Các Phần Từ điều Khiển Trong Hệ Thống Thủy Lực

  • Hotline + Zalo: Hotline: 0967 338 228
  • Email: Email: khinenthuylucdinhlinh@gmail.com ; dinhlinhco@gmail.com
  • Chat trực tuyến
  • Chat trực tuyến
DANH MỤC
  • TRANG CHỦ
  • Giới thiệu
  • LIÊN HỆ
  • TRANG CHỦ
  • Tài liệu
Các phần từ điều khiển trong hệ thống thủy lực 12:26, 25/02/2017 - Công ty TNHH TMDV Định Linh 1.1. Khái niệm 1.1.1. Phân loại Hệ thống điều khiển bằng thủy lực được mô tả qua sơ đồ hình phía dưới, gồm các cụm và phần tử chính, có chức năng sau:
  1. Cơ cấu tạo năng lượng: bơm thủy lực(bơm dầu) , bộ lọc khí
  2. Phần tử điều khiển: van đảo chiều thủy lực
  3. Cơ cấu chấp hành: xi lanh thủy lực, động cơ dầu. ..
Hệ thống điều khiển bằng thủy lực Hệ thống điều khiển bằng thủy lực 1.1.2. Nhiệm vụ của các phần tử trong hệ thống điều khiển thủy lực a. Cơ cấu tạo năng lượng Có chức năng tạo ra nguồn thủy lực đủ tiêu chuẩn trong quá trình điều khiển, nguồn được tạo ra bởi các bơm dầu. b. Phần điều khiển Bao gồm các thiết bị điều khiển kết hợp với nhau theo 1 thuật toán nhất định nhằm để bảo đảm yêu cầu công nghệ đặt ra. Các thiết bị điều khiển bao gồm các van phân phối 2/2, 3/2, 4/2, 5/2, 4/3, van một chiều…Các van điều khiển thủy lực: van tiết lưu, van ổn áp, bộ điều chỉnh tốc độ, bộ tạo thời gian trễ. c. Phần chấp hành Là các phần tử chấp hành truyền động theo đúng yêu cầu công nghệ: xi lanh, pittông thủy lực, động cơ dầu. 1.2. Van đảo chiều 1.2.1. Nhiệm vụ Van đảo chiều dùng đóng, mở các ống dẫn để khởi động các cơ cấu biến đổi năng lượng, dùng để đảo chiều các chuyển động của cơ cấu chấp hành. 1.2.2. Nguyên lý làm việc a. Van đảo chiều 2 cửa, 2 vị trí (2/2) Van đảo chiều Van đảo chiều 2/2 b. Van đảo chiều 3 cửa, 2 vị trí (3/2) Van đảo chiều Van đảo chiều 3/2 c. Van đảo chiều 4 cửa, 2 vị trí (4/2) van đảo chiều 4/2 Van đảo chiều 4/2 Ký hiệu: P- cửa nối bơm; T- cửa nối ống xả về thùng dầu; A, B- cửa nối với cơ cấu điều khiển hay cơ cấu chấp hành; L- cửa nối ống dầu thừa về thùng. 1.3. Van điều khiển dòng chảy 1.3.1. Van chặn Van chặn gồm các loại van sau:
  • Van một chiều.
  • Van một chiều điều điều khiển được hướng chặn.
  • Van tác động khoá lẫn.
a. Van một chiều Van một chiều dùng để điều khiển dòng chất lỏng đi theo một hướng, và ở hướng kia dầu bị ngăn lại. Trong hệ thống thủy lực, thường đặt ở nhiều vị trí khác nhau tùy thuộc vào những mục đích khác nhau. Ký hiệu: Ký hiệu van 1 chiều Ký hiệu van 1 chiều Van một chiều gồm có: van bi, van kiểu con trượt. Kết cấu van một chiều Kết cấu van một chiều Úng dụng của van một chiều(van thủy lực yuken):
  • Đặt ở đường ra của bơm (để chặn dầu chảy về bể).
  • Đặt ở cửa hút của bơm (chặn dầu ở trong bơm).
