Cấu Tạo Hệ Thống Lái Trợ Lực Thủy Lực Trên ô Tô - Tailieuoto
Có thể bạn quan tâm
Tài liệu Cấu tạo hệ thống lái trợ lực thủy lực trên ô tô sẽ giúp ta tìm hiểu về nguyên lý hoạt động như cấu tạo các chi tiết của hệ thống lái trợ lực thủy lực. Từ đó, ta biết được ưu nhược điểm của hệ thống này và lý do tại sao hệ thống lái trợ lực điện lại có ưu thế hơn hẳn so với hệ thống lái trợ lực thủy lực được đề cập ở bài viết này.
Trước tiên lấy Tài liệu Cấu tạo hệ thống lái trợ lực thủy lực trên ô tô về tìm hiểu thì các bác cùng Ad tìm hiểu sơ lược qua về hệ thống lái và phân loại hệ thống trợ lực lái trên ô tô nhé. Như thế sẽ giúp các bác có thể dễ tìm hiểu tài liệu hơn.
Hệ thống lái là 1 trong 7 hệ thống cấu thành nên ô tô. Có nhiệm vụ giúp người lái thay đổi và kiểm soát hướng di chuyển của ô tô. Bên cạnh đó, hệ thống lái còn phải đảm nhận vai trò truyền chuyển của mặt đường lên cho người lái để người lái cảm nhận được tình trạng mặt đường.
Một hệ thống lái sẽ được chia làm 3 cụm chi tiết chính lần lượt là: Cơ cấu lái, dẫn động lái và trợ lực lái.
Cơ cấu lái trong hệ thống lái ô tô giúp thay đổi góc quay bánh xe để có thể giúp ô tô chuyển động theo hướng mong muốn của người lái.
Dẫn động lái giúp truyền chuyển động quay trên Volang ô tô đến Cơ cấu lái thực hiện mong muốn chuyển hướng của người lái.
Trợ lực lái sẽ giúp người lái giảm thiểu được lực cần thiết tác dụng lên vô lăng để chuyển hướng ô tô và Tài liệu Cấu tạo hệ thống lái trợ lực thủy lực trên ô tô sẽ giúp các bác tìm hiểu một loại hệ thống trong cụm chi tiết trợ lực lái đó là trợ lực lái thủy lực trên ô tô.
Trợ lực lái sử dụng trên ô tô có 2 dạng chính: Trợ lực thủy lực và Trợ lực điện. Hiện nay, chúng ta đã thấy hầu như các ô tô du lịch cỡ nhỏ, ô tô cá nhân đều đang dần chuyển sang hệ thống lái trợ lực điện.
Nguyên nhân là do trợ lực điện ô tô có quá nhiều ưu điểm vượt trội so với trợ lực thủy lực như là có thể giảm thiểu tối đa lực cần thiết tác dụng lên vo lăng do lúc này việc tác dụng lực lên vô lăng chỉ đơn giản là truyền tín hiệu đến cho bộ điều khiển hệ thống lái tính toán là chính so với trợ lực thủy lực phải dẫn động cả hệ thống lái. Một ưu điểm tiếp theo của hệ thống lái trợ lực điện ô tô đó chính là có thể linh hoạt thay đổi được giá trị trợ lực ở từng bánh xe từ đó tối ưu được khả năng ổn định của ô tô khi đang di chuyển. Các bác có thể tham khảo hệ thống lái trợ lực điện ô tô ở các bài viết Ad để phia dưới nhé.
Tuy nhiên, các bác vẫn thấy ở một số ô tô thương mại cỡ nhỏ vẫn sử dụng hệ thống lái trợ lực thủy lực. Tất nhiên, khi hệ thống lái trợ lực thủy lực chưa hoàn toàn bị thay thế thì chắc chắn nó vẫn còn ưu điểm nào đó so với hệ thống lái trợ lực điện ô tô. Ưu điểm của hệ thống lái trợ lực thủy lực ô tô đó chính là Độ tin cậy cao hơn hệ thông lái trợ lực điện do ít khi bị hư vặt, và bên cạnh đó, ô tô tải thương mại cũng không cần quá chú trọng đến sự tiện nghi nên việc sử dụng trợ lực thủy lực trên ô tô sẽ giúp giảm giá thành ô tô và từ đó tăng được tính cạnh tranh lên đáng kể. Chúng ta cùng nhau vào tìm hiểu cấu tạo của hệ thống lái trợ lực thủy lực trên ô tô ở các phần dưới nhé.
Trước tiên, tài liệu cấu tạo hệ thống lái trợ lực thủy lực sẽ cùng ta tìm hiểu về tổng quan cũng như chức năng hoạt động và nguyên lý điều khiển cơ bản của hệ thống lái trợ lực thủy lực. Từ đó giúp ta hình dung được tổng thể của hệ thống.
Bộ trợ lực thuỷ lực là bộ trợ lực sử dụng một phần công suất của động cơ để tạo ra áp suất dầu thuỷ lực hỗ trợ cho quá trình xoay các bánh xe dẫn hướng để chuyển hướng chuyển động của ô tô.
So với các bộ trợ lực khác như trợ lực khí nén, trợ lực điện, trợ lực điện thủy lực bộ trợ lực thủy lực có cấu tạo khá đơn giản, tác động nhanh hiệu suất trợ lực cao. Với công nghệ chế tạo hiện đại cho phép thiết kế được những bộ trợ lực thủy lực có kết cấu nhỏ gọn nên nó được sử dụng trên hầu hết trên các loại xe ô tô. Các bộ phận cơ bản của bộ trợ lực thuỷ lực bao gồm: Bơm thuỷ lực, van phân phối, xylanh lực, các đường ống dẫn dầu.
