Có Các Hình Thức Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Nào - Phan Law Vietnam

Tổ chức lại doanh nghiệp được hiểu là cách thức nhằm thay đổi quy mô, loại hình doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành, tổ chức lại bao gồm các hình thức: chia công ty, hợp nhất công ty, sáp nhập công ty, tách công ty và chuyển đổi loại hình công ty. Để tìm hiểu kỹ hơn về mỗi hình thức này, hãy theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi.

Chia công ty (Điều 198 Luật Doanh nghiệp 2020)

tổ chức lại doanh nghiệp
Chia doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp thường gặp

Hình thức này áp dụng với Công ty cổ phần và Công ty TNHH: Chia các cổ đông, thành viên và tài sản Công ty để thành lập hai hoặc nhiều Công ty mới. Doanh nghiệp bị chia chỉ chấm dứt tồn tại khi các Công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện các nghĩa vụ này.

Tách công ty (Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2020)

Hình này tổ chức lại doanh nghiệp này cũng chỉ áp dụng với Công ty cổ phần và Công ty TNHH: Tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có (Công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số Công ty TNHH, Công ty cổ phần mới (Công ty được tách) mà không làm chấm dứt sự tồn tại của công ty bị tách.

Sau khi đăng ký doanh nghiệp, Công ty bị tách và Công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp Công ty bị tách, Công ty được tách, chủ nợ, khách hàng và người lao động của Công ty bị tách có thỏa thuận khác.

Hợp nhất công ty (Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2020)

Hợp nhất doanh nghiệp
Hợp nhất là việc hai hay nhiều công ty hợp nhất thành công ty mới

Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc một số Công ty (Công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một Công ty mới (Công ty hợp nhất). Sau khi đăng ký doanh nghiệp, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại. Công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các Công ty bị hợp nhất.

Sáp nhập công ty (Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020)

Sáp nhập là việc một hoặc một số Công ty (Công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một Công ty khác (Công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang Công ty nhận sáp nhập. Sau khi đăng ký doanh nghiệp, Công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại. Công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của Công ty bị sáp nhập.

Chuyển đổi loại hình công ty (Điều 202 – Điều 205 Luật Doanh nghiệp 2020)

Có các loại hình doanh nghiệp được phép chuyển đổi như sau:

  • Công ty cổ phần có thể chuyển đổi sang loại hình Công ty TNHH và ngược lại.
  • Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi loại hình công ty sang công ty TNHH, công ty cổ phần và công ty hợp danh.
  • Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của Công ty được chuyển đổi.

Trên đây là một số thông tin về các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp. Đây là nhóm các thủ tục “tưởng dễ mà khó”. Bởi thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp lúng túng khi thực hiện. Để tìm hiểu kỹ hơn, Quý khách hàng hãy liên hệ với Phan Law để được các luật sư của chúng tôi hỗ trợ, định hướng tốt nhất đối với từng hình thức cụ thể. 

PHAN LAW VIETNAM

Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.88888

Email: info@phan.vn

Từ khóa » Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Có Những Hình Thức Nào