Cà độc Dược: đặc điểm, Thành Phần Hóa Học, Công Dụng, Cách Dùng

cà độc dược
hình ảnh minh họa cho cà độc dược
Cà độc dược5 (100%) 1 vote

Đặc điểm công dụng, cách dùng cà độc dược

Contents

  • 1 Tên khoa học:
  • 2 Mô tả :
  • 3 Phân bố:
  • 4 Bộ phận dùng và thu hái:
  • 5 Thành phần hóa học:
  • 6 Tác dụng:
  • 7 Công dụng:
  • 8 Cách dùng:
  • 9 Chú ý:

Tên khoa học:

Datura metel L. thuộc họ cà – Solanaceae.

Mô tả :

Cây thảo, cao 2m, sống hằng năm, gốc của thân hóa gỗ. Thân và cành non màu xanh lục hoặc tím, nhiều lông tơ ngắn. Lá đơn mọc so le, phiến lá nguyên, hính trứng nhọn. Hoa to, mọc đứng, thướng đơn độc, đài tràng liền, hình ống màu xanh, trên có 5 răng, cánh màu trắng, dính liền nhau thành hình phễu dài 20cm nhưng vẫn thấy có 5 thùy, 5 nhị dính trên cánh hoa, bầu trên 2 lá noãn hàn liền, chứa nhiều noãn. Quả hình cầu có màu lục, đường kính 3cm, có nhiều gai mềm mỏng ở mặt ngoài. Hạt nhiều, có màu nâu nhạt, nhăn nheo.

cà độc dược
hình ảnh minh họa cho cà độc dược

Mùa hoa: từ tháng 4 tới tháng 11

Phân bố:

Sống ở khu vực nhiệt đới, mọc hoang ở nhiều nơi nước ta. Cây có thể được trồng làm cảnh hay làm thuốc chữa bệnh. Được trồng bằng hạt trước mỗi mùa mưa. Người ta đã tạo ra nhiều giống trồng với màu sắc lá khác nhau: xanh, tía hay tim tím, hoa đôi hay đơn.

Bộ phận dùng và thu hái:

Chủ yếu sử dụng lá và hoa cà độc dược

Hoa thu hái vào mùa thu, lá thu hái quanh năm.

Thành phần hóa học:

Thành phần hóa học chính trong cà độc dược là alcaloid, chủ yếu là scopolamin, và còn có hyoscyamin, atropin, norhyoscyamin với tỉ lệ thấp. Ngoài ra người ta còn tìm thấy saponin, cumarin, flavonoid,tanin và chất béo. Lá cây chứa nhiều hyoscyamin. Hoa chứa nhiều scopolamin và hyoscyamin với lượng ít hơn.

Tác dụng:

Hoa có vị cay, tính ôn, có độc, có tác dụng ngăn suyễn, giảm ho, chống đau, chống co giật. Các alcaloid trong cà độc dược là những thuốc hủy phó giao cảm.

Công dụng:

Hoa được dùng trị ho, suyễn thở, ngực bụng đau lạnh, phong thấp đau nhức

Lá cà độc dược chặn cơn hen suyễn, chống co bóp trong bệnh đau loét dạ dày ruột, chống say sóng. Ngoài ra còn dùng để chữa phong tê thấp, đau răng, động kinh.

Cách dùng:

Thường được sử dụng dưới dạng cao, bột, cồn thuốc tươi. Dùng ngoài làm thuốc hút, nướng đắp hoặc giã.

Trị hen:dùng 1-1,5g lá hoặc hoa khô, cuốn vào giấy để hút khi lên cơn hen.

Dùng lá hoặc hạt ngâm rượu ngày 10-15 giọt chữa nôn mửa, đau dạ dày. Có thể ngâm lá tươi với rượu để dùng.

Chú ý:

Lá cây có độc, cần thận trọng khi dùng. Khi phát hiện trúng độc, cần phải giải độc bằng đường vàng và Cam thảo.

 

 

 

 

Từ khóa » đặc điểm Lá Cà độc Dược