CÀ ĐỘC DƯỢC (Lá) - Dược Điển Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Lá phơi hay sấy khô của cây Cà độc dược (Datura metel L.), họ Cà (Solanaceae).
Mô tả
Lá khô nhăn nheo, màu nâu, mùi hăng đặc biệt, dài 9 cm đến 16 cm, rộng 4 cm đến 9 cm. Cuống lá dài 4 cm đến 6 cm. Đầu lá nhọn, gốc lá lệch (hai bên gốc phiến lá không đều nhau). Mép lá thường lượn sóng, có khía răng cưa nông. Mặt trên phiến lá màu lục xám, mặt dưới màu lục nhạt. Gân chính màu xám nhạt.
Vi phẫu
Gân lá: Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm một lớp tế bào mang nhiều lông che chở có bề mặt lấm tấm, lông tiết có đầu đa bào và chân đơn bào. Mô dày nằm sát biểu bì trên và biều bì dưới. Mô mềm cấu tạo bởi những tế bào có thành mỏng, hình tròn hay đa giác không đều, rải rác có những tế bào chứa tinh thể calci oxalat dạng cát. Bó libe-gỗ hình cung ở giữa gân lá, libe tạo thành vòng bao quanh gỗ.
Phiến lá: Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm một lớp tế bào mang lông che chở và lông tiết. Mô giậu gồm các tế bào hình chữ nhật, xếp vuông góc với biểu bì trên, phía dưới lá mô khuyết, rải rác có các tinh thể calci oxalat hình cầu gai nằm giữa mô giậu và mô khuyết.
Xem thêm: Ma Hoàng – Dược Điển Việt Nam 5
Bột
Bột màu lục xám, mùi hăng đặc biệt, vị đắng. Mảnh biểu bì mang lỗ khí, mang lông tiết hoặc lông che chở. Lông che chở đa bào cấu tạo bởi 3 đến 4 tế bào thành mỏng, bề mặt lấm tấm. Thỉnh thoảng có một số lông che chở đa bào có eo thắt. Lông tiết đầu đa bào, chân đơn bào. Mảnh mạch xoắn. Mảnh mô mềm hình giậu. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai.
Định tính
Lấy khoảng 3 g bột dược liệu cho vào một bình nón khô có nút mài dung tích 100 ml. Thẩm ẩm bằng vừa đủ amoniac đậm đặc (TT). Thêm 15 ml hỗn hợp ether – cloroform (3 : 1). Để yên từ 45 min đến 1 h, thỉnh thoảng lắc đều. Lọc dịch chiết ether – cloroform vào một bát sứ nhỏ, lấy bã dược liệu chiết như trên 2 lần nữa, gộp các dịch chiết ether – cloroform vào một bát sứ nhỏ, bốc hơi trên nồi cách thủy tới khô. Hòa tan cắn với 3 giọt đến 5 giọt acid nitric (TT) rồi bốc hơi trên nồi cách thủy đến khô, cắn có màu vàng. Để nguội, nhỏ vào cắn 5 giọt aceton (TT) và 1 đến 2 giọt dung dịch kali hydroxyd 10 % trong ethanol 90 % (TT) vừa mới pha sẽ xuất hiện màu tím không bền.
Xem thêm: Lức (Rễ) – Dược Điển Việt Nam 5
Độ ẩm
Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 85°C, 4 h).
Tro toàn phần
Không quá 9,0 % (Phụ lục 9.8).
Tạp chất
Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).
