Hình Khối Trong Kiến Trúc (Phần 2) - Mỹ Thuật MS
Có thể bạn quan tâm
Hình khối trong kiến trúc (Phần 2)
8. Những hình thức theo quy tắc và bất quy tắc:
Những hình thức theo quy tắc đề cập tới dạng mà những phần của nó liên hệ với bất kỳ thành phần nào khác bằng cách thức chặt chẽ và trật tự. Nói chung chúng ổn định một cách tự nhiên và đối xứng theo một hay nhiều trục. Khối cầu, khối trụ, khối nón, khối lập phương và khối chóp là những ví dụ cơ bản của những hình thức theo quy tắc.
Những hình thức có thể giữ quy tắc của chúng ngay cả khi biến đổi kích thước hoặc bằng cách thêm vào hoặc bớt đi một số yếu tố. Từ những trải nghiệm với những hình thức tương tự, chúng ta có thể tự xây dựng nên một mô hình suy luận trong đầu về hình thức ngay cả khi một phần bị thiếu hoặc một phần nào đó được thêm vào.
Những hình thức bất quy tắc là những hình thức mà những phần của nó không đồng dạng và được liên kết với nhau theo một cách mâu thuẫn. Đặc điểm chung nhất của chúng là bất đối xứng và sinh động hơn nhiều so với những hình thức theo quy tắc. Chúng có thể là từ một hình thức theo quy tắc được khấu trừ đi bằng những hình thức bất quy tắc hoặc là kết quả từ một tập hợp bất quy tắc của những hình thức theo quy tắc.
Từ khi chúng ta xử lý cả những khối đặc và những không gian rỗng trong kiến trúc, những hình thức theo quy tắc có thể được chứa trong những hình thức bất quy tắc. Và tương tự, hình thức bất quy tắc có thể được vây quanh bởi những hình thức theo quy tắc.
Những hình thức bất quy tắc:
Trụ sở Hội những người yêu nhạc / Berlin / 1956 – 1963 / Hans Scharoun
Một tập hợp bất quy tắc của những hình thức theo quy tắc:
Vương phủ Katsura / Kyoto, Nhật Bản / Thế kỷ 17
Những hình thức chuẩn mực trong một tập hợp khác thường:
Nhà thờ Hồi giáo Sultan Hasan / Cairo, Ai Cập / 1356 – 1363
Một tập hợp chuẩn mực những hình thức theo quy tắc:
Rạp hát Coonley / Riverside, Illinois / 1912 / Frank Lloyd Wright
Những hình thức theo quy tắc trong một phạm vi theo quy tắc:
Đồ án Courtyard House / 1934 / Miles van de Rohe
9. Biến đổi hình thức:
Tất cả những hình thức khác có thể được xem như là sự chuyển hóa của những khối cơ bản, mức độ biến tấu được tạo ra bởi sự ảnh hưởng của một hoặc nhiều chiều kích thước, hoặc là bởi việc cộng hoặc trừ khối.
* Biến đổi kích thước:
Một hình thức có thể biến đổi bằng cách thay thế một hoặc là nhiều kích thước và vẫn giữ nguyên sự đồng nhất của chúng như một thành phần trong loại hình thức đó. Ví dụ, hình lập phương có thể biến thành một dạng lăng trụ thông qua việc thay đổi riêng rẽ các kích thước dài, rộng, cao. Nó có thể được nén lại thành một hình thức diện, hoặc có thể được kéo giãn ra thành một hình thức dạng tuyến.
* Trừ khối:
Một hình thức có thể biến đổi bằng cách trừ đi một phần của khối tích. Tùy theo mức độ trừ khối, hình thức có thể giữ lại tính đồng nhất ban đầu của nó hoặc chuyển hóa thành một hình thức thuộc dạng khác với cái ban đầu. Ví dụ, một hình lập phương có thể giữ được tính đồng nhất của nó như ban đầu mặc dù một phần của nó bị bỏ đi, hoặc chuyển sang một dạng đa diện và bắt đầu trở nên giống một khối cầu.
* Cộng khối:
Một hình thức có thể biến đổi bằng cách thêm một vài thành phần vào khối tích của nó. Sự tự nhiên của quá trình cộng khối và số lượng cũng như những kích thước liên quan của những yếu tố được gắn vào quyết định đặc trưng ban đầu của hình thức còn giữ được hay không.
10. Biến đổi hình thức:
Sự chuyển hóa kích thước của khối lập phương thành một tấm thẳng đứng:
Unité d’Habitation / Firminy-Vert, Pháp / 1963-1968/ Le Corbusier
Trừ khối tạo ra những khối tích của không gian:
Nhà ở Gwathmey / Amagansett, New York / 1967 / Charles Gwathmey / Gwathmey Siegel
Phép cộng khối của hình sơ cấp bởi việc thêm vào những phần thứ cấp:
II Redentore / Venice / 1577-1592 / Andrea Palladio
11. Biến đổi kích thước:
Một khối cầu có thể được biến thành hình dạng trứng hoặc elip bằng cách kéo giãn nó ra theo một trục
Một khối chóp có thể được biến đổi bằng cách thay đổi các kích thước của đáy, chỉnh sửa chiều cao của đỉnh, hay nghiêng trục thẳng đứng thông thường của nó đi.