  • Khi sử dụng hai bơm dầu dùng chung cho một hệ thống.
b, Van một chiều điều khiển được hướng chặn Khi dầu chảy từ A qua B, van thực hiện theo nguyên lý của van một chiều. Nhưng khi dầu chảy từ B qua A, thì phải có tín hiệu điều khiển bên ngoài tác động vào cửa X. Van một chiều điều khiển được hướng chặn Van một chiều điều khiển được hướng chặn c. Van tác động khoá lẫn​
  1. Chiều A qua B, tác dụng như van một chiều;
  2. Chiều B qua A có dòng chảy, khi có tác dụng tín hiệu ngoài X;
  3. Ký hiệu.
Kết cấu của van tác động khoá lẫn, thực ra là lắp hai van một chiều điều khiển được hướng chặn. Khi dòng chảy từ A1 qua B1 hoặc từ A2 qua B2 theo nguyên lý của van một chiều. Nhưng khi dầu chảy từ B2 về A2 thì phải có tín hiệu điều khiển A1 hoặc khi dầu chảy từ B1 về A1 thì phải có tín hiệu điều khiển A2 Van tác động khóa lẫn Van tác động khóa lẫn
  1. Dòng chảy từ A1 qua B1 hoặc từ A2 qua B2 (như van một chiều);
  2. Từ B2 về A2 thì phải có tín hiệu điều khiển A1 ;
  3. Ký hiệu.
9.3.2. Van tiết lưu Van tiết lưu dùng để điều chỉnh lưu lượng dầu, và do đó điều chỉnh vận tốc của cơ cấu chấp hành trong hệ thống thủy lực. Van tiết lưu có thể đặt ở đường dầu vào hoặc đường ra của cơ cấu chấp hành. Van tiết lưu có hai loại: + Tiết lưu cố định Ký hiệu: Van tiết lưu Ký hiệu van tiết lưu cố định + Tiết lưu thay đổi được lưu lượng Ký hiệu: Van tiết lưu thay đổi lưu lượng Ký hiệu van tiết lưu thay đổi được lưu lượng Ví dụ: hình trên là sơ đồ của van tiết lưu được lắp ở đường ra của hệ thống thủy lực. Cách lắp này được dùng phổ biến nhất, vì van tiết lưu thay thế cả chức năng của van cản, tạo nên một áp suất nhất định trên đường ra của xilanh và do đó làm cho chuyển động của nó được êm. Sơ đồ thủy lực có lắp van tiết lưu ở đường dầu ra Sơ đồ thủy lực có lắp van tiết lưu ở đường dầu ra Dựa vào phương thức điều chỉnh lưu lượng, van tiết lưu có thể phân thành hai loại chính: van tiết lưu điều chỉnh dọc trục và van tiết lưu điều chỉnh quanh trục. 9.3.3. Bộ ổn tốc Bộ ổn tốc là cấu đảm bảo hiệu áp không đổi khi giảm áp ( p = const), và do đó đảm bảo một lưu lượng không đổi chảy qua van, tức là làm cho vận tốc của cơ cấu chấp hành có giá trị gần như không đổi. Như vậy để ổn định vận tốc ta sử dụng bộ ổn tốc. Bộ ổn tốc là một van ghép gồm có: một van giảm áp và một van tiết lưu. Bộ ổn tốc có thể lắp trên đường vào hoặc đường ra của cơ cấu chấp hành như ở van tiết lưu, nhưng phổ biến nhất là lắp ở đường ra của cơ cấu chấp hành. Ký hiệu: Ký hiệu và kết cấu bộ ổn tốc Ký hiệu và kết cấu bộ ổn tốc Sơ đồ thủy lực có lắp bộ ổn tốc Sơ đồ thủy lực có lắp bộ ổn tốc 1.4. Van áp suất 1.4.1. Nhiệm vụ Van áp suất dùng để điều chỉnh áp suất, tức là cố định hoặc tăng, giảm trị số áp trong hệ thống điều khiển bằng thủy lực. 1.4.2. Phân loại Van áp suất gồm có các loại sau:
  • Van tràn và van an toàn
  • Van giảm áp
  • Van cản
  • Van đóng, mở cho bình trích chứa thủy lực.
9.4.3. Van tràn và an toàn Van tràn và van an toàn dùng để hạn chế việc tăng áp suất chất lỏng trong hệ thống thủy lực vượt quá trị số quy định. Van tràn làm việc thường xuyên, còn van an toàn làm việc khi quá tải. Ký hiệu của van tràn và van an toàn Có nhiều loại:
  • Kiểu van bi (trụ, cầu)
  • Kiểu con trượt (pittông)
  • Van điều chỉnh hai cấp áp suất (phối hợp) a. Kiểu van bi
Kết cấu kiểu van bi Kết cấu kiểu van bi Giải thích: khi áp suất p do bơm dầu tạo nên vượt quá mức điều chỉnh, nó sẽ thắng lực lò xo, van mở cửa và đưa dầu về bể. Để điều chỉnh áp suất cần thiết nhờ vít điều chỉnh ở phía trên. Kiểu van bi có kết cấu đơn giản nhưng có nhược điểm: không dùng được ở áp suất cao, làm việc ồn ào. Khi lò xo hỏng, dầu lập tức chảy về bể làm cho áp suất trong hệ thống giảm đột ngột. b. Kiểu van con trượt Kết cấu kiểu van con trượt Kết cấu kiểu van con trượt Giải thích: Dầu vào cửa 1, qua lỗ giảm chấn và vào buồng 3. Nếu như lực do áp suất dầu tạo nên là F lớn hơn lực điều chỉnh của lò xo Flx và trọng lượng G của pittông, thì pittông sẽ dịch chuyển lên trên, dầu sẽ qua cửa 2 về bể. Lỗ 4 dùng để tháo dầu rò ở buồng trên ra ngoài. Loại van này có độ giảm chấn cao hơn loai van bi, nên nó làm việc êm hơn. Nhược điểm của nó là trong trường hợp lưu lượng lớn với áp suất cao, lò xo phải có kích thước lớn, do đó làm tăng kích thước chung của van. c. Van điều chỉnh hai cấp áp suất Trong van này có 2 lò xo: lò xo 1 tác dụng trực tiếp lên bi cầu và với vít điều chỉnh, ta có thể điều chỉnh được áp suất cần thiết. Lò xo 2 có tác dụng lên bi trụ (con trượt), là loại lò xo yếu, chỉ có nhiệm vụ thắng lực ma sát của bi trụ. Tiết diện chảy là rãnh hình tam giác. Lỗ tiết lưu có đường kính từ 0,8 - 1 mm. Kết cấu của van điều chỉnh hai cấp áp suất Kết cấu của van điều chỉnh hai cấp áp suất Dầu vào van có áp suất p1 , phía dưới và phía trên của con trượt đều có áp suất dầu. Khi áp suất dầu chưa thắng được lực lò xo 1, thì áp suất p1 ở phía dưới và áp suất p2 ở phía trên con trượt bằng nhau, do đó con trượt đứng yên. Nếu áp suất p1 tăng lên, bi cầu sẽ mở ra, dầu sẽ qua con trượt, lên van bi chảy về bể. Khi p1 tăng cao thắng lực lò xo 2 lúc này cả 2 van đều hoạt động. Loại van này làm việc rất êm, không có chấn động. áp suất có thể điều chỉnh trong phạm vi rất rộng: từ 5 - 63 bar hoặc có thể cao hơn. Xem thêm sản phẩm: bộ nguồn thủy lực mini, giá motor thủy lực, giá xi lanh thủy lực 9.4.4. Van giảm áp Trong nhiều trường hợp hệ thống thủy lực một bơm dầu phải cung cấp năng lượng cho nhiều cơ cấu chấp hành có áp suất khác nhau. Lúc này ta phải cho bơm làm việc với áp suất lớn nhất và dùng van giảm áp đặt trước cơ cấu chấp hành nhằm để giảm áp suất đến một giá trị cần thiết. Ký hiệu: Kết cấu của van giảm áp 9.4.5. Van cản Van cản có nhiệm vụ tạo nên một sức cản trong hệ thống làm hệ thống luôn có dầu để bôi trơn, bảo quản thiết bị, thiết bị làm việc êm, giảm va đập. Ký hiệu: Ký hiệu van cản Ký hiệu van cản Mạch thủy lực có lắp van cản Mạch thủy lực có lắp van cản
