Các Dạng Tích Phân Hàm Ẩn Và Phương Pháp Giải Chi Tiết

Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/tmp/#sql-temptable-b851-dfa7a-2966.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /opt/bitnami/wordpress/wp-includes/wp-db.php on line 2162

Tích phân hàm ẩn là một dạng toán mà các em được học trong chương trình Toán học Giải tích 12. Mặc dù đã được học qua nhưng khi giải dạng toán này rất nhiều em học sinh vẫn gặp nhiều khó khăn. Để giúp các em tự tin hơn khi học nội dung này, Marathon Education sẽ chia sẻ đến các em những kiến thức về tích phân hàm ẩn và phương pháp giải chi tiết các dạng toán liên quan.

Tích phân hàm ẩn là gì?

Khái niệm tích phân hàm ẩn là gì?
Khái niệm tích phân hàm ẩn là gì? (Nguồn: Internet)

Tích phân hàm ẩn là dạng tích phân mà hàm số đã bị ẩn đi. Đề bài sẽ không cho các em thấy hàm số cần tính là gì mà chỉ hiển thị một số điều kiện có sẵn. Để giải được dạng toán này, các em cần phải tư duy nhiều hơn trong quá trình giải toán và nắm vững những phương pháp giải cơ bản.

Các dạng toán tích phân hàm ẩn và phương pháp giải 

Dạng 1: Phương pháp sử dụng quy tắc và đạo hàm của hàm hợp 

Quy tắc 1:

Nếu u = u(x) và v = v(x) thì (uv)’ = u’v + uv’

Nếu [f(x).g(x)]’ = h(x) thì f(x).g(x) = ∫h(x)dx.

Ví dụ minh họa:

Cho hàm số f(x) có đạo hàm liên tục trên khoảng (0; +∞) và thỏa mãn điều kiện f(1) = 3, x(4 – f’(x)) = f(x) – 1 với mọi x > 0. Các em hãy tính giá trị của f(2).

Bài giải:

x(4 – f’(x)) = f(x) – 1 ⟹ xf’(x) + f(x) = 4x + 1

⟹ [xf(x)]’ = 4x + 1

⟹ xf(x) = ∫(4x + 1)dx

⟹ xf(x) = 2x2 + x + C

Ta có: f(1) = 3 ⟹ C = 0

⟹ f(x) = 2x+1

⟹ f(2) = 5

hoc-thu-voi-gv-truong-chuyen

ĐĂNG KÝ NGAY

Quy tắc 2:

\footnotesize \text{Nếu }u=u(x) \text{ và }v=v(x) \text{ thì }\left(\frac{u}{v}\right)'=\frac{u'v-uv'}{v^2} \text{ với }v\not=0. \text{ Nếu} \left(\frac{f(x)}{g(x)}\right)'=h(x)\text{ thì }\frac{f(x)}{g(x)}=\int h(x)dx.

Ví dụ minh họa:

\footnotesize \text{Cho hàm số }f(x)\text{ thỏa mãn }f(2)=-\frac29 \text{ và } f'(x)=2x[f(x)]^2, \ \forall x\in\R. \text{ Các em hãy tính giá trị của }f(1).

Bài giải:

\begin{aligned} &\footnotesize \text{Ta có:}\\ &\footnotesize f'(x)=2x[f(x)]^2\\ &\footnotesize \Leftrightarrow\frac{f'(x)}{[f(x)]^2}=2x\\ &\footnotesize \Leftrightarrow\left[\frac{1}{f(x)}\right]'=-2x\\ &\footnotesize \Leftrightarrow\frac{1}{f(x)}=-\int2xdx\\ &\footnotesize \Leftrightarrow\frac{1}{f(x)}=-x^2+C\\ &\footnotesize \text{Lại có:}\\ &\footnotesize f(2)=\frac29\Rightarrow C=-\frac12 \Rightarrow \frac{1}{f(x)}=-x^2-\frac12 \Rightarrow f(1)=-\frac23 \end{aligned}

Quy tắc 3:

\footnotesize \text{Nếu }u=u(x) \text{ thì } (\sqrt{u})'=\frac{u'}{2\sqrt{u}}\text{ với }u>0.\text { Nếu } \left[\sqrt{f(x)}\right]'=h(x) \text{ thì } \sqrt{f(x)}=\int h(x)dx.

