CÁC QUY LUẬT BỐ CỤC HÌNH KHỐI KHÔNG GIAN CỦA CÔNG ...

Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Luận Văn - Báo Cáo
  4. >>
  5. Kỹ thuật
CÁC QUY LUẬT BỐ CỤC HÌNH KHỐI KHÔNG GIAN CỦA CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 27 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGTRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆKHOA KĨ THUẬT XÂY DỰNG--------------BÀI TIỂU LUẬNNGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC DÂN DỤNGĐỀ TÀI:CÁC QUY LUẬT BỐ CỤC HÌNH KHỐI KHÔNG GIANCỦA CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚCGVHD: Ths. KTS. Phan Tiến VinhSVTH: HàHuy QuyếtLớp: 09KTĐà Nẵng, tháng 12 năm 2010Chương 4 - §2: Quy luật bố cục hình khối không gian của công trình kiến trúcHỆ THỐNG CÁC QUY LUẬT BỐ CỤC HÌNH KHỐI KHÔNG GIANCỦA CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚCNguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng2/27Chương 4 - §2: Quy luật bố cục hình khối không gian của công trình kiến trúcQUY LUẬT BỐ CỤC HÌNH KHỐI KHÔNG GIANCỦA CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC1. Tương phản và dị biến (vi biến):1.1 Khái Niệm:- Tương phản (Contraste) và vi biến (hay là sắc thái – Nuance) là sự vậndụng mức độ khác biệt của một nhân tố tổ hợp (ví dụ: hình khối, màu sắc) vớiliều lượng nhiều hay ít để đạt được hiệu quả nghệ thuật. Trong nghệ thuật kiếntrúc, tương phản và vi biến là những biểu hiện trên hình khối, mặt đứng tạo ranhững cảm xúc ở những mức độ khác nhau.- Tương phản: là sự khác biệt nhau rất rõ rànggiữa hai vật thể, hai hình thể làm nổi bật lênnhững đặc điểm của chúng. Tức là sự khác biệtnhiều về không gian, độ lớn (Ví dụ khối thấpđặt cạnh khối cao, Hình 1-1) và sự chênh lệchvề độ lớn càng mạnh thì cảm xúc gây ra chongười xem càng mãnh liệt. Tương phản còn cóthể là sự khác biệt về màu sắc (màu đen đứngcạnh màu trắng) làm nổi bật them cho nhau.Hình 1-1: Hoàng Anh Gia Lai Plaza – Tòa nhàgồm 2 khối chính, khối cao đặt trên khối thấp,tạo sự tương phản rõ nét.Hình 1-2:Vĩnh Trung PlazaTương phản như vậy dễgây sự chú ý của mọingười.- Vì sự giới hạn của sự đa dạng của bố cục không phải là “phi” giới hạn chonên sự tương phản vẫn phải tôn trọng yêu cầu thống nhất của tổng thể. Trongkiến trúc hiện đại, tương phản được sử dụng nhiều do nhu cầu tình cảm mớixuất phát từ cuộc sống công nghiệp hóa.Nguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng3/27Chương 4 - §2: Quy luật bố cục hình khối không gian của công trình kiến trúc- Vận dụng sự tương phản về khối, về màu sắc sẽ nhấn mạnh được sự khácbiệt, biểu hiện đặc tính khác nhau, xác lập một sự mâu thuẫn để hỗ trợ lẫnnhau giữa các thành phần kiến trúc.- Khi các khối có hình khối, bóng đổ, màu sắc khác nhau ít, người ta nói kiếntrúc có tính chất vi biến. Vi biến – nói lên hai trạng thái của một thuộc tính, làmột thủ pháp quan trọng để đạt được hiệu quả thống nhất và biến hóa. Vi biếnlà sự tương phản nhẹ, chuyển biến dần dần, khác biệt nhau rất ít như sựchuyển dần, thu nhỏ hình khối của những tòa tháp trong những ngôi đền cổđại, của những tháp vô tuyến truyền hình hiện đại.Hình 1-2: Bảng màu có sự chuyển biếnmàu sắc từ từ, từ gam màu nóng sang lạnh,từ sắc độ đậm đến nhạt dần…- Bút pháp thiết kế có trình độ sẽ dẫn đếnhiệu quả tốt cho sử dụng đồng thời hai yếutố tương phản và vi biến. Nếu hoàn toàndùng yếu tố tương phản, bố cục dễ bị đổ vỡ,gây cảm xúc hỗn loạn, đột biến và cũng khódiễn đạt ý tưởng. Còn nếu chỉ chuộng yếutố vi biến sẽ đưa đến những ấn tượng buồntẻ, đơn điệu, gây cảm xúc đều đều và khódiễn đạt ý tưởng.Vậy nên việc kết hợp giữa tính thống nhất và tính biến hóa theo một quyluật nào đó sẽ dễ tạo nên một tác phẩm có trọng tâm, có chủ đề nhất định.Chú thích: Hình vẽ dẫnchứng tương phản và dịbiến về khối hình, vềmảng đặc, rỗng và vềđường nét.Qua đó ta thấy sự tương phản và dị biến thường diễn ra trong cùng một tínhchất. Hình khối này với hình khối kia, mảng này với mảng kia hay các loại nétvới nhau, các chất vật liệu với nhau.Nguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng4/27Chương 4 - §2: Quy luật bố cục hình khối không gian của công trình kiến trúc1.2. Những định hướng tạo tương phản vi biến:1.2.1 Tương phản và vi biến trong kích thước, hình dáng, chiều hướng:- Kích thước, hình dáng, chiều hướng – có thể tạo thành bởi các yếu tố hìnhhọc đặc trưng cho ngôn ngữ tạo hình kiến trúc là khối, diện, tuyến - tạo thànhhình tượng kiến trúc giàu sức biểu hiện qua “phương tiện” tương phản và vibiến.