Định lượng
Cân chính xác khoảng 25 g bột mịn dược liệu, đã được sấy khô 4 h ở 60 °C; cho vào bình Soxhlet, làm ẩm bằng hỗn hợp ethanol – amoniac đậm đặc – ether (5:4: 10), để yên 12 h, thêm 500 ml ether (TT), đun hồi lưu trên cách thủy đến khi chiết hết alcaloid (Phụ lục 12.3, dùng thuốc thử Dragendorff). Bốc hơi dịch chiết trên cách thủy cho bay gần hết ether, thêm 25 ml dung dịch acid sulfuric 0,5 N (TT), tiếp tục bốc hơi cho đến hết ether. Để yên dung dịch đến khi còn hơi ấm, lọc qua bông, chuvển dịch lọc vào bình gạn. Mặt khác, rửa cắn bằng 5 ml dung dịch acid sulfuric 0,5 N (TT) và 2 lần với nước, mỗi lần 5 ml. Gộp các nước rửa với dung dịch acid sulfuric trong bình gạn, chiết với 10 ml, 5 ml, 5 ml cloroform (TT) đến khi cloroform không còn có màu. Trộn đều các dung dịch cloroform và chiết bằng 10 ml dung dịch acid sulfuric 0,1 N (TT), gạn bỏ lớp cloroform, gộp các dung dịch acid sulfuric lại, trung hòa bằng amonicic đậm đặc (TT) và thêm 2 ml amoniac đậm đặc (TT) nữa. Chiết ngay với 20 ml, 15 ml, 15 ml, 10, 5 ml clorofom (TT), đến khi chiết được hết alcaloid. Lọc các dung dịch cloroform trên cùng một phễu lọc có natri sulphat khan (TT). Rửa tiếp phễu lọc hai lần, mỗi lần với 4 ml cloroform (TT). Gộp các dịch chiết cloroform và dịch rửa, bốc hơi dung môi trên cách thủy đến cắn. Thêm 3 ml ethanol trung tính (TT) để hòa tan cắn, bốc hơi đến khô và tiếp tục đun nóng trong 15 min. Đun nhẹ để hòa tan cắn trong 2 ml cloroform (TT), cho thêm chính xác 20 ml dung dịch acid sulfuric 0.02 N (CĐ), đun cách thủy cho bốc hơi hết cloroform; để nguội ở nhiệt độ phòng, thêm 2 giọt đến 3 giọt dung dịch đỏ methyl (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,02 N (CĐ) đến khi xuất hiện màu vàng. 1 ml dung dịch acid sulfuric 0,02 N (CĐ) tương đương vợi 6,068 mg C17H21NO4.
Dược liệu phải chứa không được dưới 0,12 % alcaloid tính theo scopolamin (C17H21NO4) tính theo dược liệu khô kiệt.
Chế biến
Vào tháng 4 đến tháng 10, khí trời khô ráo, hái lá bánh tẻ, loại bỏ các lá bị sâu bệnh và héo vàng, đem phơi nắng hoặc sấy nhẹ đến khô.
Bảo quản
Để nơi khô ráo tránh mốc, mọt.
Tính vị, quy kinh
Tân, ôn, có độc. Vào kinh tâm, phế.
Công năng, chủ trị
Bình xuyễn, chỉ khái, chỉ thống.
Chủ trị: Hen suyễn, đau loét dạ dày ruột, nôn say tàu xe, đau răng, phong thấp, động kinh ở trẻ em, gây tê mê cho phẫu thuật, cai nghiện ma tuý.
Cách dùng, liều lượng
Liều tối đa cho người lớn dạng bột 0,2 g/lần, 0,6 g trong 24 h. Có thể dùng lá cuốn để hút không được vượt quá 1 g/ngày.
Kiêng kỵ
Không dùng cho người hen suyễn do nhiễm trùng hô hấp, cao huyết áp, thiên đầu thống
Từ khóa » đặc điểm Lá Cà độc Dược
-
Cây Cà độc Dược: Loại Dược Liệu Có Nhiều Tác Dụng Chữa Bệnh
-
Cà độc Dược - Đặc điểm Và Công Dụng Trị Bệnh ít Người Biết
-
Cây Cà Độc Dược - Đặc điểm Thực Vật, Công Dụng, Thành Phần Hóa ...
-
Cà độc Dược: đặc điểm, Thành Phần Hóa Học, Công Dụng, Cách Dùng
-
Cà Độc Dược - Đặc điểm, Công Dụng Và Những Lưu ý Khi Sử Dugnj
-
Cà độc Dược – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cà độc Dược Và Những Thông Tin Không Phải Ai Cũng Biết | Medlatec
-
Cà độc Dược: Công Dụng, Cách Dùng Và Thận Trọng Khi Sử Dụng
-
Cà độc Dược: Cần Cẩn Trọng Khi Sử Dụng
-
Cà Độc Dược | Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc - Wikiduoclieu
-
Cà Độc Dược - Đặc Điểm Nhận Dạng Và Những Công Dụng Chữa ...
-
Cà độc Dược Cảnh Là Cây độc - Đại Học Đại Nam
-
Tất Tần Tật Những điều Cần Biết Về Cây Cà độc Dược
-
Tổng Quan Dược Liệu Cà độc Dược - Tài Liệu Text - 123doc