Hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận xã hội và các dạng đề chính 2020-02-13T20:28:35+07:002020-02-13T20:28:35+07:00https://sachgiai.com/Van-hoc/huong-dan-cach-lam-bai-van-nghi-luan-xa-hoi-va-cac-dang-de-chinh-12991.html/themes/whitebook/images/no_image.gifSách Giảihttps://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.pngThứ năm - 13/02/2020 20:28 I. CÁC DẠNG ĐỀ CHÍNHNghị luận xã hội trong nhà trường phổ thông có ba dạng chính:- Bàn về một vấn đề tư tưởng - đạo lí thông qua những nhận xét, phán đoán về tinh thần, tình cảm, tư tưởng, đạo lí, lối sống...- Bàn về một hiện tượng, con người, sự việc có thật trong cuộc sống ở mọi phương diện, mọi khía cạnh của nó.- Bàn về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.Mỗi dạng bài lại có những đòi hỏi và phương pháp triển khai riêng. II. CÁCH LÀM BÀI1. Nghị luận về một tư tưởng - đạo líĐối với học sinh trong nhà trường phổ thông, do tâm lý, lứa tuổi, tầm nhận thức nên những vấn đề đặt ra để bàn luận không phải là những vấn đề quá phức tạp, lớn lao mà chỉ là những khía cạnh đạo đức, tư tưởng, tình cảm gắn liền với cuộc sống hàng ngày như tình cảm quê hương, gia đình, bạn bè, ý thức trách nhiệm, tinh thần học tập, phương pháp nhận thức...Những vấn đề này có thể đặt ra một cách trực tiếp, nhưng thường là được gợi mở qua một câu danh ngôn (tục ngữ, ca dao, câu nói của các bậc hiền triết, các lãnh tụ, các nhà văn hóa, khoa học, nhà văn nổi tiếng...).Đối vói dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí, để giải quyết vấn đề, ta cần lưu ý cách xem xét nó từ nhiều góc độ. Cách đơn giản nhất là thử đặt ra và trả lời những câu hỏi. Sau đây là một số dạng câu hỏi chính:- Nó là gì?- Nó như thế nào?- Vì sao lại như thế?- Như thế thì có ý nghĩa gì với cuộc sống, với con người, với bản thân?Từ việc dặt ra và trả lòi các câu hỏi, có thể hình dung một bài văn nghị luận về một tư tưởng dạo lí cần được triển khai theo ba bước cơ bản sau:- Giải thích, cắt nghĩa- Lý giải- Đánh giáCụ thể như sau:Bước 1: Giải thích, cắt nghĩaTuỳ theo từng yêu cầu cụ thể mà mức độ và cách giải thích có thể sẽ khác nhau. Chẳng hạn, với câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu “Hỏi thời ta phải rói ra / Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”, điều cần giải thích trước hết là khái niệm “ghét” và “thương” rồi trên cơ sở đó giải thích, cắt nghĩa nội dung ý thơ Nguyễn Đình Chiểu. Với lời dạy của Phật “Giọt nước chỉ hòa vào giữa biển cả mới không cạn mà thôi”, trước hết cần xác định nghĩa đen của những từ “giọt nước”, “biển cả”, “không cạn” rồi suy luận ra nghĩa bóng. Với quan niệm của Trịnh Công Sơn “Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn trôi đời suối, sống trên đời cần có một tấm lòng, dù chỉ là để gió cuốn đi”, cần lần lượt giải thích các mệnh đề, các hình ảnh “sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn trôi đời suối”, “tấm lòng”, “cần có tấm lòng”, “tấm lòng để gió cuốn đi” để trên cơ sở đó xác định chính xác nội dung thông điệp được gửi gắm trong câu nói.Có những đề bài, khâu giải thích có thể làm rất gọn gàng, đơn giản, nhất là khi trong yêu cầu, nhận định không có những khái niệm phức tạp, khó hiểu hay những hình