- Hai hình bằng nhau, hình được phù trợ bởi những hình lớn hơn xung quanhsẽ cảm thấy nhỏ hơn hình được vây quanh bởi những hình nhỏ hơn.1.2.2 Tương phản thông qua các quan hệ ngôn ngữ hình thái học:- Người ta thường dùng tương phản của đường (đường thẳng, đường cong,đường gãy); tương phản của hình (hình cao, hình thấp, hình vuông, hình tròn)và tương phản của số lượng (đơn và kép, ít và nhiều, nặng và nhẹ) để đạt đượchiệu quả cần thiết.- Ví dụ ở Trường Bauhaus, Dessau, Đức là một kiệt tác của kiến trúc hiện đại, sự tương phản về khối và gây nên những ấn tượngmỹ cảm nhất định.- Sự tương phản và vi sai củahướng - hướng đứng và hướngngang, sẽ làm phong phú thêmhình tượng kiến trúc.- Ví dụ: Nhà thờ Gothic Notre Dam (NhàThờ Đức Bà – Paris) có phân vị vươn lên làchính, thỉnh thoảng có những gờ ngang làmthành những băng cột cuốn hay băng tượngnhỏ nằm ngang làm cho kiến trúc rất sinhđộng.Nguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng5/27Chương 4 - §2: Quy luật bố cục hình khối không gian của công trình kiến trúcVí dụ: Tòa Thị ChínhHà Nội (cũ).- Thuật tương phản còn đượcdùng trong tổ hợp mặt bằng, mặtđứng. Ví dụ: Tòa nhà quốc hội(phòng xử án) của Sunjab - ẤnĐộ (1956 – 1959).- Sự tương phản và visai của hướng đứng vàhướng ngang sẽ làmphong phú thêm hìnhtượng tạo hình.1.2.3 Tương phản và vi biến trong rỗng và đặc, hở và kín:- Những bộ phận khác nhau của kiến trúc là những mảng tường, những phầnrỗng của kiến trúc là những cửa sổ, cửa đi, hành lang, logia, hiên…tác độngNguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng6/27Chương 4 - §2: Quy luật bố cục hình khối không gian của công trình kiến trúcvào cảm giác của con người, gây ra những liên tưởng, những cảm giác khácnhau như: vững chắc, nhẹ nhàng, thanh thoát…- Trong các công trình kỷ niệm, những lăng mộ để nhấn mạnh cảm giác thựcthể, tính vĩnh cửu, người ta đã dùng một số những phần rỗng để nhấn mạnhnhững mảng đặc.- Đối với tác phẩm tạo hình cần gây hiệu quả nhẹ nhàng, người ta dùng nhiềuphần rỗng hơn.- Ví dụ có tính chất điển hình chosự tương quan giữa đặc và rỗnglà công trình Bảo tàng LêNin ởTaken, dùng thủ pháp tươngphản giữa phần lõm của hànhlang cột cuốn ở tầng dưới đối vớimảng tường đặc ở tầng trên tạonên một hiệu quả rất mạnh mẽ vàphong phú.- Ví dụ thứ hai là Lăng chủ tịch HồChí Minh, phần trên của kiến trúcdùng thủ pháp tương phản (đặc, rỗng,đặc, rỗng, đặc…) và thủ pháp vi biến(nhịp biên của các hàng cột hơi lớn hơnnhịp giữa).- Ví dụ có tính chất điển hình cho sự tương quan giữa đặc và rỗng là CungTổng đốc Vơnidơ, kiến trúc Gothic, Italia, dùng thủ pháp tương phản giữaphần lõm của hành lang cột cuốn ở hai tầng dưới đối với hai mảng tường đặcbằng đá cẩm thạch hồng và trắng ở tầng trên tạo nên một hiệu quả rất phongphú.1.2.4 Tương phản và vi biến của màu sắc, chất cảm và bóng:- Bóng: do một nguồn sáng gây ra - gồm có bong đổ (bóng của một khối gâyra cho một diện khác) và bong bản thân (bong sinh trên tự bản thân lồi lõmcủa một khối) là yếu tố quan trọng tạo ra ấn tượng mỹ cảm, cũng như màu sắcvà chất cảm của vật liệu.- Hình khối kiến trúc: có đạt được hiệu quả đa dạng hay không một phần là dobóng quyết định. Bóng được tạo thành trên cơ sở các thành phần tạo hình, vídụ như công năng của các thành phần cấu tạo kiến trúc nhà ở: ban công, cầuNguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng7/27Chương 4 - §2: Quy luật bố cục hình khối không gian của công trình kiến trúcthang, diềm mái… thường được xử lý nhô ra; hiên, logia, hành lang, sảnhvào… thường được xử lý lõm vào.Tất cả những tiền đề chức năng đó, dưới bàn tay điêu luyện của nhà thiết kếtạo hình trở thành một bản hoà tấu sang và tối xen kẽ nhau giàu sức truyềncảm.Bóng còn có vi biến: Bóng đậm chuyển sang bóng nhạt dần cho tương quangiữa các chiều sâu của mặt phẳng hoặc do sự uốn lượn của một mặt cong tạothành.