dược[liên kết hỏng] trên Từ điển bách khoa Việt Nam
  • Cà độc dược Lưu trữ 2013-06-17 tại Wayback Machine
  • Nhiều ca chết người do dùng cà độc dược
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • NDL: 00575669
Thẻ nhận dạng đơn vị phân loại
  • Wikidata: Q715019
  • Wikispecies: Datura metel
  • APDB: 119685
  • APNI: 81174
  • ARKive: datura-metel
  • BOLD: 438802
  • EPPO: DATME
  • FloraBase: 6963
  • FNA: 200020519
  • FoAO2: metel Datura metel
  • FoC: 200020519
  • GBIF: 2928747
  • GRIN: 13315
  • iNaturalist: 48602
  • IPNI: 314739-2
  • IRMNG: 10452992
  • ITIS: 30518
  • NBN: NBNSYS0200003737
  • NCBI: 35625
  • NSWFlora: Datura~metel
  • NZOR: 68b78be4-b195-46fa-9e89-042ba96fac26
  • PfaF: Datura metel
  • Plant List: kew-2757816
  • POWO: urn:lsid:ipni.org:names:314739-2
  • Tropicos: 29600006
  • VASCAN: 28830
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến phân họ thực vật Solanoideae này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Từ khóa » đặc điểm Lá Cà độc Dược