ảnh có khả năng khơi gợi những tư tưởng sâu xa. Thế nhưng lại có những đề bài, khâu giải thích cần làm rất công phu. Chẳng hạn với quan niệm của Viên Mai “Làm người không thể không phân biệt giữa nhu mì và nhu nhược, giữa cứng cỏi và cường bạo, giữa tiết kiệm và keo kiệt, giữa trung hậu và khờ khạo, giữa sáng suốt và cay nghiệt, giữa tự trọng và tự đại, giữa khiêm tốn và hèn hạ. Mấy cái đó hình như giống nhau mà thực khác nhau”, có rất nhiều các mệnh đề cần giải thích như “làm người” phân biệt “cường bạo và cứng cỏi”, “nhu mì và nhu nhược”, “keo kiệt và tiết kiệm”, “tự trọng và tự đại”, “trung hậu và khờ khạo” “khiêm tốn và hèn hạ”, “sáng suốt và cay nghiệt”... Bởi vì nếu không giải thích tận tường tận những mệnh đề ấy sẽ không xác định nổi ý nghĩa, phạm vi nghĩa trong quan điểm của Viên Mai.Bước 2: Lí giảiBản chất của thao tác này là giảng giải cái nghĩa lý của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ bản chất vấn đề cùng với các khía cạnh, các mối quan hệ của nó.Để làm được việc này, chúng ta cần tách vấn để thành các khía cạnh nhỏ để xem xét nghiên cứu. Cách đơn giản nhất là đặt ra các câu hỏi để khảo sát, tìm hiểu. Muốn đặt ra được những câu hỏi thật sự cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu đề, cần làm thật tốt khâu giải thích để xác định chính xác vấn đề mà đề bài đặt ra cùng với các khía cạnh, phương diện của nó. Chỉ khi ấy mới có thể xác định được những gì cần lí giải cho vấn đề trở nên sáng tỏ rõ ràng.Chẳng hạn với vấn đề nhận thức đặt ra trong quan niệm của J. Houston “Chúng ta sẽ nắm được 10% những gì đọc được, 15% những gì nghe thấy và 80% những gì tự trải nghiệm” thì sau khi giải thích để xác định rằng chúng ta chỉ nắm được phần nhỏ những gì mình đọc được, nghe thấy và sẽ nắm được phần lớn những gì tự trải nghiệm, chúng ta có thể đặt ra những câu hỏi sau:- Vì sao chúng ta chỉ tiếp thu được 1 phần nhỏ những gì đọc được, nghe thấy?- Vì sao chúng ta sẽ nắm được phần lớn những gì tự trải nghiệm?Việc suy nghĩ tìm câu trả lời sẽ giúp ta tháo gỡ dần để tiếp cận và nắm vững bản chất vấn đề. Với câu hỏi thứ nhất, chúng ta cần thấy rõ những khía cạnh sau:- Vì mỗi chúng ta đều chỉ có một giới hạn về năng lực, một giới hạn về chuyên môn và một giới hạn về phạm vi hiểu biết nên không phải những gì ta đọc được, nghe thấy đều có thể hiểu hết được.- Vì trong trường hợp đó, sự tiếp thu của chúng ta chỉ là tiếp thu một cách gián tiếp qua hiểu biết, nhận thức, cách nhìn và cách lí giải của người khác.- Vì những gì đọc được, nghe thấy mà chưa có sự kiểm nghiệm trong thực tế thì ý nghĩa, giá trị của nó chưa thể bộc lộ rõ ràng trọn vẹn.Với câu hỏi thứ hai, chúng ta cần thấy được những khía cạnh sau:- Khi trải nghiệm, chúng ta sẽ nắm bắt trực tiếp vấn đề trong ý nghĩa thực tế của nó.- Khi trải nghiệm, dù thành công hay thất bại ta cũng có được những kinh nghiệm thực tế để giải quyết vấn đề.