Các Dạng đề Nghị Luận Xã Hội Và Cách Triển Khai Chi Tiết

1. Các dạng đề nghị luận xã hội thường gặp

Là một trong các thể loại văn học Việt Nam quen thuộc và không kém phần quan trọng với các em học sinh từ bậc trung học cơ sở trở lên. Nghị luận xã hội đóng vai trò là cách kiểm tra về nhận thức cũng như góc nhìn và quan điểm của các em về những vấn đề, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống thường ngày. 

Không những vậy, đề nghị luận xã hội còn là câu hỏi trong đề thi trung học phổ thông quốc gia với số điểm là 3 điểm. Thực tế thì để có thể nắm trọn được 3 điểm này không phải là câu chuyện đơn giản.

Các dạng đề nghị luận xã hội
Các dạng đề nghị luận xã hội

Thực tế thì khá nhiều học sinh thường “sợ hãi” với các bài văn nghị luận xã hội do dạng văn này khác đi nhiều so với các dạng đề cảm thụ văn học. Chính vì thế, để có thể làm chủ được dạng đề bài này và giúp cho việc tìm ra phương pháp làm sao để học giỏi văn cũng như có được số điểm cao hơn với nghị luận xã hội thì việc tìm hiểu kỹ những thông tin xoay quanh nghị luận xã hội là điều cần thiết. Đặc biệt chính là các dạng đề nghị luận xã hội và cách triển khai cụ thể ở mỗi dạng. 

>> Xem thêm: Trung tâm luyện chữ đẹp

1.1. Dạng đề 1: Nghị luận xã hội về một hiện tượng trong đời sống

- Là một trong những dạng đề nghị luận phổ biến thường được sử dụng làm ví dụ trong cách làm văn nghị luận xã hội lớp 11 và các lớp khác, nghị luận về hiện tượng đời sống đề cập tới những hiện tượng xảy ra một cách khá thường xuyên, phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. 

Các hiện tượng này có thể là tích cực, tiêu cực cũng có thể là hiện tượng có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau. Điểm chung là những hiện tượng này đều có những ảnh hưởng cụ thể tới quan điểm, hành vi và thái độ của mỗi con người hiện nay. 

- Cách làm bài và triển khai dạng bài nghị luận về hiện tượng xã hội như sau:

+ Phần mở bài: Giới thiệu về hiện tượng xã hội mà mình sẽ bàn luận. Có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng dẫn dắt vấn đề của bạn mà có thể lựa chọn cách mở bài phù hợp nhất. 

Gồm các dạng cụ thể
Gồm các dạng cụ thể

+ Phần thân bài: Đây là phần nội dung chính và quan trọng nhất của bài văn nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống. Yêu cầu của phần này chính là vận dụng kiến thức của bản thân và các biện pháp tu từ cũng như cách hành văn để làm rõ vấn đề cần được triển khai.

Giải thích khái niệm các thuật ngữ được nêu ra trong đề bài để làm rõ được vấn đề hay hiện tượng mà mình sẽ bàn luận. Có thể hiểu là giải thích để người đọc biết được bản chất cụ thể và chính xác về vấn đề được nêu.

Chỉ ra các biểu hiện cụ thể của vấn đề hay còn gọi là thực trạng. Có tác động tích cực hay tiêu cực như thế nào.

Những hậu quả của hiện tượng, vấn đề được nhắc đến ra sao.

Nguyên nhân của vấn đề đó là gì? Nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân cụ thể,...

Đi phân tích cụ thể về những mặt xoay quanh hiện tượng, tác dụng, tác hại,...

Trình bày quan điểm, ý kiến của bản thân về hiện tượng, vấn đề được nhắc đến. Từ đó đề ra các biện pháp, cách khắc phục và giải quyết vấn đề. Nếu là hiện tượng mang tính tiêu cực thì cần bài trừ, còn tích cực thì sẽ cần phải phát huy. duy trì,...

Liên hệ với chính bản thân mình về hiện tượng, vấn đề đó.

Hiện tượng xã hội
Hiện tượng xã hội

+ Phần kết bài: Tổng kết lại về vấn đề, hiện tượng vừa bàn luận. Khẳng định hay phủ định về vấn đề, hiện tượng đó. 

>> Xem thêm: Câu trần thuật là gì

1.2. Dạng đề 2: Nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý

Dạng đề văn này nói về một tư tưởng, triết lý nhân văn sâu sắc, đạo đức lối sống cũng như các mối quan hệ trong gia đình, xã hội hay các phẩm chất tiêu biểu của con người. 

Những dạng bài thường gặp trong dạng đề nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý có thể kể đến như:

- Những bài viết về phẩm chất, tính cách của con người như sự dũng cảm, lòng yêu nước hay sự khoan dung, lòng nhân ái,...

+ Các câu nói, châm ngôn, danh ngôn, tục ngữ,...

+ Các vấn đề được đặt ra trong các tác phẩm văn học (dạng này cũng có thể được tách ra thành một dạng riêng. Tuy nhiên, về cách làm cũng như triển khai thì khá giống với 2 dạng bài nghị luận xã hội ở trên).

Tư tưởng đạo lý
Tư tưởng đạo lý

Với 2 dạng bài cuối, việc xác định được yêu cầu chính của đề bài thực sự quan trọng và không phải quá dễ dàng. Hai loại này thường sẽ có đề bài mở, vì thế các bạn học sinh cần xác định được đúng yêu cầu chính của đề bài để tránh cho việc lạc đề.