Ví dụ minh họa:

\begin{aligned} &\footnotesize \text{ Cho hàm số }f(x)\text{ đồng biến và có đạo hàm liên tục trên đoạn [0;1] thỏa mãn: }\\ &\footnotesize f'(x)=2\sqrt{f(x)} \ \forall x\in[0;1] \text{ và } f(0)=1\\ &\footnotesize \text{Các em hãy tính tích phân của hàm số:} \intop_0^1f(x)dx\\ \end{aligned}

Bài giải:

\begin{aligned} &\footnotesize \text{Ta có:}\\ &\footnotesize f'(x)=2\sqrt{f(x)} \\ &\footnotesize\Leftrightarrow\frac{f'(x)}{2\sqrt{f(x)}}=1\\ &\footnotesize\Leftrightarrow\left(\sqrt{f(x)}\right)'=1 \\ &\footnotesize \Leftrightarrow \sqrt{f(x)}=\int dx \Leftrightarrow \sqrt{f(x)}=x+C\\ &\footnotesize \text{Lại có:}\\ &\footnotesize f(0)=1 \Rightarrow C=1 \Rightarrow f(x)=(x+1)^2 \Rightarrow \intop_0^1(x+1)^2dx=\left.\frac13(x+1)^2\right|^1_0=\frac73 \end{aligned}

Quy tắc 4:

Tổng hợp các dạng bài tập hình học không gian lớp 11

Nếu u = u(x) thì thì (eu)’ = u’.eu

Nếu (ef(x))’ = g(x) thì ef(x) = ∫g(x)dx

Ví dụ minh họa:

\begin{aligned} &\footnotesize \text{Cho hàm số } f(x) \text{ có đạo hàm liên tục trên đoạn [0;1] thỏa mãn }f(0)=1 \text{ và } f'(x).e^{f(x)-x^2-1}=2x \ \forall x\in[0;1].\\ &\footnotesize \text{Tính giá trị của }\intop^1_0f(x)dx. \end{aligned}

Bài giải:

\begin{aligned} &\footnotesize \text{Ta có: }\\ &\footnotesize f'(x).e^{f(x)-x^2-1}=2x\\ \Leftrightarrow &\footnotesize f'(x)e^{f(x)}=2x.e^{x^2+1}\\ \Leftrightarrow &\footnotesize\left(e^{f(x)}\right)'=2x.e^{x^2+1}\\ \Leftrightarrow &\footnotesize e^{f(x)}=\int 2x.e^{x^2+1}\\ \Leftrightarrow &\footnotesize e^{f(x)}=e^{x^2+1}+C\\ &\footnotesize \text{Lại có:} f(0)=1 \Rightarrow C=0 \Rightarrow e^{f(x)}=e^{x^2+1} \Rightarrow f(x)=x^2+1\\ &\footnotesize \text{Do vậy:}\intop_0^1f(x)dx=\intop_0^1(x^2+1)dx=\left.\left(\frac13x^3+x\right)\right|^1_0=\frac43 \end{aligned}

Quy tắc 5:

\begin{aligned} &\footnotesize \text{Nếu }u=u(x) \text{ nhận giá trị dương trên K thì }[lnu]'=\frac{u,}{u} \text{ trên K. }\\ &\footnotesize \text{Nếu } [ln(f(x))]'=g(x) \text{ thì } ln(f(x))=\int g(x)dx. \end{aligned}

Ví dụ minh họa:

\begin{aligned} &\footnotesize \text{Cho hàm số }y=f(x) \text{ có đạo hàm và liên tục trên đoạn [-1;1], thỏa mãn }f(x)>0\ \forall x\in\R \text{ và } f'(x)+2f(x)=0.\\ &\footnotesize \text{Biết }f(1)=1, \text{ tính }f(-1). \end{aligned}