- Khi tự trải nghiêm, ta sẽ phải vận dụng toàn bộ năng lực, hiểu biết trong quá trình tích luỹ trước đó để ứng phó, xử lý với tình huống cụ thể, đó chính là điều kiện để ta nắm bắt nó một cách trọn vẹn hơn.Bước 3: Đánh giáĐây là phần việc để học sinh bộc lộ nhận thức về vấn đềở mức độ cao nhất, cũng là phần việc gây khó khăn cho học sinh nhiều nhất.Vì vậy, trước hết chúng ta cần đánh giá vấn đề ở các bình diện, khía cạnh khác nhau: ý nghĩa tư tưởng, ý nghĩa thực tế, mức độ đúng - sai, đóng góp - hạn chế...Từ sự đánh giá trên các bình diện, ta cần nhìn nhận giá trị của vấn đề như một bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tình cảm, tư tưởng để tự mình bồi đắp, nâng cao kinh nghiệm sống, kinh nghiệm ứng xử trong đời sống.Ngoài ra, tùy theo yêu cầu và tính chất cụ thể của từng đề bài mà học sinh có thể bổ sung thêm phần liên hệ - mở rộng. Phần này nên có trong những đề bài đề cập đến những vấn đề gắn liền hoặc gần gũi với đời sống của lứa tuổi học sinh. Ví dụ: phương pháp học tập, tích lũy kiến thức, quan hệ bạn bè, cách sống và cách ứng xử...ở những đề bài như thế, việc liên hệ - mở rộng cũng chứng tỏ mức độ hiểu và khả năng cảm nhận vấn đề của học sinh.2. Nghị luận về một hiện tượng đời sốngKhác với dạng đề bàn về một tư tưởng đạo lí, dạng đề này thường nêu lên một hiện tượng có thật trong đời sống. Đó có thể là một hiện tượng tích cực, nhưng cũng có thể là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội, hoặc một hiện tượng có cả hai mặt tích cực lẫn tiêu cực... Như thế đòi hỏi người viết tăng nhận thức của bản thân phải thể hiện được chủ kiến của mình, bằng phân tích và lập luận để ca ngợi và biểu dương cái đẹp, cái tốt, cái thiện (chân, thiện, mĩ) và lên án, vạch trần cái xấu, cái ác, cái phi nhân... Tất nhiên những hiện tượng đời sống nêu trong các đề văn dạng này vừa phải gần gũi với tuổi trẻ học đường vừa có ý nghĩa lớn lao đối với cả cộng đồng dân tộc và thế giới. Để luyện tập viết các bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống, trước hết cần biết nhận diện hiện tượng ấy (sự việc, con người): các biểu hiện, các dạng tồn tại, thậm chí cần cả những số liệu cụ thể. Thực hiện thao tác này đòi hỏi học sinh một sự hiểu biết và quan tâm đến các vấn đề đang tồn tại trong đời sống xã hội hiện nay. Nghĩa là không phải đợi tới lúc nhận đề bài mới tìm hiểu mà các em nên có sự chuẩn bị từ trước bằng việc chú ý nghe thời sự hàng ngày, cập nhật thông tin về các vấn đề trong nước cũng như quốc tế. Tất nhiên không phải hiện tượng nào cũng được đặt ra trong các đề NLXH mà phải là những gì có ý nghĩa sâu sắc, tạo ảnh hưởng rộng - và thường là ảnh hưởng xấu đến đời sống cộng đồng và cuộc sống của chính lứa tuổi học sinh: ô nhiễm môi trường, an toàn giao thông, các căn bệnh xã hội như HIV/A1DS, các tệ nạn như nghiện ma túy, mại dâm, các thói quen xấu như ham mê internet, hút thuốc lá, quay cóp bài trong giờ kiểm tra... Tất nhiên, cũng có khi người ra đề đưa ra những hiện tượng có ảnh hưởng tích cực làm đề tài bàn luận như việc triển khai quỹ “vì người nghèo”, sự trở lại với trào lưu sống giản dị, phong trào thanh niên tình nguyện hay những tấm gương hiếu thảo, vượt khó của thanh thiếu niên... Khi phản ánh thực trạng, ta cần đưa ra những con số, những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ vì chính sự cụ thể của thông tin sẽ tạo sức thuyết phục cho những ý kiến đánh giá sau đó. Chẳng hạn, muốn bàn về tình trạng ô nhiễm nguồn nước, cần tìm thông tin về những con sông đang bị ô nhiễm nặng nhất, mức độ ô nhiễm cụ thể, các loại chất gây ô nhiễm hiện có mặt trong nguồn nước sông... Muốn bàn về nạn bạo hành với phụ nữ, cần tìm hiểu xem trong xã hội hiện tại người phụ nữ phải đối mặt với những kiểu - dạng bạo hành như thế nào, tỉ lệ phụ nữ phải sống chung với nạn bạo hành...Sau khi xác định rõ thực trạng, cần phân tích hiện tượng ở các mặt nguyên nhân, hậu quả và cố gắng tìm các giải pháp để giải quyết thực trạng đó. Việc này không quá khó. Chỉ cần chú ý một chút tới cách nói của các phóng viên, bình luận viên trên các báo, đài, chú ý quan tâm đến dư luận xã hội và chịu khó tìm hiểu cuộc sống xung quanh mình là các em sẽ làm được. Tuy nhiên, khi nghe và tiếp nhận thông tin, dư luận, cần có sự tỉnh táo để xem xét, chọn lọc và xử lí đích đáng trên cơ sở hiểu biết và cố gắng xây dựng một lập trường tư tưởng vững vàng, tránh chạy theo dư luận không chính thống mà dẫn tới chủ quan, hồ đồ khi phân tích, đánh giá hiện tượng. Lưu ý là khi phân tích nguyên nhân nên chú ý tới các mặt khách quan- chủ quan. Chẳng hạn, với hiện tượng tai nạn giao thông thì nguyên nhân khách quan là do hệ thống giao thông còn nhiều bất cập (cách phân luồng, phân tuyến, hệ thống biển báo chỉ dẫn, chất lượng của phương tiện tham gia giao thông...), nguyên nhân chủ quan là người tham gia giao thông chưa ý thức đầy đủ về trách nhiệm, chưa nắm vững luật pháp, chưa chú ý đúng mức tới vấn đề an toàn... Khi đánh giá hậu quả cần xem xét ở các phạm vi cá nhân - cộng đồng, hiện tại - tương lai... Ví dụ: nạn bạo hành phụ nữ gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ với chính người phụ nữ về mọi mặt sức khỏe cũng như tâm lý mà còn ảnh hưởng đến toàn xã hội trong cả quá trình phát triển lâu dài; hiện tượng nghiện internet không chỉ làm hao tổn về sức lực, tiền của, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách cá nhân mà còn tạo mầm mống cho những bất ổn trong xã hội. Còn khi tìm giải pháp, ta cần xem lại phần nguyên nhân vì chính nó là gợi ý tốt nhất. Chẳng hạn một trong những nguyên nhân của nạn bạo hành phụ nữ là nhận thức về bình đẳng giới thì một trong những giải pháp khắc phục tình trạng này là tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức và ý thức về bình đẳng giới cho cộng đồng, nguyên nhân của tai nạn giao thông là do người tham gia giao thông chưa có ý thức trách nhiệm, chưa nắm vững luật pháp và chưa chú ý đầy đủ đến sự an toàn thì một trong những giải pháp có thể thực hiện là tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông, xây dựng chế tài xử phạt đối với những trường hợp vi phạm an toàn giao thông...Về cơ bản, bài nghị luận về hiện tượng đời sống cần là sự bộc lộ vốn hiểu biết và lập trường, thái độ của người viết về hiện tượng được nêu. Vì vậy, bên cạnh việc nắm vững các bước cơ bản trong quá trình làm bài, người viết còn cần thể hiện tiếng nói cá nhân và quan điểm đánh giá thật rõ ràng, sắc sảo, bài viết mới có sức thuyết phục.3. Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn họcĐây là dạng để tổng hợp, đòi hỏi học sinh kiến thức về cả hai mảng văn học và đời sống, cũng đòi hỏi cả kĩ năng phân tích văn học và kĩ năng phân tích, đánh giá các vấn đề xã hội. Nghĩa là có thể kiểm tra được người viết về cả kiến thức văn học và kiến thức đời sống. Đề thường xuất phát từ một vấn đề xã hội giàu ý nghĩa có trong một tác phẩm văn học nào đó để yêu cầu HS bàn bạc rộng ra về vấn đề xã hội đó. Vấn đề xã hội được bàn bạc có thể rút ra từ một tác phẩm văn học đã học trong chương trình nhưng cũng có thể người viết phải rút ra từ một câu chuyện chưa được học (thường là một câu chuyện ngắn gọn, giàu ý nghĩa - truyện mini).Để làm dạng bài này, người viết trước hết phải phân tích tác phẩm theo hướng làm rõ vấn đề xã hội cùng vói các khía cạnh, các phương diện biểu hiện của nó. Chẳng hạn, trong sách giáo khoa lớp 11 nâng cao có đề bài sau: Từ bài thơ Tiến sĩ giấy của nhà thơ Nguyễn Khuyến, anh (chị) hãy viết bài văn bàn về danh và thực trong cuộc sống hiện nay. Với đề bài này, trước hết cần phân tích sơ lược bài thơ Tiến sĩ giấy để xác định vấn đề mà Nguyễn Khuyến đặt ra là sự mâu thuẫn giữa cái danh tiến sĩ với cái thực tầm thường, thấp kém về cả năng lực và vai trò của ông tiến sĩ trong xã hội đương thời khiến cho danh hiệu tiến sĩ cao quý là thế lại hóa thành giả dối đáng khinh và những nỗ lực học hành để cầu chút công danh lại hóa thành đáng thương, thảm hại. Sau khi đã xác định chính xác vấn đề, cần xem xét ý nghĩa của nó trong tác phẩm, trong cuộc sống ở thòi điểm tác phẩm ra đời và ý nghĩa của vấn đề đó với cuộc sống hôm nay. Bài thơ Tiến sĩ giấy ra đời vào thời kì đất nước đã rơi vào họa xâm lăng, bút nghiên, chữ nghĩa của ông tiến sĩ không đủ để cứu nước, cứu đời, tài cán của ông tiến sĩ không đủ để đuổi giặc. Đó là chưa kể đến chuyện xã hội giao thời lố lăng, chuyện mua quan bán tước chả khác chi mua bán những món hàng thông thường thì cái danh tiến sĩ lại càng không đáng giá. Khi bàn về vấn đề trong mối liên hệ với cuộc sống hiện tại, ta sẽ tùy theo tính chất của vấn đề mà có cách xử lí cụ thể. Nếu vấn đề đặt ra mang màu sắc tư tưởng - đạo lí, cần trở lại với mô hình cắt nghĩa - lí giải - đánh giá. Nếu vấn đề đặt ra là một hiện tượng đời sống, cần trở lại với mô hình thực trạng - nguyên nhân - kết quả (hậu quả) – đề xuất ý kiến (nêu giải pháp). Chẳng hạn với đề bài “Đọc truyện Tấm Cám, anh (chị) có suy nghĩ gỉ về cuộc đấu tranh giữa người tốt và kẻ xấu, cái thiện và cái ác trong xã hội xưa và nay”, sau khi nói về truyện Tấm Cám và cuộc đấu tranh giữa người tốt và kẻ xấu, cái thiện và cái ác trong xã hội thời xưa, cần thấy rằng đây là một hiện tượng đời sống tồn tại trong cuộc sống mọi thời. Xác định được điều này khi chuyển sang bàn về cuộc đấu tranh trong xã hội ngày nay, cần nhìn nhận rõ thực trạng về sự tồn tại của cái xấu, cái ác trong xã hội hiện tại, nguyên nhân, hậu quả của hiện tượng này và đề xuất giải pháp khắc phục. Cũng có những vấn đề vừa mang màu sắc tư tưởng - đạo lí lại vừa mang dáng dấp của một hiên tượng đời sống. Để xử lí loại vấn đề như thế cần có sự linh hoạt trong cách thức. Chẳng hạn, vấn đề danh và thực là một vấn đề thuộc về nhận thức, tư tưởng song cách ứng xử với cái danh và cái thực lại là một hiện tượng đời sống khá phức tạp thì để bàn về danh và thực trong cuộc sống hôm nay, ta cần hiểu khái niệm “danh”, “thực”, mối quan hệ cần có giữa hai vấn đế này, tác dụng, ý nghĩa của sự tương xứng giữa danh