Một khối lập phương có thể được chuyển hóa thành một dạng lăng trụ tương tự bằng cách làm ngắn hoặc kéo dài chiều cao, chiều rộng hoặc chiều sâu của nó.
Mặt nhà thờ hình elip, Pensiero Della Chiesa S. Carlo, đồ án / Thế kỷ 17 / Francesco Borromini
St. Pierre / Firminy-Vert, Pháp / 1965 / Le Corbusier
Đồ án cho CLB đua thuyền Yahara / Madison, Wisconsin / 1902 / Frank Lloyd Wright
12. Hình khối trừ:
Chúng ta tìm kiếm quy tắc và sự liền của những hình thức chúng ta quan sát trong trường nhìn của mình. Nếu có một khối cơ bản nào đó bị che đi một phần trong tầm nhìn, chúng ta có xu hướng hoàn thiện hình thức của nó, hình dung nó như khi nó còn nguyên vẹn vì chúng ta đã tự điền đầy chúng, trong não bộ, với những thứ mà mắt thường không nhìn thấy. Trong một cách thức tương tự, khi những hình thức chuẩn mực có những phần mất đi khỏi khối tích của chúng, chúng vẫn giữ lại tính đồng nhất ban đầu nếu chúng ta cảm nhận chúng như những tổng thể chưa hoàn thiện. Chúng ta nhắc tới những hình thức bị cắt xén như dạng hình thức trừ đi.
Bởi vì chúng dễ nhận dạng, đơn giản về hình học, như những khối cơ bản, dễ dàng thích hợp để xử lý trừ khối. Những hình thức này sẽ giữ lại những đặc tính ban đầu của chúng nếu những phần khối tích bị trừ đi không làm mất cạnh, góc, và tổng thể hình.
Sự nhập nhằng liên quan đến tính đồng nhất ban đầu của một hình thức sẽ xuất hiện nếu phần bị bỏ đi từ khối tích phá cạnh và thay đổi quá mạnh tới tổng thể.
Trong chuỗi hình này, điều gì đã biến hình vuông với một phần góc của nó bị mất đi trở thành hình chữ L của hai hình chữ nhật tạo thành?
Nhà ở Gorman / Amagansett, New York / 1968 / Julian và Barbara Neski
Khasnel al Faroun / Petra / Thế kỷ thứ nhất
Nhà ở Stablo / Ticino, Thụy Sỹ / 1981 / Mario Botta
Khối tích không gian có thể được trừ đi từ một hình khối để tạo nên lối đi được khoét vào, những không gian hình ở sân trong, hay cửa sổ có hình dạng được tạo bởi bề mặt thẳng đứng và nằm ngang đục vào.
Nhà ở Gwathmey / Amagansett, New York / 1967 / Charles Gwathmey / Gwathmey Siegel
Shodhan House / Ahmedabad, Ấn Độ / 1956 / Le Corbusier
Nhà phụ Benacerraf / Princeton, New Jersey / 1969 / Michael Graves
13. Hình khối cộng và hình khối trừ:
Le Corbusier viết về hình thức:
- Tập hợp tích lũy:
+ Hình thức cộng;
+ Dễ phân loại;
+ Giàu hình tượng và đầy đủ chuyển động;
+ Có thể hoàn toàn xử lý bằng việc phân loại và hệ thống tầng bậc.
- Những tập hợp khối lập phương (những lăng trục thuần khiết):
+ Rất khó (để thỏa mãn tinh thần);
+ Rất dễ (để kết hợp với nhau)
- Hình thức trừ:
+ Rất phong phú;
+ Trên ngoại thất kiến trúc sẽ được xác nhận;
+ Trong nội thất tất cả công năng cần được thỏa mãn (sự xâm nhập của ánh sáng, sự tiếp nối, giao thông).
* Hình khối cộng:
Trong khi khối trừ là kết quả từ việc trừ đi một phần của khối ban đầu, hình khối cộng được tạo ra bởi việc liên kế hay gắn kết vật lý một hay nhiều hình khối phụ vào hình khối ban đầu.
Những khả năng cơ bản để nhóm hai hay nhiều hình thức lại với nhau được tạo ra bởi:
- Sức căng không gian: Đây là loại quan hệ dựa vào trạng thái gần nhau của hình hoặc là điểm chung nhau về một yếu tố thị giác thông thường, ví như hình dạng, màu sắc hoặc vật liệu.
- Liên hệ cạnh – cạnh: Trong loại quan hệ này, những hình thức chung nhau một cạnh và có thể quay quanh cạnh đó.
