Điều 33. Các Hình Phạt đối Với Pháp Nhân Thương Mại Phạm Tội
Có thể bạn quan tâm
Điều 33. Các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội
1. Hình phạt chính bao gồm:
a) Phạt tiền;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
2. Hình phạt bổ sung bao gồm:
a) Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;
b) Cấm huy động vốn;
c) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.
3. Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.
Bình luận
Về nhóm hình phạt và nguyên tắc áp dụng hình phạt của pháp nhân thương mại không khác so với trường hợp người phạm tội. Riêng nội dung từng hình phạt chính, bổ sung bên trong thì khác biệt hoàn toàn và ít hơn nhiều so với đối tượng là người phạm tội (trừ hình thức phạt tiền). Chúng ta sẽ cùng nhau phân tích một số hình phạt được quy định trong nhóm này (không được nhà làm luật quy định thành những Điều luật riêng biệt).
(1) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
(2) Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
(3) Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;
(4) Cấm huy động vốn;
Ở đây tác giả không hiểu từ “hoạt động” mà nhà làm luật đề cập đến nội hàm như thế nào? Nếu như hiểu hoạt động là bao gồm tất cả các hoạt động của pháp nhân thì 2 hình phạt (3), (4) này không thể nào áp dụng cùng lúc vơi hình phạt chính (1) (2) được mà chỉ có thể áp dụng được cùng với hình thức phạt tiền (tất nhiên vẫn chưa có gì sai ở đây cả). Tuy nhiên đến khi phân tích (3) (4) chúng ta sẽ thấy có sự không rõ ràng:
(3) Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định => Hoạt động và kinh doanh là khác nhau?
(4) Cấm huy động vốn => Huy động vốn là một hình thức khác với kinh doanh, hoạt động?
Nếu như vậy thì hình phạt bổ sung này đã đủ khi pháp nhân thương mại đó thực hiện việc đầu tư vốn khi bị cấm kinh doanh, hoạt động, huy động thì pháp nhân đó có vi phạm? phải chăng đây là một lỗ hổng pháp lý?
Chung quy lại, quy định như trên tạo ra một sự nhập nhằng khó hiểu và rất khó áp dụng trong thực tế. Cần có 1 sự sửa đổi hay ít nhất là một hướng dẫn cụ thể của cơ quan có thẩm quyền để có thể áp dụng một cách chính xác, hiệu quả quy định trên.
Từ khóa » Hình Phạt đối Với Pháp Nhân Thương Mại Là Gì
-
Các Hình Phạt đối Với Pháp Nhân Thương Mại Phạm Tội được Pháp ...
-
Các Hình Phạt đối Với Pháp Nhân Thương Mại Phạm Tội ? Phân Tích ...
-
Hình Phạt đối Với Pháp Nhân Thương Mại - Tạp Chí Tòa án
-
HÌNH PHẠT PHẠT TIỀN ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI CHỊU ...
-
PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI LÀ GÌ? ĐIỀU KIỆN CHỊU TRÁCH ...
-
[PDF] 1. PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI PHẠM TỘI CÓ THỂ BỊ ÁP DỤNG ...
-
Pháp Nhân Thương Mại Phạm Tội Là Gì? Các Hình Phạt Với Pháp Nhân ...
-
Các Hình Phạt đối Với Pháp Nhân Thương Mại Phạm Tội Là Gì?
-
Trách Nhiệm Hình Sự đối Với Pháp Nhân Thương Mại Phạm Tội
-
Có Các Hình Phạt Chính Nào đối Với Pháp Nhân Thương Mại Phạm Tội?
-
1. Khái Niệm Về Pháp Nhân, Pháp Nhân Thương Mại. - Chi Tiết Bản Tin
-
Quy định Về Pháp Nhân Thương Mại Phạm Tội
-
Hình Phạt đối Với Pháp Nhân Thương Mại Phạm Tội - Tạp Chí Luật Sư
-
Trách Nhiệm Hình Sự Của Pháp Nhân Thương Mại – Nhiều Vấn đề đặt Ra