Các Hình Thức Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp - Luật Quang Huy
Có thể bạn quan tâm
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn phải đảm bảo tuân theo những quy định tùy theo loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh,... Để giải đáp được cho bạn đọc về tất cả các vấn đề liên quan đến các vấn đề này, Luật Quang Huy đã bổ sung đường dây nóng tư vấn luật doanh nghiệp. Nếu bạn đang có nhu cầu được hỗ trợ, hãy liên hệ ngay cho Luật sư của chúng tôi qua hotline 033.804.6588 để được hỗ trợ tư vấn giải đáp!
Tổng số người đã liên hệ hotline: 1.188
Tổ chức lại doanh nghiệp là gì?
Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp có bao nhiêu loại?
Trong bài viết dưới đây, Luật Quang Huy sẽ tư vấn cho bạn về Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp.
Tổng quan về bài viết
- 1. Khái niệm về các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp
- 2. Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp có điểm gì giống nhau?
- 3. Phân biệt các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp
- 3.1 Chia doanh nghiệp
- 3.2 Tách doanh nghiệp
- 3.3 Hợp nhất doanh nghiệp
- 3.4 Sáp nhập doanh nghiệp
- 3.5 Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
- 4. Cơ sở pháp lý
1. Khái niệm về các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp
Có thể hiểu tổ chức lại doanh nghiệp là tái cấu cấu trúc lại doanh nghiệp.
Đó chính là việc doanh nghiệp chọn các hoạt động như: chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp với mục đích phù hợp mà doanh nghiệp đang hướng tới.
Các doanh nghiệp lớn thường liên tục tái cơ cấu trong quá trình hoạt động nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, lớn mạnh hơn.
Tuy nhiên, tùy vào mục đích khác nhau của mỗi mà doanh nghiệp sẽ chọn hình thức tổ chức lại doanh nghiệp phù hợp với doanh nghiệp của mình.
2. Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp có điểm gì giống nhau?
Thứ nhất, về đối tượng: Đối tượng tổ chức lại doanh nghiệp đều là các loại hình công ty trừ các doanh nghiệp tư nhân (chuyển đổi doanh nghiệp).
Thứ hai, về thời điểm tổ chức lại doanh nghiệp: Các công ty thường tổ chức lại doanh nghiệp khi có các vấn đề như sau:
- Nhu cầu quản trị và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi; do sự phát sinh mâu thuẫn của các chủ sở hữu
- Để nâng cao yếu tố cạnh tranh trên thị trường cũng là yếu tố tổ chức lại
- Yếu tố ảnh hưởng rõ nhất là công ty thiếu thành viên dẫn đến số lượng thành viên công ty không còn đủ giới hạn tối thiểu.
Thứ ba, về mục đích tổ chức lại doanh nghiệp: các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp khi được lựa chọn đều nhằm mục đích giúp cho việc kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả hơn, và giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, từ đó doanh nghiệp sẽ phát huy được tối đa hiệu quả hoạt động.
Bên cạnh đó cũng nhằm duy trì hoạt động của doanh nghiệp tránh để doanh nghiệp rơi vào trình trạng giải thể khi không đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật khi doanh nghiệp áp dụng biện pháp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chia tách doanh nghiệp.
Thứ tư, về hệ quả pháp lý khi tổ chức lại doanh nghiệp là:
- Doanh nghiệp được tổ chức lại sẽ làm thay đổi quy mô kinh doanh. Nó được thể hiện rõ diệt theo hướng: Từ công ty có quy mô lớn thành công ty có quy mô nhỏ (chia hoặc tách doanh nghiệp), từ công ty có quy mô nhỏ thành công ty có quy mô lớn (hợp nhất, sáp nhập).
- Hình thức pháp lý sẽ thay đổi khi tổ chức lại doanh nghiệp từ việc doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức ban đầu chuyển sang hình hoạt động dưới hình thức khác.
- Sẽ gây ảnh hưởng hoặc thay đổi thị trường về việc các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh với nhau biểu hiện rõ nhất khi doanh nghiệp hợp nhất, sáp nhập.