- Màu sắc với sự tương phản hoặc vi biến của nó bao gồm hai nội dung:+ Tương quan giữa hai màu và phù trợ giữa hai màu cho nhau: Tươngphản mạnh thường gặp ở hai cặp màu thường được gọi là màu sắc bổ trợ: vàngvà tím, đen và trắng, đỏ và xanh lá cây… những cặp màu này thường làm nổibật nhau lên. Vi biến của những cặp màu thường có ở những màu gần nhaunhư đỏ và da cam, da cam và vàng…+ Hình ảnh minh hoạ:+ Sắc độ, độ đậm nhạt của màu sắc:* Độ đậm nhạt chênh lệch nhau mạnh gây ra sự tương phản, độđậm nhạt chênh lệch nhau nhẹ, chuyển sắc từ từ gây vi biến.* Phải tuỳ hoàn cảnh cụ thể, tuỳ ý tưởng, mục tiêu của tác phẩmtạo hình mà dùng màu sắc cho phù hợp.* Trong tạo hình kiến trúc, nhất là trong màu sắc nội thất nhà ởnên dùng một tông màu, vi biến nhẹ, chỉ một vài vật trang trí mỹ nghệ có màusắc đối chọi, thậm chí sáng chói là cùng đạt hiệu quả thẩm mỹ cao. Vì rằng tácNguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng8/27Chương 4 - §2: Quy luật bố cục hình khối không gian của công trình kiến trúcphẩm tạo hình kiến trúc có diện, khối rất rộng và lớn, mọi vật cùng con ngườixung quanh nó cũng rất nhiều màu. Hình ảnh minh họa:- Chất cảm của các vật liệu, với các hoa văn với độ trơn nhám của nó được sửdụng khi tương phản và vi biến tạo nên những hiệu quả thẩm mỹ cần thiết.Ví dụ: Tương phản và vi biến trong màu sắc, độ nhám và trong trang trínội thấy… Hình ảnh minh họa:Nguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng9/27Chương 4 - §2: Quy luật bố cục hình khối không gian của công trình kiến trúc- Ví dụ:+ Lăng LêNin được xây dựng bằng đá hoa cương nhiều màu, gia côngsang loáng, tương phản mạnh mẽ với chất liệu nhám của tường thành ĐiệnKremlanh phía sau tạo nên một ấn tượng hết sức hoàn mỹ. (hình ảnh)+ Lâu đài Medixi - một kiệt tác của kiến trúc văn nghệ Phục HưngItalia, đã xử lý vi biến cho chất cảm của vật liệu một cách hợp lý: tường dướicùng đá lớn, các tầng trên đá nhỏ dần, từ thô nhám chuyển dần sang nhỏ mịn,tạo thành một sắc thái rất đặc biệt. Phần thô nhám ở dưới gây cảm giác nặngnề, vững chãi, phần nhỏ mịn ở trên gây cảm giác nhẹ nhàng hơn… cách sắpđặt vật liệu xây dựng ở đây cũng phù hợp với quy luật trọng lượng.Chất cảm, hoa văn của vật liệu còn gây cảm giác lộng lẫy hay mộc mạc,phải tuỳ từng đối tượng kiến trúc mà ốp ghép cho hợp lý, cho đúng chỗ.- Một số hình ảnh minh hoạ:Hình ảnh: Tòa nhà Quốc hội Brazil.Hình ảnh: Fuji TVHeadquartsNguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng10/27Chương 4 - §2: Quy luật bố cục hình khối không gian của công trình kiến trúcHình ảnh: Bảotàng SolomonGuggenhem, NewYork, Mỹ.2. Vần luật và nhịp điệu, sự cắt đoạn nhịp điệu:2.1 Tổng quan về vần luật và nhịp điệu:- Có thể kể ra trong giới tự nhiên rất nhiều hiện tượng và sự vật thường tồn tạidưới dạng lặp đi lặp lại một cách có quy luật, thay đổi dưới hình thức pháttriển một cách có tổ chức (ví dụ: ngày và đêm, bốn mùa xuân hạ thu đông, sựđi lại, nhịp thở của con người, sự phát triển của lá cây…)- Sự lặp đi lặp lại đó - được gọi là vần luật hay nhịp điệu, gây ra cho conngười một ấn tượng mỹ cảm nhất định. Con người đã mô phỏng các định luậtthiên nhiên đó để đưa vào các hoạt động đa dạng của mình trong cuộc sống.Họ sang tác thi ca, âm nhạc, vũ đạo theo vần luật, họ trang sức quần áo, vảivóc, đồ gốm theo những hoa văn có tính nhịp điệu như trong văn học, từnhững chữ, những câu, những âm sắc đơn lẻ người ta sắp xếp chúng theo mộtquy luật nào đó…thông qua các quy luật này, bài thơ, bản nhạc biểu đạt đượcchủ đề má tác giả mong muốn.- Trong kiến trúc thì quy luật bố cục hay vần luật cũng được thể hiện:+ Với tổng thể quy hoạch của một khu phố, sự sắp xếp các ngôi nhà vớikhối hình nhà cao - thấp, to - nhỏ, vuông – tròn góc cạnh ra sao để đạt đượctính thống nhất, hài hòa – đó là vần luật.+ Với một công trình kiến trúc, sự sắp xếp các mảng đặc rỗng, đườngnét, vật liệu, màu sắc cũng theo một quy luật nào thích ứng với chính nó vàtổng thể nói chung.