Văn Nghị Luận Xã Hội Là Gì? - I'm Good
Có thể bạn quan tâm
Nghị luận xã hội là gì?
Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về xã hội, chính trị, đời sống. Đề tài của dạng bài nghị luận xã hội cũng hết sức rộng mở. Nó gồm tất cả những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, một lối sống đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề thiên nhiên môi trường, vấn đề hội nhập, toàn cầu hoá…
Nghĩa là, ngoài những tác phẩm nghị luận văn học (lấy tác phẩm văn học, nhà văn làm đối tượng), tất cả các dạng văn bản viết khác đều có khả năng được xếp vào dạng nghị luận xã hội, chính trị. Trong thể làm văn nghị luận thì 2 môn chứng minh và giải thích là nền tảng cho các loại còn lại. Bình luận hay phân tích thực chất cũng là sự kết hợp pha trộn giữa chứng minh và giải thích. Khi phân tích thì phần giải thích nặng hơn chứng minh, khi bình luận thì phần chứng minh nặng hơn giải thích. Do đó, nắm rõ phương pháp chứng minh và giải thích sẽ giúp cho việc làm văn trở nên dễ dàng hơn.
Xem thêm:
- Bí quyết đạt điểm cao bài văn nghị luận xã hội
- Phương pháp làm bài văn nghị luận chứng minh
- Nghị luận về tư tưởng đạo lý:
1. Kĩ năng phân tích đề:
Phân tích đề là chỉ ra những yêu cầu về nội dung, thao tác lập luận và phạm vi dẫn chứng của đề. Đây là bước đặc biệt quan trọng trong làm văn nghị luận xã hội.
Các bước phân tích đề: Đọc kĩ đề bài ,gạch chân các từ then chốt (những từ chứa đựng ý nghĩa của đề), chú ý các yêu cầu của đề (nếu có), xác định yêu cầu của đề (Tìm hiểu nội dung của đề, tìm hiểu hình thức và phạm vi tư liệu cần sử dụng).
Cần trả lời các câu hỏi sau:
- Đây là dạng đề nào?
- Đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết?
Có thể viết lại rõ ràng luận đề ra giấy.
Có 2 dạng đề:
- Đề nổi, học sinh dễ dàng nhận ra và gạch dưới luận đề trong đề bài.
- Đề chìm, học sinh cần đọc kĩ đề bài, dựa vày ý nghĩa câu nói, câu chuyện, văn bản được trích dẫn mà xác định luận đề.
2. Kĩ năng xác định luận điểm, triên khai luận cứ:
Học sinh cần dựa vào dàn ý chung của kiểu bài nghị luận về tư tưởng đạo lí để xác định các luận điểm cho bài viết. Thông thường, bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí sẽ có những luận điểm chính sau:
- Luận điểm 1: Giải thích tư tưởng đạo lí
- Luận điểm 2: Bình luận, chứng minh tư tưởng đạo lí, phê phán những biểu hiện sai lệch liên quan đến vấn đề
- Luận điểm 3: Bài học rút ra
Để thuyết minh cho luận điểm lớn, người ta thường đề xuất các luận điểm nhỏ. Một bài văn có thể có nhiều luận điểm lớn, mỗi luận điểm lớn lại được cụ thể hoá bằng nhiều luận điểm nhở hơn. Tuỳ vào từng đề bài , học sinh có thể triển khai những luận điểm nhỏ hơn.
- Nghị luận về hiện tượng đời sống:
1. Kĩ năng phân tích đề: Xác định ba yêu cầu:
Yêu cầu về nội dung: Hiện tượng cần bàn luận là hiện tượng nào? Đó là hiện tượng tốt đẹp, tích cực trong đời sống hay hiện tượng mang tính chất tiêu cực, đang bị xã hội lên án, phê phán? Có bao nhiêu ý cần triển khai trong bài viết ? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào?
- Yêu cầu về phương pháp: Các thao tác nghị luận chính cần sử dụng ? Giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích, bác bỏ, so sánh,…
- Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: Bài viết có thể lấy dẫn chứng trong văn học, trong đời sống thực tiễn (chủ yếu là đời sống thực tiễn).