Trên hình 9.20, van cản lắp vào cửa ra của xilanh có áp suất p2 . Nếu lực lò xo của van là Flx và
tiết diện của pittông trong van là A, thì lực cân bằng tĩnh là:
p2.A - Flx =0p Flx (9.1)
2 A
Như vậy ta thấy rằng áp suất ở cửa ra (tức cản ở cửa ra) có thể điều chỉnh được tùy thuộc vào sự điều chỉnh lực lò xo Flx 9.4.6. Rơle áp suất (áp lực) Rơle áp suất thường dùng trong hệ thống thủy lực. Nó được dùng như một cơ cấu phòng quá tải, vì khi áp suất trong hệ thống vượt quá giới hạn nhất định, rơle áp suất sẽ ngắt dòng điện. Bơm dầu, các van hay các bộ phận khác ngưng hoạt động. 9.5. Các loại van điện thuỷ lực ứng dụng trong mạch điều khiển tự động 9.5.1. Phân loại Có hai loại:
  • Van solenoid
  • Van tỷ lệ và van servo
  1. Công dụng
a. Van solenoid Dùng để đóng mở (như van phân phối thông thường), điều khiển bằng nam châm điện. Được dùng trong các mạch điều khiển logic. b. Van tỷ lệ và van servo Là phối hợp giữa hai loại van phân phối và van tiết lưu (gọi là van đóng, mở nối tiếp), có thể điều khiển được vô cấp lưu lượng qua van. Được dùng trong các mạch điều khiển tự động. 9.5.3. Van solenoid Cấu tạo của van solenoid gồm các bộ phận chính là: loại điều khiển trực tiếp (hình 9.21) gồm có thân van, con truợt và hai nam châm điện; loại điều khiển gián tiếp (hình 9.22) gồm có van sơ cấp 1, cấu tạo van sơ cấp giống van điều khiển trực tiếp và van thứ cấp 2 điều khiển con trượt bằng dầu ép, nhờ tác động của van sơ cấp. Con trượt của van sẽ hoạt động ở hai hoặc ba vị trí tùy theo tác động của nam châm. Có thể gọi van solenoid là loại van điều khiển có cấp. Van solenoid Kết cấu và ký hiệu của van solenoid điều khiển trực tiếp 1, 2. Cuộn dây của nam châm điện; 3, 6. Vít hiệu chỉnh của lõi sắt từ; 4, 5. Lò xo. Kết cấu và ký hiệu của van solenoid điều khiển gián tiếp Kết cấu và ký hiệu của van solenoid điều khiển gián tiếp​
  1. Van sơ cấp;
  2. Van thứ cấp.
9.5.4. Van tỷ lệ Cấu tạo của van tỷ lệ có gồm ba bộ phận chính (hình 9.23) là : thân van, con trượt, nam châm điện. Để thay đổi tiết diện chảy của van, tức là thay đổi hành trình của con trượt bằng cách thay đổi dòng điện điều khiển nam châm. Có thể điều khiển con trượt ở vị trí bất kỳ trong phạm vi điều chỉnh nên van tỷ lệ có thể gọi là loại van điều khiển vô cấp. Kết cấu và ký hiệu của van tỷ lệ Kết cấu và ký hiệu của van tỷ lệ Hình trên là kết cấu của van tỷ lệ, van có hai nam châm 1, 5 bố trí đối xứng, các lò xo 10 và 12 phục hồi vị trí cân bằng của con trượt 11. 9.5.6. Van servo a. Nguyên lý làm việc Van servo Sơ đồ nguyên lý của bộ phận điều khiển con trượt của van servo Bộ phận điều khiển con trượt của van servo (torque motor) thể hiện trên hình 9.24 gồm các ở bộ phận sau:
  • Nam châm vĩnh cửu;
  • Phần ứng và hai cuộn dây;
  • Cánh chặn và càng đàn hồi;
  • Ống đàn hồi;
  • Miệng phun dầu.