+ Với các chi tiết trang trí nội ngoại thất, thậm chí đến các đồ đạc, trangthiết bị, muốn đạt được tính thống nhất hài hòa, đồng bộ cũng phải tôn trọngvần luật.- Tổng quát lại, vần luật trong kiến trúc và quy hoạch đô thị là một loạt hiệntượng của sự lắp đi lặp lại có quy luật, của sự biến hóa có tổ chức trong biểuhiện nghệ thuật kiến trúc của đơn thể công trình hay quần thể công trình.Nguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng11/27Chương 4 - §2: Quy luật bố cục hình khối không gian của công trình kiến trúc- Vần luật gắn bó với sự lặp đi lặp lại nhằm tạo ra sự thống nhất. Còn khi gằnbó với sự biến hóa có tổ chức nhắm tạo ra sự đa dạng. Hình ảnh minh họa:- Qua thực tế, ta rút ra kết luận có tính nguyên tắc sau:+ Với hai đơn vị không đổi ta có chuỗi “lặp lại” buồn tẻ, đơn giản.+ Những nhịp điệu phức tạp hơn sẽ có tính hấp dẫn hơn.- Áp dụng nguyên tắc này, người ta có thể gia thêm lượng nhất định vào “kíchthước” hoặc “khoảng cách” hoặc cả hai. Ngoài ra còn có yếu tố phụ như: sắcđộ, hình dạng, bề mặt của các thành tố cũng có thể được “gia giảm” tạo nêntính thống nhất đa dạng trong nhịp điệu. Có thể nói torng tự nhiên ta thườnggặp yếu tố nhịp điệu cấu thành bởi “lặp lại” + “phát triển” + “thay đổi” tạo nêndức hấp dẫn và tính hợp lý cao.- Ví dụ về sự phát triển các lớp của hình hoa và cấu trúc bố cục các yếu tốhình theo kiểu hình hoa. Hình ảnh minh họa:- Cũng có lúc người ta chia vần luật ra làm nhịp điệu đều (ở ta trước đây gọi là“tiết điệu”) và nhịp điệu tăng hay giảm dần đều (có sự biến thái trong cácthành phần của nhịp điệu), nhưng để có tính thống nhất và đơn giản hóa,chúng ta chỉ cần xét khái niệm “vần luật”, vì nó có thể đại diện cho sự phânchia như đả nói trên đây.- Vần luật là phương tiện quan trọng trong nghệ thuật tổ hợp kiến trúc, thiếunó, công trình kiến trúc sẽ trở nên câm lặng, thiếu sức sống, vô hồn, quần thểkiến trúc trở nên vô tổ chức.- Trong tổ hợp kiến trúc, sự lặp lại các bước nhà, các nhịp nhà, các loạt cửa sổ,các lô gia, ban công… có khi là lặp lại một nhóm thành phần trên hay lặp lạicả một nhóm nhà… được thấy rất phổ biến.Nguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng12/27Chương 4 - §2: Quy luật bố cục hình khối không gian của công trình kiến trúc- Sự lặp lại các bước nhà phải có số lượng lớn hơn ba (ba nhịp trở lên) mới cóhiệu quả mỹ cảm; 3, 5, 7, 9… tạo thành những đơn vị không thể chia cắt được.Vì nắm được quy luật đó, nhân dân ta đả làm nhà ba gian, năm gian và kiếntrúc cung đình Việt Nam làm bảy gian…Hình ảnh: Khu đô thị Phú Mỹ Hưng- Vần luật kiến trúc có cơ sở công năng và kết cấu vững chắc của nó, trongkiến trúc luôn luôn có hàng nhóm phòng hay hang loạt nhà có cùng một mụcđích sử dụng, cùng một hệ kết cấu.Hình ảnh: Dự án Him Lam- S. Ghidiong nói: “Trong các khu nhà ở, chúng ta chấp nhận sự sử dụng nhịpđiệu lặp lại như là một nhân tố tích cực trong sang tạo sức biểu hiện thẩmmỹ”.- Le Corbusier cũng đã nói về sự thiết lập trật tự của kiến trúc đô thị hiện đạinhư sau: “Sự thống nhất các thành phần xây dựng là một sự bảo đảm cho thẩmmỹ, tính đa dạng do nhà ở (xây dựng hàng loạt) đưa vào kiến trúc sẽ dẫn đếnnhững bố cục lớn, những nhịp điệu kiến trúc chân chính”.Nguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng13/27Chương 4 - §2: Quy luật bố cục hình khối không gian của công trình kiến trúc- Nói chung, có những loại vần luật như sau:+ Vần luật liên tục.+ Vần luật tiệm biến.+ Vần luật lồi lõm.+ Vần luật giao thoa.2.2 Các hình thức của vần luật nhịp điệu:2.2.1 Vần luật liên tục:- Vần luật liên tục là vần luật sinh ra do sự sự sắp xếp lặp lại một cách liên tụcmột hoặc một số loại thành phần cơ bản trong bố cục cấu trúc hình.Hình ảnh: mặt trước tòanhà nữ hoàng Victoriachạy dài trên đại lộ SanFrancisco.- Có 2 loại vần luật liên tục đó là vần luật liên tục đơn giản và vần luật liên tụcphức tạp:+ Vần luật liên tục đơn giản: Người ta dùng một bộ - một đơn vị cácyếu tố tổ hợp rồi lặp đi lặp lại nhiều lần và liên tục. Loại vần luật này dễ gâycảm giác đều đều, buồn tẻ và nhàm chán, rất hay gặp trong các khu nhà ở điểnhình lắp ghép hay các chi tiết trong một ngôi nhà ở điển hình.Hình ảnh –Nhà ởnhiều cănhộ ởCabaslanca– Maroc,1953 –1955, KTS.AndreStuder.Nguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng14/27Chương 4 - §2: Quy luật bố cục hình khối không gian của công trình kiến trúcHình III.23b – Mặt nhà bêntrong của Vương CungThánh Đường Lateran.