2. Kĩ năng xác định luận điểm, triển khai luận cứ:
Kiểu bài nghị luận về hiện tượng đời sống thường dễ xác định luận điểm ,luận cứ. Học sinh chỉ cần nắm vững dàn ý chung là có thể tìm được các luận điểm phù hợp cho từng đề cụ thể.Thông thường bài văn sẽ có các luận điểm sau :
- Luận điểm 1: Thực trạng
- Luận điểm 2: Nguyên nhân
- Luận điểm 3: Tác hại/tác dụng
- Luận điểm 4: Giải pháp, bài học
Khi viết văn nghị luận xã hội cần phải nắm vững các vấn đề sau:
- Phát huy mọi loại kiến thức, trong nhà trường cũng như trong cuộc sống để so sánh, phát triển, vận dụng vào bài viết sao cho phong phú, sâu sắc, đầy đủ, cô đúc nhất.
- Phải chủ động, mạnh dạn trong khi viết bài, vì không giống với nghị luận văn học, nói chung người viết có thể dựa vào bài học có sẵn, hoặc được thầy cô giáo hướng dẫn, bài nghị luận xã hội hoàn toàn buộc người viết phải chủ động đề xuất chính kiến của mình, có thể đúng hay chưa đúng, được số đông chấp nhận hay không chấp nhận, miễn là nó thuyết phục được người đọc bằng những lí lẽ xác đáng.
- Dạng câu hỏi nghị luận xã hội chỉ được cho tối đa 3 điểm, nên dung lượng bài viết cũng không nên quá dài. Trong yêu cầu cụ thể, đề thi có thể ghi rõ bài viết không vượt quá 600 từ, nghĩa là với khổ giấy thi được sử dụng chính thức như hiện nay, chỉ cần không quá 2 trang, viết ngắn quả là khó hơn viết dài, thí sinh cần phải chú ý thời gian để không bị phân tán tư tưởng, tránh ảnh hưởng đến phần bài làm khác.
----------------
Tham khảo thêm chương trình học cho học sinh lớp 1 -> 11: "Tự tin chinh phục điểm 9-10"
TRUNG BÌNH CHỈ 5K/NGÀY/KHOÁ HỌCCON TỰ HỌC TẠI NHÀ - BỨT PHÁ ĐIỂM SỐ
Từ khóa » Cách Xác định Vấn đề Nghị Luận Xã Hội
-
Cách Xác định đúng Vấn đề Nghị Luận
-
3 Dạng Nghị Luận Xã Hội Và Cách Triển Khai Từng Dạng Bài - CCBOOK
-
Đọc Các đề Bài Sau Và Xác định Vấn đề Nghị Luận Trong Mỗi đề
-
Cách Làm Bài Văn Nghị Luận Xã Hội
-
Các Dạng đề Nghị Luận Xã Hội Và Cách Triển Khai Chi Tiết
-
Văn Nghị Luận Là Gì Và Cách Làm Bài Văn Nghị Luận đạt điểm Cao
-
Các Dạng Nghị Luận Xã Hội Thường Gặp - Tài Liệu Text - 123doc
-
Hai Dạng Bài Nghị Luận Xã Hội Thường Gặp Trong Bài Thi Văn Vào 10
-
Dạng Văn Nghị Luận Xã Hội Thường Gặp - Gia Sư Thăng Long
-
Văn Học Và Những Cảm Nhận - PHƯƠNG PHÁP LÀM NGHỊ LUẬN ...
-
Hướng Dẫn Cách “chém” Các Dạng Bài Nghị Luận Xã Hội - PLO
-
Tìm Hiểu Nghị Luận Xã Hội Là Gì? - Dinhnghia
-
Hướng Dẫn Cách Làm Bài Văn Nghị Luận Xã Hội Và Các Dạng đề Chính
-
Cách Viết đoạn Văn Nghị Luận Xã Hội Chi Tiết Nhất