- Cách triển khai bài nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý này như sau:

+ Phần đầu: Giải thích ngữ nghĩa của vấn đề

Các bạn cần giải thích những từ ngữ, hình ảnh ẩn dụ hay chưa rõ bản chất ở trong đề bài.

Thực hiện khái quát lại toàn bộ nội dung, ý chính mà đề bài đưa ra.

+ Phần hai: Bàn luận về vấn đề, tư tưởng đạo lý

Bàn luận về sự đúng đắn, chính xác của vấn đề tư tưởng, đạo lý đó. Các bạn học sinh cần phân tích, chia nhỏ các vấn đề liên quan để có thể đánh giá một cách toàn diện nhất. Dựa vào đó để sử dụng các lý lẽ và lập luận nhằm mục đích khẳng định hay bác bỏ các biểu hiện sai lệch. Lưu ý, trong quá trình bàn luận, đánh giá cần có căn cứ rõ ràng và đánh giá một cách khách quan, thận trọng.

Bàn luận về sự đầy đủ và toàn diện của tư tưởng đạo lý được nhắc đến. Với phần đánh giá này, các bạn cần tự đưa ra câu hỏi cho chính mình cũng như đưa ra câu trả lời về sự đầy đủ. Dựa trên các góc độ khác nhau thì liệu tư tưởng đó đã thực sự toàn diện hay chưa? Liệu có cần phải bổ sung thêm điều gì nữa không? Những sự góp ý thêm cần có lý và phù hợp. Không nên mang tính quá khích hoặc bắt buộc.

Bao gồm 3 loại
Bao gồm 3 loại

+ Phần ba: Liên hệ với chính bản thân mình. Rút ra bài học cho bản thân và định hướng hành động. Điều này cần mở rộng cho toàn bộ mọi người hay một bộ phận người nhất định. Những bài học rút ra cần có thái độ khách quan và không nên khuôn sáo một cách trống rỗng.

Đây là các dạng đề nghị luận xã hội thường gặp và cách triển khai cụ thể ở mỗi dạng. Nhìn chung, với các dạng bài này thì những kiến thức thực tế đóng vai trò khá quan trọng. Với việc nắm bắt được các dạng đề nghị luận xã hội chính thì các bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc triển khai bài làm của mình.

>> Xem thêm: Trung tâm luyện thi đại học

2. Một số lưu ý khi làm bài nghị luận xã hội

Trong quá trình làm các bài nghị luận xã hội thì một số lỗi mà rất nhiều bạn học sinh mắc phải có thể kể đến như sau:

- Hay nhầm lẫn giữa các bài nghị luận xã hội được đặt ra từ một tác phẩm văn học với bài nghị luận văn học. 

- Quá tập trung cho việc giải thích, cắt nghĩa của các hình tượng nghệ thuật ở trong bài. trong khi đó phần phân tích, nghị luận xã hội lại làm khá sơ sài và ngắn gọn, đây lại là phần chính của bài nghị luận xã hội. Điều này khiến cho rất nhiều học sinh dễ bị lan man, lạc đề.

- Đưa ra ý kiến của bản thân một cách chủ quan, không hiểu rõ bản chất của vấn đề.

Lưu ý
Lưu ý

Với những lỗi cơ bản này thì trong quá trình làm bài, các bạn học sinh cần lưu ý những vấn đề sau:

- Cần đọc kỹ đề bài và xác định đúng yêu cầu mà đề bài đưa ra.

- Lập dàn ý chi tiết để định hướng đúng bài viết của mình.

- Để bài viết trở nên đáng tin cậy hơn, việc bổ sung ví dụ cụ thể hoặc minh chứng từ thực tế sẽ giúp tăng hiệu quả và giúp các em học sinh có khả năng đạt điểm cao hơn đáng kể. 

- Với những bài nghị luận xã hội về một vấn đề được rút ra từ tác phẩm văn học thì cần thể hiện được mối liên hệ từ nghệ thuật cho tới tình hình thực tế. Bài học rút ra cho chúng ta là gì cũng như những hành động cần được thực hiện để có thể mang lại những giá trị tốt đẹp dựa trên các yếu tố được đưa ra.

- Thêm vào đó, các tác phẩm này có thể là trong chương trình học hoặc cũng có thể là không. Vì thế, việc đọc nhiều và xem nhiều sẽ là cách giúp cho các em học sinh có thể nắm bắt được trọng tâm vấn đề được nhắc tới.

Tránh lạc đề
Tránh lạc đề

- Mọi sự liên hệ thực tế hay đánh giá phân tích đều cần khách quan nhất có thể. Việc đưa ra những đánh giá chủ quan sẽ khiến cho bài viết trở thành phê phán gay gắt hoặc khen quá mức cần thiết. Do đó, những nhận định mang tính vừa phải sẽ là phù hợp hơn để triển khai và thể hiện ở trong các bài nghị luận xã hội của học sinh.

>> Xem thêm: Bài viết về mùa xuân

Một số đề các bạn có thể tham khảo như sau:

cac-dang-de-nghi-luan-xa-hoi (1).doc cac-dang-de-nghi-luan-xa-hoi (1).docx cac-dang-de-nghi-luan-xa-hoi (1).pdf cac-dang-de-nghi-luan-xa-hoi (2).pdf

Trên đây là toàn bộ các thông tin về các dạng đề nghị luận xã hội thường gặp. Mong rằng, qua đây, các bạn học sinh có thể nắm bắt được những chia sẻ hữu ích cho mình để quá trình làm bài nghị luận xã hội trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.

Từ khóa » Cách Xác định Vấn đề Nghị Luận Xã Hội