+ Vần luật liên tục phức tạp: Người ta dung một bộ - một đơn vị gồmhai hay nhiều yếu tố có sắp xếp phức tạp rồi lặp đi lặp lại nhiều lần và liên tục.Loại vần luật này dễ gây cảm giác phong phú, hấp dẫn.Hình ảnh: Nhà ở tập thể “Habitat-67”, Montréal, Canada, 1966-1967, KTS.Moshe Safdie.Hình ảnh: Tòa nhà NagakinCapsule ở Tokio (1970-1972),KTS. Kisho KurokawaNguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng15/27Chương 4 - §2: Quy luật bố cục hình khối không gian của công trình kiến trúc- Đối với Cung tổng đốc Vơnidơ ở tầng một theo chiều ngang, hình thức kiếntrúc dung hành lang cuốn lớn có vần luật đơn giản, ở tầng hai dùng hành langcuốn nhỏ (bằng nửa tầng 1) cũng là vần luật đơn giản, nhưng đã tạo nên mộthình tượng kiến trúc rất phong phú đa dạng do tỷ lệ các hành lang cuốn gấpđôi nhau và do bóng tối nhịp nhàng ở các tầng dưới tương phản với mặt phẳngđặt ở tầng trên cùng.2.2.2 Vần luật tiệm biến:- Vần luật tiệm biến là vần luật thay thế dần dần một cách có quy luật. Vầnluật tiệm biến có thể là loại vần luật lớn dần đều hoặc nhỏ dần đều của các yếutố kích thước (lớn đến nhỏ và ngược lại), màu sắc (nóng đến lạnh), chất liệu(to đến nhỏ, nhám đến trơn)…- Trường hợp sử dụng vật liệu đá nhỏ dần đều đối với các tầng cũng là mộttrường hợp của vần luật tiệm biến hoặc một ngôi tháp càng lên những tầngtrên càng thu hẹp dần…- Vần luật tiệm biến có các quy luật sau đây:+ Biến thiên tăng dần về một hướng.+ Biến thiên tăng hoặc giảm về một hướng - Trục trung tâm.+ Biến thiên tăng dần hoặc giảm dần từ nhiều hướng tụ về một tâm.Các công trình của KTS. Frank LloydWright, trong đó Bảo tàng SolomonGuggenhem là một ví dụ tiêu biểu vềvần luật tiệm biến.- Ví dụ như các trường hợp 1. Tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc), 2. Tháp chùaPhổ Minh (Nam Định), 3. Tháp Phước Duyên, 4. Chùa Thiên Mụ (Huế)đều là vần luật tiệm biến.Nguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng16/27Chương 4 - §2: Quy luật bố cục hình khối không gian của công trình kiến trúc- Ví dụ:Công Viên Bedford, LonDon, 1875.Vần luật liên tục kết hợp với vần luật tiệm biến.- Hình ảnh –Công trình cổ ápdụng vần tiệmbiến.2.2.3 Vần luật lồi lõm:- Vần luật lồi lõm là vần luật tiệm biến chỉ phát triển theo đơn hướng, hoặctăng lên dần đều hoặc giảm đi dần đều.- Vần luật lồi lõm là vần luật dao động hình song, đồng thời tăng hoặc giảmtheo một quy luật.- Vần luật tiệm biến tăng hoặc giảm đều biến đổi từ từ trong khi vần luật lồilõm biên độ tăng giảm khác nhau, gây ra cảm xúc lên xuống rõ ràng.- Khi nhìn mặt bên của một số đình chùa nước ta, ta thấy ba công trình củamột ngôi chùa, ví dụ chùa tây phương, có thể có đường bao chi vi nổi lên,phần không gian giữa các nhà lõm xuống, gây ra hiệu quả mỹ cảm nhất định.(Chùa hình chữ tam)- Công trình Nhà triển lãm Rossia Liên Xô (cũ) ỡ Triển lãm quốc tế Parislà một tác phẩm nổi tiếng, đã vận dụng vần luật lồi lõm, với những mảng khốivươn ra phía trước và vươn lên, kết thúc bằng pho tượng Công Nông nổitiếng, đã biểu hiện cho sự hướng tới tương lai của nhân dân.Nguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng17/27Chương 4 - §2: Quy luật bố cục hình khối không gian của công trình kiến trúc- Biệt Thự trên thác, KTS. Frank Lloyd Wright. Hình ảnh minh họa:- Nhà ở nhiều căn hộ ở Cabaslanca-Maroc, 1953-1955, KTS. Anotre Studer.- Nhà triểm lãm ở Turin, Italia, 1948-1949.2.2.4 Vần luật giao thoa:- Vần luật giao thoa được tạo thành bởi các thành phần kiến trúc đan chéonhau tạo nên. Sự đan chéo nhau này có thể là do hình khối, không gian hoặccác chi tiết đan chéo nhau tạo nên.- Vần luật giao thao không giống các loại vần luật khác, có tính chất triển khaitheo một hướng mà vần luật giao thoa tạo nên bởi sự chéo nhau theo haihướng đứng và ngang hoặc hiệu quả đa hướng.