Hai nam châm vĩnh cửu đặt đối xứng tạo thành khung hình chữ nhật, phần ứng trên đó có hai cuộn dây và cánh chặn dầu ngàm với phần ứng, tạo nên một kết cấu cứng vững. Định vị phần ứng và cánh chặn dầu là một ống đàn hồi, ống này có tác dụng phục hồi cụm phần ứng và cánh chặn về vị trí trung gian khi dòng điện vào hai cuộn dây cân bằng. Nối với cánh chặn dầu là càng đàn hồi, càng này nối trực tiếp với con trượt. Khi dòng điện vào hai cuộn dây lệch nhau thì phần ứng bị hút lệch, do sự đối xứng của các cực nam châm mà phần ứng sẽ quay. Khi phần ứng quay, ống đàn hồi sẽ biến dạng đàn hồi, khe hở từ cánh chặn đến miệng phun dầu cũng sẽ thay đổi (phía này hở ra và phía kia hẹp lại). Điều đó dẫn đến áp suất ở hai phía của con trượt lệch nhau và con trượt được di chuyển. Như vậy: + Khi dòng điện điều khiển ở hai cuộn dây bằng nhau hoặc bằng 0 thì phần ứng, cánh, càng và con trượt ở vị trí trung gian (áp suất ở hai buồng con trượt cân bằng nhau). + Khi dòng i1 khác i2 thì phần ứng sẽ quay theo một chiều nào đó tùy thuộc vào dòng điện của cuộn dây nào lớn hơn. Giả sử phần ứng quay ngược chiều kim đồng hồ, cánh chặn dầu cũng quay theo làm tiết diện chảy của miệng phun dầu thay đổi, khe hở miệng phun phía trái rộng ra và khe hở ở miệng phun phía phải hẹp lại, áp suất dầu vào hai buồng con trượt không cân bằng, tạo lực dọc trục, đẩy con trượt di chuyển về bên trái, hình thành tiết diện chảy qua van (tạo đường dẫn dầu qua van). Quá trình trên thể hiện ở hình 9.25b. Đồng thời khi con trượt sang trái thì càng sẽ cong theo chiều di chuyển của con trượt làm cho cánh chặn dầu cũng di chuyển theo. Lúc này khe hở ở miệng phun trái hẹp lại và khe hở miệng phun phải rộng lên, cho đến khi khe hở của hai miệng phun bằng nhau và áp suất hai phía bằng nhau thì con trượt ở vị trí cân bằng. Quá trình đó thể hiện ở hình 9.25c. Mômen quay phần ứng và mômen do lực đàn hồi của càng cân bằng nhau. Lượng di chuyển của con trượt tỷ lệ với dòng điện vào cuộn dây. + Tương tự như trên nếu phần ứng quay theo chiều ngược lại thì con trượt sẽ di chuyển theo chiều ngược lại.
  1. Sơ đồ giai đoạn van chưa làm việc;
  2. Sơ đồ giai đoạn đầu của quá trình điều khiển;
  3. Sơ đồ giai đoạn hai của quá trình điều khiển.
Sơ đồ nguyên lý hoạt động của van servo Sơ đồ nguyên lý hoạt động của van servo b. Kết cấu của van servo Ngoài những kết cấu thể hiện ở hình 9.24 và hình 9.25, trong van còn bố trí thêm bộ lọc dầu nhằm đảm bảo điều kiện làm việc bình thường của van. Để con trượt ở vị trí trung gian khi tín hiệu vào bằng không, tức là để phần ứng ở vị trí cân bằng, người ta đưa vào kết cấu vít điều chỉnh. a, b. Bản vẽ thể hiện các dạng kết cấu của van servo; c. Ký hiệu của van servo. Bản vẽ thể hiện kết cấu và ký hiệu của van servo Bản vẽ thể hiện kết cấu và ký hiệu của van servo Nguồn sưu tầm và nghiên cứu
Các tin khác
  • Chọn đầu nối khí nén phù hợp cho hệ thống
  • Bộ chia dòng đồng bộ thuỷ lực
  • Bộ lọc điều chỉnh bôi trơn
  • Bơm piston hướng tâm
  • Van điều khiển tỷ lệ thủy lực
  • Đồng hồ đo áp suất thuỷ lực
  • Van cartrige là gì? Nguyên lý hoạt động và tiêu chí lựa chọn van
  • Tìm hiểu về van logic trong hệ thống thủy lực
  • Công tắc áp suất
  • Lựa chọn bộ nguồn thủy lực phù hợp
  • Chọn bộ lọc khí nén sao cho phù hợp?
  • Các loại bơm thuỷ lực
  • Tất cả các thông tin về van thuỷ lực
  • Ly hợp điện từ
  • Sự khác nhau giữa thuỷ lực và khí nén là gì?
  • Bộ nguồn thuỷ lực mini JND
  • Teflon PTFE
  • Van giũ bụi
  • Công tắc áp suất
  • Bơm pittông và bơm chìm
  • Ống thép đúc thuỷ lực
  • Bơm thủy lực Hydromax
  • Thông số kỹ thuật ống nhựa PTFE
  • Báo giá bộ nguồn thủy lực
  • Làm cách nào để tính toán các yêu cầu về áp suất và lưu lượng của HPU?
  • Loại bơm thủy lực nào tốt nhất cho thiết kế bộ nguồn thủy lực?