Tài liệu cấu tạo hệ thống lái trợ lực thủy lực sẽ giúp ta tìm hiểu về cấu tạo cũng như chức năng hoạt động của từng chi tiết trên hệ thống trợ lực thủy lực như:
Bơm thủy lực: Là bộ phận cấu thành bộ trợ lực thuỷ lực. Được dẫn động bởi động cơ bằng đai và puli, nó có chức năng tạo ra áp suất dầu đủ lớn để cung cấp cho van phân phối dẫn đến các ngả của xylanh lực hỗ trợ cho quá trình xoay các bánh xe dẫn hướng. Do yêu cầu về áp suất tạo ra và làm việc trong điều kiện môi trường bất lợi nên bơm trợ lực là bộ phận được chế tạo chính xác và chỉ được tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa khi có đầy đủ dụng cụ và vệ sinh sạch sẽ, các van phải điều chỉnh theo tài liệu hướng dẫn và có thiết bị đo áp suất. Không cho phép điều chính áp suất và lưu lượng bơm.
Van phân phối: Là bộ phận được bố chí trong hộp cơ cấu lái, có chức năng thay đổi đường dẫn dầu áp lực cao, thay đổi lượng dầu áp lực cao đến xylanh lực tuỳ theo vị trí của vành lái. Có bốn loại van phân phối được sử dụng phổ biến trên các loại trợ lực thuỷ lực hiện nay là: Van quay, van ống, van cánh, van trượt,…
Sau đó, tài liệu cấu tạo hệ thống lái trợ lực thủy lực sẽ phân tích về nguyên lý điều khiển của van điều khiển khi xe thực hiện quay vòng. Dòng dầu sẽ được van điều khiển phân phối lần lượt theo các hướng của Xylanh lực từ đó giúp xe đánh lái nhẹ nhàng.
Xylanh lực: Cặp chi tiết xy lanh và piston lực trong hệ thống trợ lực thuỷ lực là bộ phận tiếp nhận lực đẩy của dầu thuỷ lực cao áp và chuyền cho cơ cấu dẫn động lái hỗ trợ cho quá trình xoay các bánh xe dẫn hướng. Tuỳ theo kết cấu của hộp cơ cấu lái và bộ phận dẫn động lái có các dạng piston và xy lanh khác nhau. Trên các loại xe du lịch nhỏ hiện đại ngày nay thường sử dụng cơ cấu dẫn động lái kiểu bánh răng thanh răng với cặp piston và xy lanh được thiết kế trực tiếp trên thanh răng. Ưu điểm của kiểu trợ lực này là có kết cấu nhỏ gọn dễ lắp đặt trên các loại xe nhỏ, trợ lực có tác động nhanh, các chi tiết có cấu tạo đơn giản.
Đường ống dẫn dầu: Đường ống dẫn dầu có thể được làm bằng cao su chịu áp lực hay bằng kim loại như đồng….có chức năng dẫn dầu cao áp từ bơm trợ lực tới van phân phối, các buồng xylanh và quay trở về bình chứa. Thông thường đường ống dẫn dầu từ bình chứa tới bơm và tới van phân phối được làm bằng cao xu chịu áp lực do trong quá trình vận hành cơ cấu lái có thể dịch chuyển một khoảng nhất định so với bơm và bình chứa nhiên liệu, đường ống dẫn từ van phân phối đến các buồng xylanh có thể được làm bằng đồng.
Tài liệu cấu tạo hệ thống lái trợ lực thủy lực phân tích khá chi tiết. Các bác lấy về tìm hiểu nhé.
Google Drive
Cấu tạo hệ thống lái của Toyota
Đào tạo kết cấu Hệ thống khung gầm Audi A7
Tính toán và thiết kế hệ thống lái ô tô
5/5 - (2 bình chọn)Từ khóa » Hệ Thống điều Khiển Thủy Lực Trên ô Tô
-
Hệ Thống điều Khiển Thủy Lực Của ECT | OTO-HUI
-
Tổng Quan Hệ Thống điều Khiển Thủy Lực Của Máy Xúc đào
-
Ứng Dụng Của Hệ Thống Bơm Thuỷ Lực Trên ô Tô Là Gì? - Autodaily
-
Hệ Thống điều Khiển Thủy Lực Trên ô To - Bí Quyết Xây Nhà
-
Các Phần Từ điều Khiển Trong Hệ Thống Thủy Lực
-
Hệ Thống Lái Trợ Lực Thủy Lực: Cấu Tạo, Nguyên Lý Và ưu Nhược điểm
-
Các Sơ đồ Hệ Thống Thủy Lực Cơ Bản Cần Nắm Rõ
-
Kết Cấu Hệ Thống Phanh Thủy Lực Trên ô Tô - Tailieuoto
-
Hệ Thống điều Khiển Thủy-khí Nén: Ưu-nhược điểm.
-
Tìm Hiểu Về Hệ Thống Phanh Thủy Lực | DPRO Việt Nam
-
Hệ Thống Trợ Lực Lái ô Tô: Loại điều Khiển điện – Thủy Lực – Hybird
-
Tìm Hiểu Các Loại Truyền động điều Khiển Ly Hợp Trên ô Tô - XecoV
-
Hệ Thống Truyền động Trên ô Tô - TRUNG TÂM KỸ THUẬT Ô TÔ MỸ ...
-
Hệ Thống điều Khiển Hộp Số Tự động Loại Thuỷ Lực 1 Cấu Tạo Và ...