- Vần luật giao thoa có thể được sử dụng trong tổng thể quy hoạch, trong bốcục không gian một công trình kiến trúc, có thể thấy trên mặt đứng một côngtrình kiến trúc, cũng có thể thấy trên một bộ phận của mặt đứng hoặc trongtrang trí nội thất.+ Trong tổng thểquy hoạch, ví dụ một khunhà ở lắp ghép, để tránhđơn điệu, buồn tẻ củanhịp điệu đều đều giảnđơn, người ta có thể sắpxếp các ngôi nhà theovần giao thoa - lẽ đươngnhiên phải kết hợp vớicác điều kiện thực tếkhác nữa. + Trong bốcục không gian hình khốicó vần luật giao thoa, vídụ mẫu mực nhất là Tòabiệt thự Kaufmann trênmặt thác của suối Biarơn,Pensyvania, Mỹ do KTS. Frank Lloyd Wright thiết kế năm 1936. Đó là nhữngkhối đá và bê tông đan nhau tạo thành các hiên lớn vươn ra ngoạn mụctrênNguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng18/27Chương 4 - §2: Quy luật bố cục hình khối không gian của công trình kiến trúcmặt thác nước, hòa hợp với phong cảnh núi rừng hùng vĩ. (Tòa nhà gồm 3tầng, tầng dưới cùng sát mặt nước đặt phòng sinh hoạt chung, phòng ăn,phòng bếp, hai tầng trên đặt các phòng ngủ). Ngoài cách sử dụng phương tiệntổ hợp gia thoa, công trình này còn đẹp ở chỗ đưa được vào nội thất cá cảnhrừng, tiếng suối…+ Ví dụ Biệt thựRobbieHouseởChicago, xây dựng năm1909, công trình có cấutrúc mặt bằng, hệ máilớn vươn dài và cáchnhấn mạnh phân vịngang cùng những vậtliệu mộc mạc, tự nhiênkhi xây gạch trần, đá, gỗnên công trình như lantỏa trên mặt đất và hàihòa với khung cảnh thiênnhiên xung quanh.+ Vần luật giao thao hay được dùng trong tổ hợp mặt đứng nhà caotầng. Ở nước ta, những tấm lỗ hoa bê tong hay gốm trang trí dung vần luậtgiao thoa cho nội ngoại thất cũng được sử dụng phổ biến.+ Trong chi tiết cấu tạo kiến trúc: thường dùng trong cá chi tiết trang tríhoàn thiện . Ví dụ, để lát nền, sàn trong một căn phòng, để tránh đơn điệu vàđể tạo cảm giác vui mắt, sinh động ngưới ta dung vần luật giao thoa. Vần luậtgiao thoa cũng thường được dùng trong các chi tiết mặt nhà đan chiếu sángcầu thang; các mảng tường trang trí đến diềm trang trí trên mái, cửa sổ, lancan, tay vịn cầu thang hoặc cácc trần trang trí.- Hình ảnh minh họa: Nội ngoại thất cung thể thao nhỏ ở Roma, Italia,1957, KTS. Luigi Nervi.- Vần luật và nhịp điệu trong kiến trúc (cũng như trong ca, múa, nhạc) là biểuhiện của hoạt động sang tạo của con người thao quy luật tự nhiênnhắm sangtạo ra cái đẹp.- Nhưng đối với các kiến trúc lớn, còn phải đề cập đến khái niệm sự cắt đoạnnhịp điệu hay là sự nghỉ, sự nhấn mạnh trọng điểm. Cách xử lý kiến trúc nàyrất quan trọng vì những thành phần nhằm tạo thành do cắt đoạn nhịp điệu, sẽtạo thành trạng thái nghỉ ngơi, yên tĩnh hay đột xuất cần thiết, phá bỏ sự đồngđiệu gây nên bởi một chuỗi một chuỗi quá dài các nhịp điệu. Nếu không cócách xử lý cắt đoạn nhịp điệu, kiến trúc sẽ trở thành một bài văn không có dấuchấm, dấu phẩy.Nguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng19/27Chương 4 - §2: Quy luật bố cục hình khối không gian của công trình kiến trúcHình ảnh - Học viện quảntrị kinh doanh của Ấn Độ,Ahmedabad, Ấn Độ, 1965của Louis Kahn.3. Chủ yếu và thứ yếu – Vai trò chính và phụ:3.1 Khái Niệm:- Sự hoàn chỉnh của một bố cục tạo hình kiến trúc để thể hiện mục tiêu nhấnmạnh tất yếu dẫn đến sơ đồ nhịp điệu trong đó “phần này” quan trọng hơn“phần kia”. Việc xác định phần “chủ yếu” và “bổ trợ” rất quan trọng trong sơđồ nhiều tỷ lệ và nhịp điệu xuất hiện. Việc thiết kế tạo hình giống như hoạtđộng có tính chất tổng hòa: có thể nghiên cứu riêng rẽ theo phần chính, tuynhiên để đạt được mức độ cao cần có sự phối hợp tất cả các yếu tố trên trongtổng thể duy nhất và hợp lý.3.2 Chủ yếu và thứ yếu:- Hiệu quả thẩm mỹ thống nhất và hài hòa đạt được nếu trong bản thân nội tạimột bộ phận hoặc toàn thể tác phẩm tạo hình đó có thành phần chủ yếu và thứyếu.- Cả hai yếu tố chủ yếu và thứ yếu có mối liên hệ thống nhất và có sự khácnhau giữa chúng.