Các Dạng Nghị Luận Xã Hội Thường Gặp - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo Dục - Đào Tạo
  4. >>
  5. Trung học cơ sở - phổ thông
Các dạng nghị luận xã hội thường gặp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.95 KB, 4 trang )

DẠNG I: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC,HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG1. Khái niệm: Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xãhội?- Là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đángchê hay có vấn đề đáng suy nghĩ như:+ Ô nhiễm môi trường, sự nóng lên của trái đất, nạn phá rừng, thiên tai lũ lụt…+ Bạo hành gia đình, Bạo lực học đường, tai nạn giao thông…+ Tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục…+ Phong trào tiếp sức mùa thi, giúp đỡ đồng bào lũ lụt, tấm gương người tốt,việc tốt, nếp sống đẹp…2. Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội.a. Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bàn luận ( Trực tiếp hoặc gián tiếp ).b. Thân bài:* Giải thích: Nếu trong đề bài có khái niệm, thuật ngữ hoặc các ẩn dụ, hoán dụ,so sánh…cần làm rõ để đưa ra vấn đề bàn luận.* Liên hệ thực tế, nêu ra biểu hiện của vấn đề* Chỉ ra nguyên nhân.* Phân tích các mặt đúng – sai, lợi – hại của vấn đề.- Phân tích tác dụng của vấn đề nếu là hiện tượng tích cực.- Phân tích tác hại của vấn đề nếu là hiện tượng tiêu cực.- Phân tích cả hai mặt tích cực và hạn chế nếu đề có cả hai mặt.* Bảy tỏ quan điểm, ý kiến của mình về sự việc, hiện tượng:Đáng khen hay đáng chê, khâm phục hay lên án, v.v… -> Đưa ra biện pháp giảiquyết ( nếu tiêu cực thì cần phải xóa bỏ, cần phải loại trừ; nếu tích cực thì cầnphải duy trì, vận động, tuyên truyền,...; cần sự tham gia như thế nào của các lựclượng xã hội và của mỗi cá nhân trong cộng đồng).* Liên hệ với bản thân: Chúng ta sẽ có những cách nhìn nhận riêng về sự việc,hiện tượng ấy. Chúng ta sẽ có sự tham dự một cách tích cực với việc xóa bỏ hoặcduy trì, phát triển sự việc, hiện tượng đó ra sao?....c. Kết bài: Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyênDẠNG II: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ.A. Khái niệm: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnhvực tư tưởng, đạo đức, lối sống,…của con người.B. Các dạng bài thường gặp:1. Nghị luận về một phẩm chất, tính cách, trạng thái tâm lí:- Lòng yêu nước, tình cảm gia đình, tình bạn…- Lòng nhân ái, vị tha,…tính trung thực, lòng dũng cảm…chăm chỉ, cần cù…- Lí tưởng sống, mục đích sống…* Với dạng bài này, thì đề bài sẽ nêu trực tiếp vấn đề nghị luận. Ví dụ: Suy nghĩcủa em về lòng yêu nước của thế hệ trẻ hiện nay.2. Nghị luận về một câu nói, ý kiến, nhận định, câu danh ngôn, tục ngữ…- Matin Luther King từng nói: "Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xavì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợcủa người tốt". Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên?- “ Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lậpnên thành tựu”. Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiếntrên.3. Nghị luận về một vấn đề đặt ra trong một tác phẩm văn học ( hoặc một câuchuyện ngắn )* Với dạng bài 2 và 3, thì đề bài sẽ nêu gián tiếp vấn đề nghị luận. Cái khó củahai dạng bài trên là phải xác định đúng vấn đề, nếu xác định sai chúng ta sẽ làmsai cả bài hoặc lạc đề. Chỉ cần đọc mở bài và giải thích là người chấm sẽ biết cácem có hiểu vấn đề hay không?C. Cách làm bài:I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.II. Thân bài:1. Giải thích:- Giải thích từ ngữ, hình ảnh còn ẩn ý hoặc chưa rõ nghĩa TRƯỚC.- Khái quát ý nghĩa, nội dung của toàn bộ tư tưởng đạo lí mà đề bài yêu cầu ( ýkiến, câu nói, nội dung câu chuyện…)2. Bàn luận:a. Bàn luận tính đúng đắn, chính xác, sâu sắc của tư tưởng, đạo lí:- Phân tích, chia tách tư tưởng đạo lí thành các khía cạnh để xem xét, đánh giá.- Dùng lí lẽ, lập luận và dẫn chứng để chứng minh tính đúng đắn, đồng thời bácbỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề tư tưởng, đạo lí.- Khi bàn luận, đánh giá cần thận trọng, khách quan, có căn cứ vững chắc.b. Bàn luận tính đầy đủ, toàn diện của tư tưởng, đạo lí:- Người viết nên tự đặt ra và trả lời các câu hỏi: Tư tưởng đạo lí ấy đã đầy đủ,toàn diện chưa? Có thể bổ sung thêm điều gì?- Người viết cần lật đi lật lại vấn đề, xem xét từ nhiều góc độ, nhiều quan hệ đểđánh giá và bổ sung cho hợp lí, chính xác.- Người viết cần có bản lĩnh, lập trường tư tưởng vững vàng, cần có suy nghĩriêng, dám đưa ra chính kiến riêng, miễn là có lí, có tinh thần xây dựng và phùhợp đạo lí.3. Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống:- Bài học phải được rút ra từ chính tư tưởng, đạo lí mà đề yêu cầu, phải hướngtới tuổi trẻ, phù hợp và thiết thực với tuổi trẻ, tránh chung chung, trừu tượng.- Nên rút ra 2 bài học, một về nhận thức, một về hành động.- Bài học cần được nêu chân thành, giản dị, tránh hô khẩu hiệu, tránh hứa suông.III. Kết bài:- Đánh giá ngắn gọn, khái quát về tư tưởng, đạo lí.- Phát triển, liên tưởng, mở rộng, nâng cao vấn đề.