Bài giải:

\begin{aligned} &\bull \footnotesize f'(x)+2f(x)=0\\ &\footnotesize \Leftrightarrow \frac{f'(x)}{f(x)}=-2\\ &\footnotesize \Leftrightarrow \intop_{-1}^1\frac{f'(x)}{f(x)}dx=\intop_{-1}^1-2dx\\ &\footnotesize \Leftrightarrow \intop_{-1}^1\frac{df(x)}{f(x)}=-4\\ &\footnotesize \Leftrightarrow lnf(x)|^1_{-1}=-4\\ &\bull \footnotesize ln\frac{f(1)}{f(-1)}=-4 \Leftrightarrow \frac{f(1)}{f(-1)}=e^{-4}\Leftrightarrow f(-1)=f(1).e^{4} =e^{4} \end{aligned}

Dạng 2: Phương pháp sử dụng định nghĩa của nguyên hàm, tích phân

Dạng toán này của tích phân hàm ẩn xuất phát từ tính chất sau đây của nguyên hàm:

∫f’(x)dx = f(x) + C

Trong công thức này, các em sẽ biết f’(x) (hàm số bị ẩn trong f’(x)) và chưa biết hệ số C nhưng đã biết một vài giá trị của f(x). Lúc này, bài toán sẽ yêu cầu các em tính một số giá trị của f(x).

Để giải dạng toán tích phân hàm ẩn này, các em có thể áp dụng một trong 2 cách sau:

  • Cách 1: Sử dụng định nghĩa, tính chất của nguyên hàm để xác định f(x)+C. Tiếp theo, các em hãy sử dụng những giá trị đã biết của f(x) để xác định hệ số C, cuối cùng các em tính giá trị cần tìm.
  • Cách 2: Nếu hàm số đã cho có tích phân trên [a;b] thì các em hãy sử dụng công thức tích phân để tính giá trị.
Tích Vô Hướng Của Hai Vectơ: Lý Thuyết Và Giải Bài Tập

Ví dụ minh họa:

Cho hàm số f(x) xác định trên R và có đạo hàm thỏa mãn f’(x) = 2x + 3, f(1) = 0. Các em hãy tính f(2).

Bài giải:

Cách 1: Dùng định nghĩa nguyên hàm

Ta có: f(x) = ∫f’(x)dx = ∫(2x + 3)dx = x2 + 3x + C

Mà f(1) = 0 nên C = -4

=> f(x) = x2 + 3x – 4

Vậy nên: f(2) = 6

Cách 2: Dùng định nghĩa tích phân

\begin{aligned} &\footnotesize \intop_1^2f'(x)dx=f(x)|^2_1=f(2)-f(1)=f(2)\\ &\footnotesize \intop_1^2f'(x)dx=\intop^2_1(2x+3)dx=6\\ &\footnotesize \text{Vậy } f(2)=6 \end{aligned}

Dạng 3: Phương pháp đổi biến 

Nếu trong bài tập tích phân hàm ẩn mà tích phân cần tính có cận khác với tích phân ở giả thiết thì các em hãy áp dụng phương pháp đổi biến số để giải.

Ví dụ minh họa:

\footnotesize \text{Biết rằng: }\intop_3^{13}f(x)dx=16. \text{ Tính }J=\intop^6_1(2x+1)dx

Bài giải:

\begin{aligned} &\footnotesize J=\intop^6_1f(2x+1)dx=\frac12\intop^6_1f(2x+1)d(2x+1)\\ &\footnotesize \text{Đặt }u=2x+1\\ &\footnotesize\Rightarrow \frac12\intop^6_1f(2x+1)d(2x+1) =\frac12\intop^{13}_3f(u)du=8 \end{aligned}

Dạng 4: Phương pháp tích phân từng phần 

Nếu bài toán chứa tích phân hàm ẩn không thể sử dụng 3 phương pháp trên và trong tích phân có 2 hàm số xuất hiện với cận không đổi thì lúc này các em cần áp dụng phương pháp tích phân từng phần.