+ Ví dụ: Trong một quần thể tạo hình kiến trúc, một công trình ở giữavà hai công trình ở hai bên, được xử lý hình khối, kích thước đột xuất để nhậnlãnh trách nhiệm làm chủ thể. Hình ảnh minh họa:Nguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng20/27Chương 4 - §2: Quy luật bố cục hình khối không gian của công trình kiến trúc+ Thành phần chủ yếu và thứ yếu của công trình kiến trúc hay quần thể kiếntrúc do công năng xác định. Một thể kiến trúc – ví dụ như nhà hát và rạp chiếubóng – phòng khán giả là bộ phận chủ yếu có hình khối to lớn vượt lên, làmnhân tổ hợp cho cả công trình, các phòng diễn viên là những thành phần thứyếu và mang tính chất phù trợ.- Phương tiện cụ thể để tạo thành mối liên hệ hợp lý giữa chủ yếu và thứ yếutrong tạo hình là hai cách sau:+ Sử dụng thủ pháp tương phản (tương phản về hình khối, chênh lệchvề độ cao, độ sáng tối), dùng biện pháp “hô ứng”. Những thành phần nhỏ phùtrợ cho những thành phần chính. Ví dụ: Tòa nhà Quốc hội Brazil+ Bố trí trục chính và sắp xếp vị trí các thành phần chính trên trục chínhlàm thành phần chủ yếu, các công trình phụ đặt hai bên thẳng hàng hoặc thẳnggóc, hoặc gần như thẳng góc. (Ví dụ hình III.28-a, b, c)Nguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng21/27Chương 4 - §2: Quy luật bố cục hình khối không gian của công trình kiến trúc* Ví dụ tiêu biểu là Tòa nhà đô đốc hải quân ở Pê-téc-bua (trongkiến trúc cổ điển Nga): phần ở giữa có tháp cao, nhấn mạnh chủ thể, hai phầnhai bên dàn trải, góp phần nhấn mạnh tổ hợp trục cho trục giữa, tạo thành mộtkhung cảnh hài hòa.* Ngoài ra, trong kiến trúc thời kì văn nghệ Phục Hưng cà cácquảng trường đã có những bằng chứng rất nổi tiếng về cách xử lý này.Hình ảnh: Nhà thờ SaintPeter, Vatican- Tuy vậy, chúng ta cũng phải ghi nhận rằng, trong kiến trúc có khi tồn tại haicông trình hoàn toàn giống nhau, đứng cạnh nhau, tạo thành một khối “nhưnguyên thể”. Nếu để nguyên tình trạng như vậy có thể có cảm giác cảm giácđơn điệu, buồn tẻ cho nên có thể xử lý phần hai công trình giáp nhau có hìnhkhối cao lên hoặc dung một khối kiến trúc thứ ba làm trung gian liên kết.Nguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng22/27Chương 4 - §2: Quy luật bố cục hình khối không gian của công trình kiến trúcTháp Petronas – Malayxia.Tháp Bahrain - Những chiếc cối xay gió trên vịnh Ba Tư, hai khối tháp đượcnối với nhau bới 3 chiếc cầu, trên đó được gắn các tubin gió có cánh quạt dài29m.Nguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng23/27Chương 4 - §2: Quy luật bố cục hình khối không gian của công trình kiến trúc- Khái niệm vần luật và nhịp điệu gằn bó chặt chẽ với tổ chức bố cục tạo hình.Tùy theo việc bố trí các thành phần bằng nhau hay khác nhau, ta đạt được tínhphương hướng, cảm giác trượt, cảm giác động thái hướng về 1 chiều…- Nguyên lý để lựa chọn một phần hay một yếu tố kiến trúc làm vai trò chủyếu (điểm chính) của toàn bộ tác phẩm kiến trúc, đó là phải tập trung nghiêncứu về khối hình, chi tiết, biểu đạt ý đồ chủ đạo vào phần chủ yếu (chính), còncác bộ phận khác là phần thứ yếu (phụ) phải phụ thuộc, hỗ trợ vào phần chủyếu để làm nền tôn phần chủ đạo.+ Lựa chọn vị trí của yếu tố chủ yếu (chính): Nó phải thực sự là điểmnhấn, lôi cuốn mọi người từ các hướng, từ các góc nhìn; Phần thứ yếu khôngche khuất phần chủ yếu hoặc làm sai lệch ý đồ chủ đạo.+ Xác định được hình khối, đường nét điển hình nhất, cô đọng nhất,biểu tượng được đặc điểm, tính cách của toàn bộ tác phẩm kiến trúc.- Chú trọng gia công phần trọng điểm của kiến trúc không chỉ để tăng hiệu quảđa dạng, mà còn có tác dụng loại bỏ sự đồng nhất, đơn điệu, tuy vậy trang tríphải có chừng mực nếu không sẽ gây ra hiệu quả phức tạp, không còn giữđược tính chất trật tự của công trình.Nguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng24/27Chương 4 - §2: Quy luật bố cục hình khối không gian của công trình kiến trúc4 Sự liên hệ và phân cách:4.1 Khái Niệm:- Trong thiết kế tạo hình nói chung và trong thiết kế tạo hình kiến trúc nóiriêng thường tổ hợp nhiều thành tố trong một bố cục, nhưng trong đó cũng cónhững nhóm thành phần chung quan hệ và những nhóm hoặc đơn lẻ hoặckhông chung quan hệ, vì thế để tạo thành một tác phẩm có tính trật tự và tạotính đa dạng trong một thể thống nhất, người ta kết hợp, liên hệ những yếu tố,thành phần không thể liên hệ được với nhau.