và thực cũng như tác hại của mối quan hệ khập khiễng giữa chúng. Bước tiếp theo, cần phân tích thực tế quan hệ giữa danh và thực trong đời sống xã hội hiện nay ở các mặt thực trạng, nguyên nhân, kết quả và hậu quả của mối quan hệ này. Cuối cùng, người viết nên có một phần nêu kinh nghiệm, bài học nhân sinh mà mình nhận thức được, đúc rút ra từ toàn bộ quá trình tìm hiểu vấn đề. Với vấn đề danh và thực thì bài học rút ra là không nên chạy theo những thứ danh tiếng hão song cũng không nên thờ ơ, coi thường cái danh, cần tu bổ cho cái thực để cái danh đáng được tôn trọng.Cần lưu ý là dạng bài này rất dễ lẫn với bài nghị luận văn học vì buộc phải có khâu phân tích tác phẩm để xác định vấn đề cần nghị luận. Để tránh nhầm lẫn, cần xác định và phân biệt rõ sự khác biệt về mục đích và cách thức tiến hành. Mục đích của nghị luận văn học là bàn bạc, phân tích để đánh giá chất lượng về nội dung-nghệ thuật của văn bản tác phẩm, còn mục đích của nghị luận xã hội là phân tích, đánh giá để đưa ra ý kiến về vấn đề xã hội được đặt ra ở văn bản tác phẩm đó. Vì thế khi làm bài nghị luận văn học, cần cắt nghĩa, bình giá cái hay, vẻ đẹp của các yếu tố của văn bản như ngôn ngữ, hình tượng về cả hai phương diện nội dung ý nghĩa và đặc sắc nghệ thuật còn khi làm bài nghị luận xã hội lại chỉ cần chú ý đến mặt nội dung. Hơn nữa, với nghị luận văn học, việc phân tích văn bản là mục đích còn trong nghị luận xã hội nó lại chỉ là phương tiện, là thao tác đầu tiên khởi đầu cho cả một quá trình sau đó.(Chú ý:- Các mô hình cho các dạng đề được nêu ở trên chỉ là tương đối, người viết nên có sự linh hoạt khi vận dụng chứ không nên áp dụng máy móc vì mọi sự áp dụng máy móc đều có thể dẫn tới những cấu trúc bất hợp lí.- Trong một bài văn nghị luận, bên cạnh việc cắt nghĩa, lí giải và đánh giá vấn đề đặt ra, khâu chứng minh cũng rất quan trọng. Nó chứng tỏ mức độ hiểu và chủ động trong xử lí vấn đề của người viết. Tuy nhiên, đề bài viết gọn, tránh trùng lặp, không nhất thiết phải tổ chức thành một phần riêng cho việc chứng minh. Học sinh nên linh hoạt gắn việc chứng minh với các khâu khác trong quá trình viết bài. Mỗi ý kiến lí giải, đánh giá đều có thể gắn với thực tiễn đời sống để chứng minh tính thực té, chân xác của nó. Chẳng hạn, khi lí giải vì sao chúng ta chỉ tiếp thu được phần nhỏ những gì đọc được, nghe thấy, ý đầu tiên là “vì mỗi chúng ta chỉ có một giới hạn về năng lực chuyên môn và một giới hạn về phạm vi hiểu biết nên không phải những gì đọc được, nghe thấy đều có khả năng hiểu và nắm bắt hết được”, người viết có thể đưa luôn dẫn chứng chứng minh: với trình độ của học sinh phổ thông, việc tiếp thu các sách nghiên cứu chuyên sâu là điều khó khăn vì ngay hệ thống thuật ngữ chuyên môn đã là một rào cản đáng kể. Hay khi nói về sự khác nhau giữa các khái niệm “cứng cỏi” và “cường bạo”, học sinh có thể lấy dẫn chứng chứng minh cho cách hiểu của mình: người chiến sĩ cộng sản bất chấp sự tra tấn để giữ bí mật cách mạng, sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ là cứng cỏi; kẻ côn đồ lưu manh dùng vũ lực để khống chế, ép buộc hoặc làm tổn hại tới người khác vì mục đích cá nhân xấu xa là cường bạo... Việc kết hợp các thao tác như vậy sẽ khiến bài viết uyển chuyển, linh hoạt hơn.