  • Tấm nhựa Teflon PTFE
  • Tìm hiểu bộ nguồn thuỷ lực
  • Cách tính toán và giá xi lanh khí nén
  • Trợ lực tay lái trên ô tô
  • Sự khác nhau giữa trợ lực tay lái thủy lực và điện
  • Thành phần nào tạo nên bộ nguồn thủy lực(HPUs)
  • Sự khác nhau giữa các loại bơm thủy lực
  • Mô tả hệ thống thủy lực của máy xúc đào
  • Ống nhựa teflon PTFE
  • Van thủy lực cho môi trường dễ nổ
  • Các loại van gạt tay
  • Làm thế nào để lựa chọn và kích thước van an toàn và van giảm áp
  • Van an toàn
  • Khi nào nên sử dụng phụ kiện và ống thủy lực?
  • Van solenoid cấu tạo và nguyên lý hoạt động
  • Ba ưu tiên chính để thiết kế hệ thống thủy lực nông nghiệp thành công
  • Bơm piston thủy lực, cấu tạo và nguyên lý hoạt động
  • Tại sao xi lanh thủy lực được sử dụng thay vì xi lanh khí nén?
  • Hướng dẫn kết hợp Motor điện với bộ nguồn thủy lực
  • Motor khí nén
  • Van điều áp
  • Van giảm áp là gì?
  • Sự khác biệt giữa bơm thủy lực và motor thủy lực
  • Van điều khiển hướng, phân loại và ký hiệu van
  • Đầu nối ống thủy lực và mặt bích ống nối
  • Tổng quan và cấu tạo bơm bánh răng ăn khớp trong
  • Thiết kế và sử dụng xi lanh thủy lực một cách an toàn?
  • Bơm bánh răng ăn khớp ngoài là gì?
  • Máy bơm bánh răng là gì?Cấu tạo thiết kế và nguyên lý hoạt động của bơm
  • Ứng dụng xi lanh thủy lực là gì?
  • Những mẹo hàng đầu khi chọn mua van thủy lực
  • Top 10 lời khuyên cho việc bảo trì bơm thủy lực để hoạt động tốt
  • Van khí nén là gì? Các loại van thông dụng trong hệ thống khí nén
  • Hệ thống van thủy lực, cấu tạo, nguyên lý và phân loại van
  • Bơm thủy lực–Trái tim của hệ thống thủy lực
  • Hệ thống thủy lực hoạt động như thế nào? Các thành phần trong hệ thống thủy lực
  • Bơm thủy lực hoạt động như thế nào?
  • Nguyên lý cơ bản của bơm thủy lực và phân loại máy bơm
  • Hộp giảm tốc là gì? Vai trò và nguyên lý hoạt động
  • Xi lanh thuỷ lực, cấu tạo và nguyên lý hoạt động
  • Ống khí nén PU, PE là gì và ứng dụng của chúng trong hệ thống khí nén
  • Van điện từ là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
  • Các loại van điện từ ứng dụng trong hệ thống khí nén
  • Định nghĩa bơm thủy lực và nguyên lý hoạt động
  • Bơm thủy lực là gì?
  • Tổng quan về hệ thống thủy lực trong ngành công nghiệp

TIN HOẠT ĐỘNG GẦN ĐÂY

  • Chọn đầu nối khí nén phù hợp cho hệ thống
  • Bộ chia dòng đồng bộ thuỷ lực
  • Bộ lọc điều chỉnh bôi trơn
  • Bơm piston hướng tâm
  • Van điều khiển tỷ lệ thủy lực

TIN NỔI BẬT

  • Dùng bơm thủy lực trong ngành CN sản xuất và hóa chất
  • Việt Nam kêu gọi Samsung tái cơ cấu ngành đóng tàu
  • Ngành đóng tàu, ôtô vẫn “hút” doanh nghiệp Nhật
  • Cách xử lý khi xe "bơi" trong nước
DANH MỤC
  • Thiết bị thủy lực
  • Linh kiện khí nén
  • Thiết bị công nghiệp
  • Máy sục khí Oxy
THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Định Linh.

  • Trụ sở: 3505 Phạm Thế Hiển, Phường 7, Quận 8, TP. HCM
  • +84 8 967 338 228
  • 028 6279 8338
  • dinhlinhco@gmail.com
  • khinenthuylucdinhlinh@gmail.com
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
  • Từ khóa » Hệ Thống điều Khiển Thủy Lực Trên ô Tô