Các Hình Phạt đối Với Pháp Nhân Thương Mại Phạm Tội Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
Pháp luật Hình sự quy định rất nhiều hình phạt khác nhau, tùy thuộc vào chủ thể cũng như tính chất, múc độ nguy hiểm của hành vi phạm tội sẽ có hình phạt chính và hình phạt bổ sung khác nhau. Pháp nhân thương mại là một chủ thể mới, lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật Hình sự. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ khái quát các hệ thống hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội.
1. Căn cứ pháp lý
Điều 33 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định về hệ thống hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội như sau:
“Điều 33. Các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội
1. Hình phạt chính bao gồm:
a) Phạt tiền;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
2. Hình phạt bổ sung bao gồm:
a) Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;
b) Cấm huy động vốn;
c) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.
3. Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.”
2. Các hình phạt đối với pháp nhân thương mại
Theo đó, điều 33 Bộ luật hình sự quy định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội gồm 02 loại hình phạt là hình phạt chính và hình phạt bổ sung.
- Hình phạt chính đối với pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Khoản 1 Điều 33 gồm 03 hình phạt: Phạt tiền; Đình chỉ hoạt động có thời hạn; Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
- Hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Khoản 2 Điều 33 gồm 03 hình phạt: cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; cấm huy động vốn; phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.
Hình phạt chính được áp dụng độc lập với hình phạt bổ sung và mỗi tội phạm chỉ có thể bị áp dụng một hình phạt chính cho người phạm tội cũng như một hình phạt chính cho pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự. Hình phạt bổ sung không thể được áp dụng độc lập mà chỉ được áp dụng kèm theo hình phạt chính.
Theo Khoản 3 Điều 33, kèm theo một hình phạt chính có thể áp dụng một hay nhiều hình phạt bổ sung hoặc không áp dụng hình phạt bổ sung.
Trong hệ thống hình phạt, trục xuất và phạt tiền là hai hình phạt lưỡng tính, tức là nó có thể là hình phạt chính cũng có thể là hình phạt bổ sung.
Luật Hoàng Anh
Từ khóa » Hình Phạt đối Với Pháp Nhân Thương Mại Là Gì
-
Các Hình Phạt đối Với Pháp Nhân Thương Mại Phạm Tội được Pháp ...
-
Các Hình Phạt đối Với Pháp Nhân Thương Mại Phạm Tội ? Phân Tích ...
-
Hình Phạt đối Với Pháp Nhân Thương Mại - Tạp Chí Tòa án
-
HÌNH PHẠT PHẠT TIỀN ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI CHỊU ...
-
PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI LÀ GÌ? ĐIỀU KIỆN CHỊU TRÁCH ...
-
Điều 33. Các Hình Phạt đối Với Pháp Nhân Thương Mại Phạm Tội
-
[PDF] 1. PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI PHẠM TỘI CÓ THỂ BỊ ÁP DỤNG ...
-
Pháp Nhân Thương Mại Phạm Tội Là Gì? Các Hình Phạt Với Pháp Nhân ...
-
Trách Nhiệm Hình Sự đối Với Pháp Nhân Thương Mại Phạm Tội
-
Có Các Hình Phạt Chính Nào đối Với Pháp Nhân Thương Mại Phạm Tội?
-
1. Khái Niệm Về Pháp Nhân, Pháp Nhân Thương Mại. - Chi Tiết Bản Tin
-
Quy định Về Pháp Nhân Thương Mại Phạm Tội
-
Hình Phạt đối Với Pháp Nhân Thương Mại Phạm Tội - Tạp Chí Luật Sư
-
Trách Nhiệm Hình Sự Của Pháp Nhân Thương Mại – Nhiều Vấn đề đặt Ra