- Để một bài nghị luận xã hội có được sự sinh động, hấp dẫn rất cần có hệ thống dẫn chứng thích hợp. Đó phải là những dẫn chứng từ thực tế đời sống, càng xác thực, cụ thể càng có sức thuyết phục cao. Nên hạn chế việc lấy dẫn chứng trong tác phẩm văn học vì dù tác phẩm văn học có phản ánh thực tế đời sống thì nó vẫn là sản phẩm của sự hư cấu, tưởng tượng. Hơn nữa việc lấy dẫn chứng trong tác phẩm còn có thể làm nhòe ranh giới giữa nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Có dẫn chứng rồi thì việc đưa lúc nào và đưa như thế nào cũng là vấn đề cần xem xét, cân nhắc. Không nên kể lể dài dòng mà nên thuật lại một cách ngắn gọn, nhấn đậm vào khía cạnh ứng dụng của dẫn chứng đối với ý cần trình bày. Đưa dẫn chứng cần đúng lúc, đúng chỗ và có tính mục đích chứ không nên tùy tiện. Chẳng hạn, dẫn chứng cho thực trạng bạo hành phụ nữ là câu chuyện về em Nguyễn Thị Bình hơn mười năm bị chủ đánh đập, những vụ buôn bán phụ nữ ra nước ngoài, sự kiện người chồng đánh đập rồi nhốt vợ vào lồng chó - những sự kiện gây xôn xao dư luận thời gian gần đây. Dẫn chứng cho hậu quả của tình trạng nghiện internet là việc một thanh niên Hàn Quốc gục chết sau 48 giờ ngồi chơi điện tử, vụ giết người man rợ của một học sinh THCS vì cần tiền chơi game... Đưa dẫn chứng nên kèm theo thái độ, quan điểm đánh giá rõ ràng trên cơ sỏ lập trường nhân văn và tinh thần vì sự tiến bộ chung để làm nổi bật tính tư tưởng của bài viết.- Khi liên hệ, người viết cần có thái độ chân thành và nghiêm túc, tránh cách nói sáo mòn, gượng ép giả tạo.- Ngoài ra, việc viết mở bài sao cho hấp dẫn cũng rất quan trọng để tạo ấn tượng tốt cho người chấm. Một mở bài hay phải vừa giới thiệu chính xác vừa dẫn dắt hợp lí, sinh động vấn đề đặt ra. Muốn viết được một mở bài hay vì thế cần làm tốt khâu tìm hiểu đề để xác định chính xác vấn đề được đặt ra. Sau đó tìm một chi tiết, sự việc, câu chuyện... có ý nghĩa gần gũi hoặc tương đương để dẫn dắt, không nên đột ngột vào đề, càng không nên giới thiệu cộc lốc, cụt ngủn vì sẽ tạo cảm giác về sự vụng về, thô thiển. Bản quyền bài viết thuộc về Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này. Tags: Hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận xã hội
Ý kiến bạn đọc
Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích
Theo dòng sự kiện
Đề thi thử THPT QG môn Hoá học năm 2023 (Đề 2)
Đề thi thử THPT QG môn GD Công dân năm 2023 (Đề 2)
Xem tiếp...
Những tin mới hơn
Hãy phân tích tuỳ bút Người lái đò trên sông Đà để làm rõ những đặc sắc của thể tuỳ bút và của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân
Em hãy kể lại một kỉ niệm gắn bó với em và nêu những suy nghĩ của em về kỉ niệm đó
Những tin cũ hơn
Hãy phân tích những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết văn chính luận ở Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
Anh (chị) bày trình bày những cảm nhận cúa mình về đoạn văn tả cảnh gặp gỡ đầu tiên giữa bà cụ Tứ và người con dâu trong truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân)
Lớp 1
Kết nối tri thức
Tiếng Việt 1
Toán 1
Giáo dục thể chất 1
Mỹ thuật 1
Chân trời sáng tạo
Tiếng Việt 1
Toán 1
Cánh diều
Âm nhạc 1
Giáo dục thể chất 1