Ví dụ minh họa:

\begin{aligned} &\footnotesize \text{Cho hai hàm số liên tục }f(x) \text{ và }g(x) \text{ có nguyên hàm lần lượt là } F(x) \text{ và } G(x) \text{ trên } [1;2]. \text{ Biết rằng } F(1)=1,\\ &\footnotesize F(2)=4,\ G(1)=\frac32,\ G(2)=2 \text{ và } \intop^2_1f(x)G(x)dx=\frac{67}{12}. \text{ Tính tích phân hàm ẩn sau: }\intop^2_1F(x)g(x)dx. \end{aligned}

Bài giải:

\begin{aligned} &\footnotesize \text{Đặt }\begin{cases}u=F(x)\\dv=g(x)dx \end{cases} \Rightarrow \begin{cases} du=f(x)dx \\ v=G(x) \end{cases}\\ &\footnotesize \text{Vậy }\intop^2_1F(x)g(x)dx=F(x)G(x)|^2_1-\intop^2_1f(x)G(x)dx=8-\frac32-\frac{67}{12}=\frac{11}{12} \end{aligned}

Dạng 5: Phương trình vi phân tuyến tính cấp 1

Bài toán tích phân liên quan đến biểu thức f'(x)+p(x).f(x)=h(x)

Phương pháp:

\begin{aligned} &+ \space Tìm\space P(x)\space =\intop p(x)dx\\ &+ Nhân\space hai\space vế\space e^{{\lmoustache p(x)dx}} ta\space được:\\ &f'(x).e^{{\lmoustache p(x)dx}}+p(x).e^{{\lmoustache p(x)dx}}.f(x)=h(x)e^{{\lmoustache p(x)dx}}\\ &\Leftrightarrow f'(x).e^p(x) +p(x).e^{p(x)}f(x)=q(x)e^{p(x)}\\ &\Leftrightarrow\lbrack f(x).e^{{\lmoustache p(x)dx}} \rbrack = h(x).e^{{\lmoustache p(x)dx}}\\ \end{aligned}

Hệ quả 1: Bài toán tích phân liên quan đến biểu thức: f'(x)+f(x)=h(x)

Tổng Hợp Công Thức Hình Học Toán 12 Đầy Đủ Và Chi Tiết Nhất

Phương pháp

\begin{aligned} &+\space Nhân\space hai\space vế\space với\space e^x\space ta\space được\space e^x.f'(x)+e^x.h(x) \Leftrightarrow \lbrack e^x.f(x) \rbrack'=e^x.h(x)\\ &+Suy\space ra\space e^x.f(x)= \lmoustache e^x.h(x)dx\\ & +Từ\space đây\space ta\space dễ\space dàng\space tìm\space được\space f(x) \end{aligned}

Hệ quả 2: Bài toán tích phân liên quan đến biểu thức f'(x)-f(x)=h(x)

Phương pháp

\begin{aligned} & \text{+Nhân hai vế với}\space e^x \text{ta được}\space e^{-x}.f'(x)-e^{-x} .f(x)=e^{-x}.h(x)\\ &\Leftrightarrow \lbrack e^{-x}.f(x) \rbrack' = e^{-x}.h(x)\\ & +Suy\space ra\space e^{-x} .f(x)=\lmoustache e^{-x} h(x)dx\\ & +\text{Từ đây ta dễ dàng tìm được f(x)} \end{aligned}

Tham khảo ngay các khoá học online của Marathon Education

Gia sư Online Học Online Toán 12 Học Online Hóa 10 Học Online Toán 11 Học Online Toán 6 Học Online Toán 10 Học Online Toán 7 Học Online Lý 10 Học Online Lý 9 Học Online Toán 8 Học Online Toán 9 Học Tiếng Anh 6 Học Tiếng Anh 7

Bài viết trên của Marathon Education đã tổng hợp cho các em những kiến thức quan trọng về tích phân hàm ẩn và phương pháp giải các dạng toán liên quan. Các em chú ý học kỹ lý thuyết cũng như các ví dụ để vận dụng giải các bài tập.

Hãy liên hệ ngay với Marathon để được tư vấn nếu các em có nhu cầu học online nâng cao kiến thức nhé! Marathon Education chúc các em được điểm cao trong các bài kiểm tra và kỳ thi sắp tới!

Từ khóa » Nguyên Hàm Xf(x^2)