Tài liệu liên quan

  • Nghị luận xã hội:Thương người như thể thương thân - văn mẫu Nghị luận xã hội:Thương người như thể thương thân - văn mẫu
    • 1
    • 11
    • 34
  • Nghị luận xã hội: Là ngườisống phải có tình thương ppsx Nghị luận xã hội: Là ngườisống phải có tình thương ppsx
    • 7
    • 623
    • 0
  • Chuyên đề cách làm văn nghị luận xã hội và các dạng đề có dàn ý Chuyên đề cách làm văn nghị luận xã hội và các dạng đề có dàn ý
    • 34
    • 3
    • 2
  • Nghị luận xã hội  học vấn có chùm rễ đắng nhưng quả lại rất ngọt Nghị luận xã hội học vấn có chùm rễ đắng nhưng quả lại rất ngọt
    • 2
    • 953
    • 1
  • Nghị luận xã hội về mái ấm tình thương Nghị luận xã hội về mái ấm tình thương
    • 6
    • 874
    • 1
  • Văn nghị luận xã hội ôn thi đại học cao đẳng Văn nghị luận xã hội ôn thi đại học cao đẳng
    • 61
    • 1
    • 0
  • Tuyển tập các dạng bài văn nghị luận xã hội  ôn thi vào 10 Tuyển tập các dạng bài văn nghị luận xã hội ôn thi vào 10
    • 97
    • 1
    • 5
  • Nghị luận xã hội về yêu thương Nghị luận xã hội về yêu thương
    • 2
    • 587
    • 1
  • Nghị luận xã hội về yêu thương Nghị luận xã hội về yêu thương
    • 2
    • 279
    • 0
  • các đề văn nghị luận xã hội các đề văn nghị luận xã hội
    • 56
    • 2
    • 1

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(63.95 KB - 4 trang) - Các dạng nghị luận xã hội thường gặp Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Cách Xác định Vấn đề Nghị Luận Xã Hội