Hoạt động trải nghiệm 1
Toán 1
Tự nhiên và xã hội 1
Lớp 2
Kết nối tri thức
Toán 2
Tiếng Việt 2
Chân trời sáng tạo
Tiếng Việt 2
Toán 2
Cánh diều
Toán 2
Tiếng Việt 2
Lớp 3
Kết nối tri thức
Tiếng Việt 3
Toán 3
Cánh diều
Tiếng Việt 3
Toán 3
Chân trời sáng tạo
Tiếng Việt 3
Toán 3
Lớp 4
Kết nối tri thức
Tiếng Việt 4
Toán 4
Chân trời sáng tạo
Tiếng Việt 4
Toán 4
Cánh diều
Tiếng Việt 4
Toán 4
Lớp 5
Kết nối tri thức
Tiếng Việt 5
Toán 5
Cánh diều
Tiếng Việt 5
Toán 5
Chân trời sáng tạo
Tiếng Việt 5
Toán 5
Lớp 6
Kết nối tri thức
Ngữ Văn 6
Toán 6
Tiếng Anh 6 Global Success
Lịch sử và Địa lí 6
Giáo dục công dân 6
Tin học 6
Cánh diều
Giáo dục công dân 6
Ngữ Văn 6
Toán 6
Chân trời sáng tạo
Ngữ Văn 6
Toán 6
Giáo dục công dân 6
Lớp 7
Kết nối tri thức
Ngữ Văn 7
Toán 7
Tiếng Anh 7 Global Success
Giáo dục công dân 7
Lịch sử và Địa lí 7
Khoa học tự nhiên 7
Tin học 7
Công nghệ 7
Cánh Diều
Ngữ Văn 7
Toán 7
Khoa học tự nhiên 7
Chân trời sáng tạo
Ngữ Văn 7
Toán 7
Mĩ thuật 7
Âm nhạc 7
Lớp 8
Kết nối tri thức
Ngữ Văn 8
Toán 8
Khoa học tự nhiên 8
Giáo dục công dân 8
Tin học 8
Lịch sử và Địa lí 8
Công nghệ 8
Tiếng Anh 8 Global Success
Cánh Diều
Ngữ Văn 8
Toán 8
Công Dân 8
Chân trời sáng tạo
Ngữ Văn 8
Toán 8
Lớp 9
Kết nối tri thức
Ngữ Văn 9
Toán 9
Khoa học tự nhiên 9
Giáo dục công dân 9
Tin học 9
Lịch sử và Địa lí 9
Tiếng Anh 9 Global Success
Công nghệ 9
Cánh Diều
Ngữ Văn 9
Toán 9
Chân trời sáng tạo
Ngữ Văn 9
Toán 9
Lớp 10
Kết nối tri thức
Ngữ Văn 10
Toán 10
Kinh tế và Pháp luật 10
Tiếng Anh 10 Global Success
Lịch Sử 10
Địa Lí 10
Vật Lí 10
Hoá học 10
Sinh học 10
Công nghệ trồng trọt 10
Công nghệ thiết kế 10
Quốc Phòng và An Ninh 10
Tin học 10
Cánh Diều
Ngữ Văn 10
Toán 10
Kinh tế và Pháp luật 10
Tin học 10
Hoá học 10
Lịch sử 10
Địa Lí 10
Sinh học 10
Vật lí 10
Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
Công nghệ trồng trọt 10
Công nghệ thiết kế 10
Chân trời sáng tạo
Ngữ Văn 10
Toán 10
Lịch Sử 10
Địa Lí 10
Sinh học 10
Vật Lí 10
Hoá học 10
Quốc Phòng và An Ninh 10
Kinh tế và Pháp luật 10
Tiếng Anh 10 Friends plus
Lớp 11
Kết nối tri thức
Ngữ Văn 11
Toán 11
Hoá học 11
Sinh học 11
Địa Lí 11
Lịch Sử 11
Vật Lí 11
Kinh tế và Pháp luật 11
Công nghệ 11 Chăn nuôi
Công nghệ 11 Cơ khí
Tin học 11 Ứng dụng
Tin học 11 Khoa học máy tính
Tiếng Anh 11 Global Success
Cánh Diều
Ngữ Văn 11
Toán 11
Hoá học 11
Lịch Sử 11
Địa Lí 11
Sinh học 11
Vật Lí 11
Tin học 11 Ứng dụng
Tin học 11 Khoa học máy tính
Tiếng Anh 11 Explore New Worlds
Quốc phòng và An ninh 11
Kinh tế và Pháp luật 11
Công nghệ 11 Chăn nuôi
Công nghệ 11 Cơ khí
Chân trời sáng tạo
Ngữ Văn 11
Toán 11
Địa Lí 11
Hoá học 11
Sinh học 11
Lịch Sử 11
Kinh tế và Pháp luật 11
Tiếng Anh 11 Friends plus
Vật Lí 11
Lớp 12
Kết nối tri thức
Ngữ Văn 12
Toán 12
Địa Lí 12
Hoá học 12
Lịch Sử 12
Sinh học 12
Vật Lí 12
Tiếng Anh 12 Global Success
Tin học 12 Ứng dụng
Tin học 12 Khoa học máy tính
Kinh tế và Pháp luật 12
Công nghệ 12 Chăn nuôi
Công nghệ 12 Cơ khí
Cánh Diều
Ngữ Văn 12
Toán 12
Chân trời sáng tạo
Ngữ Văn 12
Toán 12
THÀNH VIÊN
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site Nhập mã do ứng dụng xác thực cung cấp Thử cách khác Nhập một trong các mã dự phòng bạn đã nhận được. Thử cách khác Đăng nhập Đăng ký