- Các doanh nghiệp mới sẽ được hình thành trên thị trường sau khi chia/tách/hợp nhất doanh nghiệp, hoặc chấm dứt chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp đang tồn tại.
3. Phân biệt các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp
Theo quy định từ Điều 198 đến Điều 205 Luật doanh nghiệp 2020 thì tổ chức lại doanh nghiệp có các phương thức dưới đây:
Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp3.1 Chia doanh nghiệp
Theo Điều 1928 Luật Doanh nghiệp 2020 thì chia doanh nghiệp có thể hiểu là trường hợp doanh nghiệp có thể chia các cổ đông, thành viên và tài sản công ty để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới.
Mục đích chia doanh nghiệp là để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới.
Chia doanh nghiệp được hiểu là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần chia thành một số công ty mới.
Khi các công ty bị chia được đăng ký kinh doanh thì chấm dứt hoạt động của công ty cũ.
Sự tồn tại sau khi chia doanh nghiệp: Công ty mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và doanh nghiệp bị chia không còn tư cách pháp lý nữa.
Dựa theo luật doanh nghiệp năm 2014 không bắt buộc yêu cầu doanh nghiệp trước và sau khi chia cùng loại hình nữa, hay được hiểu là công ty cổ phần có thể chia sau khi chia có thể thành công ty trách nhiệm hữu hạn tùy thuộc vào mục đích của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện các nghĩa vụ này.
Việc chia doanh nghiệp là quyết định ảnh hưởng đến vận mệnh của doanh nghiệp đó, cho nên phải được thông qua theo trình tự bởi các cơ quan có quyền cao quyết định nhất ở công ty đó.
Các trường hợp chia doanh nghiệp:
- Một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chia sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị chia và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới.
- Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp họ được chuyển sang cho các công ty mới.
- Kết hợp cả hai trường hợp trên.
Lưu ý: Hình thức này chỉ áp dụng đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn.
3.2 Tách doanh nghiệp
Theo Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2020 thì tách doanh nghiệp được hiểu là việc công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có thể tách ra bằng cách chuyển một phần tài sản của công ty mình để thành lập một hoặc một số công ty mới.
Công ty bị tách không chấm dứt sự tồn tại của mình và chuyển một phần nghĩa vụ sang công ty được tách.
Hệ quả sau khi tách doanh nghiệp: hình thành một hoặc nhiều các công ty mới và công ty mới pháp luật không yêu cầu công ty phải cùng loại hình giống như trước khi tách. Tuy nhiên công ty bị tách không chấm dứt sự tồn tại. Các công ty được tách đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết, quyết định tách công ty.
Công ty bị tách phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ và số lượng thành viên tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên giảm xuống đồng thời với đăng ký doanh nghiệp các công ty mới.
Bên cạnh đó, sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác.
Lưu ý: Hình thức này cũng chỉ áp dụng đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn mà thôi.
3.3 Hợp nhất doanh nghiệp
Theo Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Hợp nhất doanh nghiệp là trường hợp hai hoặc một số công ty có thể hợp nhất thành một công ty mới, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
Sự tồn tại của doanh nghiệp sau khi hợp nhất là sự chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất và làm giảm số lượng doanh nghiệp trên thị trường.
Đây là một cách thức để tập trung thị trường, các công ty này hòa quyện vào nhau cho ra một công ty mới và nó chấm dứt sự sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
Sau khi đăng ký doanh nghiệp, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.
Lưu ý: Trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty bị hợp nhất phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất, trừ trường hợp pháp luật cạnh tranh có quy định khác.
Cấm các trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật cạnh tranh có quy định khác.
3.4 Sáp nhập doanh nghiệp
Theo Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Sáp nhập doanh nghiệp được hiểu là trường hợp một hoặc một số công ty có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
Hệ quả pháp lý sau khi sáp nhập là chấm dứt sự tồn tại các công ty bị sáp nhập, còn các công ty được sáp nhập vẫn tồn tại.
Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
Lưu ý: Giống với hình thức hợp nhất doanh nghiệp, trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp pháp luật cạnh tranh có quy định khác.
Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật cạnh tranh có quy định khác.
3.5 Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là cơ cấu lại doanh nghiệp với quy mô phát triển phù hợp hơn.
Các công ty được chuyển đổi sẽ chấm dứt tồn tại hoặc kế thừa các quyền và lợi ích hợp pháp sau khi chuyển đổi lại doanh nghiệp.
Ngoài ra còn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
Mục đích chuyển đổi loại hình doanh nghiệp: Giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh hoặc tăng khả năng huy động vốn, thay đổi chiến lược kinh doanh, tham gia sâu rộng vào thị trường, giúp doanh nghiệp không phải giải thể do không đủ số lượng thành viên tối thiểu.
Dựa vào Luật doanh nghiệp 2020 có các hình thức chuyển đổi sau:
- Chuyển đổi từ Công ty trách nhiệm hữu hạn thành Công ty cổ phần (Điều 202):
Doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần theo phương thức: chuyển đổi mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác, chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn, chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác, kết hợp các phương thức với nhau.
- Chuyển đổi Công ty cổ phần thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Điều 203)
Công ty cổ phần có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo phương thức sau: một cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tương ứng của tất cả cổ đông còn lại, một tổ chức hoặc cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của tất cả cổ đông của công ty, công ty chỉ còn lại 01 cổ đông.
Việc chuyển nhượng hoặc nhận góp vốn đầu tư theo quy định như trên phải thực hiện theo giá thị trường, giá được định theo phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu hoặc phương pháp khác.
- Chuyển đổi Công ty cổ phần thành Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (Điều 204)
Công ty cổ phần có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo phương thức sau:
- Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mà không huy động thêm hoặc chuyển nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác;
- Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đồng thời huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
- Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đồng thời chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác góp vốn, công ty chỉ còn lại 02 cổ đông;
- Kết hợp các phương thức trên.
- Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh (Điều 205)
Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp được chuyển đổi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật Doanh nghiệp 2020 về cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.
Công ty được chuyển đổi đương nhiên kế thừa quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ phát sinh trước ngày công ty được chuyển đổi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Có thể nói, đây là những hình thức nhằm tạo sự linh hoạt trong quá tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. Tùy vào nhu cầu và điều kiện, doanh nghiệp sẽ lựa chọn hình thức tổ chức lại sao cho phù hợp.
4. Cơ sở pháp lý
- Luật Doanh nghiệp năm 2020;
- Luật Cạnh tranh năm 2018;
- Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp.
Nếu còn vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn doanh nghiệp theo HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.
Trân trọng./.
5/5 - (3 bình chọn)Từ khóa » Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Có Những Hình Thức Nào
-
Các Hình Thức Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Theo Luật Doanh Nghiệp 2020
-
4 Hình Thức Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp: Chia, Tách, Hợp Nhất, Sáp Nhập
-
Có Các Hình Thức Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Nào - Phan Law Vietnam
-
Có Bao Nhiêu Hình Thức Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp?
-
Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Là Gì - Công Ty Luật Hùng Thắng
-
Tổ Chức Lại Doanh Nghệp Là Gì ? Đặc điểm, Các Hình Thức Tổ Chức Lại ...
-
Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp: Chia, Tách, Hợp Nhất, Sáp Nhập Công Ty...
-
Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Là Gì? - Phamlaw
-
Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp: Chia, Tách, Hợp Nhất, Sáp Nhập Doanh ...
-
Các Hình Thức Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Mới Nhất Theo Quy định
-
Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Theo Luật Doanh Nghiệp 2014
-
Một Số Hình Thức Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Năm 2019 - Luật Minh Anh
-
Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Bao Gồm Những Hình Thức Nào?
-
Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Là Gì? - Everestlaw
-
TƯ VẤN TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP - HTC Law
-
#Tư Vấn Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp | Luật Thái An™
-
Các Hình Thức Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Tách, Chia, Hợp Nhất, Sáp Nhập
-
Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp; Giải Thể, Phá Sản Doanh Nghiệp
-
TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP LÀ GÌ - CÔNG TY LUẬT DAZPRO