- Liên hệ ở đây là lien hệ cấu trúc, lien hệ theo vần luật và phân cách nhịpđiệu, cấu trúc, nhóm hình…- Liên hệ và phân cách giữa các thành phần trong bố cục tạo hình có tầm quantrọng trong việc hình thành hiệu quả thống nhất và biến hóa.- Liên hệ và phân cách bao giờ cũng đi đôi với nhau vì một tác phẩm tạo hìnhcó rất nhiều thành phần. Sự liên hệ, phân cách ở đây chỉ đạt được tính hợp lýtrên hai cơ sở:+ Mối liên hệ nội tại giữa các bộ phận với nhau tạo nên tính bền vữngvà chặt chẽ, phù hợp với quy luật thẩm mỹ.+ Mối liên hệ giữa một bộ phận với tổng thể hợp thành một tác phẩmđạt được tính thống nhất trong một bố cục.- Phân cách những bộ phận không thể kết hợp thành một tập hợp hoặc bộphận. Như quan hệ giữa chúng không có cùng tính chất, đặc tính, phongcách… Ví dụ như trong một căn hộ ở, với các không gian: sinh hoạt chung,các phòng ngủ, phòng ăn, phòng bếp và phòng vệ sinh vừa cần có một mốiliên hệ hữu cơ mà lại vừa cần có một sự ngăn cách thích hợp xuất phát từ côngnăng sử dụng. Chẳng hạn phòng sinh hoạt chung phải đặt gần hiên sinh hoạt,đặt gần chỗ ăn, chỗ ăn lại phải đặt gần bếp, phòng ngủ phải đặt gần khối vệsinh…- Trên cơ sở công năng, thêm vào các phương pháp tổ hợp nghệ thuật, ngườikiến trúc sư có thể đạt được hiệu quả như ý về sức biểu hiện của tác phẩm.- Nội dung của việc xử lý và liên hệ phân cách bao gồm:+ Liên hệ và phân cách của không gian hình khối.+ Liên hệ và phân cách của tổ hợp mặt đứng và cấu kiện kiến trúc.4.2 Liên hệ và phân cách của không gian hình khối:- Sự liên hệ và phân cách ở đây được xét dưới ba khía cạnh:+ Giữa các không gian hình khối với nhau.+ Giữa nội thấ và ngoại thất.+ Giữa các không gian nội thất với nhau.- Giữa các không gian hình khối với nhau - hiểu theo nghĩa rộng – là một quầnthể quy hoạch, sự liên hệ và phân cách ở đây trước hết căn cứ vào yêu cầucông năng: các nhà đặt cách xa nhau theo yêu cầu thông gió, chiếu nắng,phòng hỏa, vệ sinh, mỹ quan…Nguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng25/27

Tài liệu liên quan

  • Mô hình giấy các công trình kiến trúc độc đáo Mô hình giấy các công trình kiến trúc độc đáo
    • 5
    • 917
    • 13
  • Lịch sử hình thành và phát triển công ty kiến trúc tây hồ Lịch sử hình thành và phát triển công ty kiến trúc tây hồ
    • 38
    • 692
    • 2
  • CÁC BƯỚC VÀ QUY TRÌNH LẬP DỰ ÁN HỒ SƠ THIẾT KẾ MỘT CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC CÁC BƯỚC VÀ QUY TRÌNH LẬP DỰ ÁN HỒ SƠ THIẾT KẾ MỘT CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
    • 10
    • 5
    • 58
  • Bài soạn Tuyen cac de thi TN+DHCD Hinh hoc khong gian 2002-2010 Bài soạn Tuyen cac de thi TN+DHCD Hinh hoc khong gian 2002-2010
    • 4
    • 477
    • 3
  • Khảo sát phân bổ quang lực trong không gian của hai cặp chùm gauss ngược chiều Khảo sát phân bổ quang lực trong không gian của hai cặp chùm gauss ngược chiều
    • 49
    • 304
    • 0
  • Tài liệu Các quy luật tác động tới sự vận hành của thị trường BĐS 3 pdf Tài liệu Các quy luật tác động tới sự vận hành của thị trường BĐS 3 pdf
    • 9
    • 593
    • 0
  • skkn phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học bộ môn hình học không gian lớp 11 skkn phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học bộ môn hình học không gian lớp 11
    • 23
    • 3
    • 9
  • ĐÈ TÀI: PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY BỘ MÔN  HÌNH HỌC KHÔNG GIAN ĐÈ TÀI: PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY BỘ MÔN HÌNH HỌC KHÔNG GIAN
    • 18
    • 2
    • 6
  • skkn tìm hiểu bố cục hình khối và bố cục màu sắc trong tranh hiện đại  áp dụng vào giờ  dạy mĩ thuật ở cấp THCS skkn tìm hiểu bố cục hình khối và bố cục màu sắc trong tranh hiện đại áp dụng vào giờ dạy mĩ thuật ở cấp THCS
    • 14
    • 1
    • 0
  • CÁC CÁCH GIẢI KHÁC NHAU HÌNH HỌC KHÔNG GIAN (QUÁ HAY) CÁC CÁCH GIẢI KHÁC NHAU HÌNH HỌC KHÔNG GIAN (QUÁ HAY)
    • 15
    • 540
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(3.39 MB - 27 trang) - CÁC QUY LUẬT BỐ CỤC HÌNH KHỐI KHÔNG GIAN CỦA CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » đặc Rỗng Trong Kiến Trúc