- Liên hệ mặt – mặt: Loại quan hệ này yêu cầu hai hình thức phải có những mặt tương ứng song song với nhau.
- Giao nhau: Trong loại quan hệ này, những hình thức xuyên vào không gian của nhau. Những hình thức không cần chung bất cứ đặc điểm thị giác nào.
Những hình khối cộng tạo ra từ những hình khối kết hợp hay riêng rẽ đều có những tính chất bởi khả năng phát triển và kết hợp của chúng. Với chúng ta, để cảm nhận những nhóm kết hợp đó như một tập hợp hình thức – như một hình trong trường thị giác của chúng ta – những yếu tố kết hợp này phải liên hệ với nhau trong một cách thức liên kết.
Những giản đồ dưới đây phân loại những hình thức theo bản chất trong mối quan hệ tồn tại của các yếu tố thành phần cũng như trong cấu trúc tổng thể của chúng.
- Hình thức tập trung: Một số hình thức thứ cấp sẽ tụ lại quanh một hình có ưu thế hơn – hình gốc trung tâm.
- Hình thức tuyến: Một chuỗi các hình thức sắp xếp liên tiếp thành một hàng.
- Hình thức phân tia: Một tập hợp các hình thức tuyến phát triển ra xung quanh từ một hình thức trung tâm.
- Hình thức cụm: Tập hợp những hình thức nhóm chúng lại với nhau bởi khoảng cách gần nhau hay cùng chung đặc tính thị giác.
- Hình thức lưới: Một tập hợp các mô đun hình thức được liên kết và được điều chỉnh bởi lưới ba chiều.
14. Hình thức tuyến:
Một hình thức tuyến là kết quả của một sự thay đổi tỷ lệ trong kích thước của hình thức hoặc sự sắp xếp của một chuỗi những hình thức riêng biệt theo một đường. Trong trường hợp sau, chuỗi những hình thức có thể lặp lại hoặc không giống nhau, và được tổ chức bởi một thành phần, riêng biệt và duy nhất, chẳng hạn như một bức tường hoặc đường.
Một hình thức tuyến có thể chia nhỏ hoặc bẻ cong để phù hợp với hình, hướng, góc nhìn hay những đặc điểm khác của địa điểm.
Một hình thức tuyến có thể đứng trước hoặc xác định cạnh của một bức tường, hay phân định lối vào không gian phía sau.
Một hình thức tuyến có thể được điều chỉnh để vây một phần không gian.
Một hình thức tuyến có thể được định hướng theo phương thẳng đứng như một tòa tháp để tạo nên hoặc đánh dấu một điểm trong không gian.
Một hình thức tuyến có thể cung cấp như một cấu kiện mang tính chất tổ chức để những hình thức thứ cấp có thể gắn vào đó.
Nhà ở đô thị mới Runcorn / Anh / 1967 / Jame Stirling
Phát triển tuyến thông qua việc lặp lại hình thức
Hình thức tuyến biểu hiện tiến trình hoặc chuyển động
Công ty phụ tùng cơ khí Burroughs / Detroit, Michigan / 1904 / Albert Kahn
Agora ở Assos / Tiểu Á / Thế kỷ thứ 2 TCN
Hình thức tuyến đối diện hoặc xác định trực tiếp không gian bên ngoài:
Trường Queen / Cambridge, Anh / 1709 – 1738 / Nicholas Hawksmoor
Những công trình thế kỷ 18 đối diện với hàng cây qua dòng kênh ở Kampen, Hà Lan
Nhà Henry Babson / Riverside, Illinois / 1907 / Louis Sullivan
Tổ hợp tuyến trong không gian :
Đồ án nhà trọc trời cao một dặm Illinois / Chicago, Illinois / 1956 / Frank Lloyd Wright
>>> Hình khối trong kiến trúc (Phần 1)
>>> Kiến trúc cổ Việt Nam
>>> Tỷ lệ và nhịp điệu trong kiến trúc
Từ khóa » đặc Rỗng Trong Kiến Trúc
-
Cân Bằng đặc - Rỗng Trong Quy Hoạch - Kiến Trúc - Nội Thất
-
Mát Nhờ đặc Rỗng - Tạp Chí Kiến Trúc
-
Đặc & Rỗng - Ngoài & Trong - LANDTODAY
-
Áp Dụng Các Yếu Tố Rỗng Trong Kiến trúc Nhà ở
-
Đặc, Rỗng đan Xen Tạo Nên Không Gian Riêng Tư Mà Vẫn Tương Tác Tối ...
-
Cân Bằng đặc - Rỗng Cho Nhà - KIENTRUC.VN
-
Phong Cách Hiện Đại: Đặc điểm Và Ứng Dụng Trong Thiết Kế Kiến ...
-
Tính đặc Rỗng Trong Kiến Trúc đương đại - Đăng Nhập
-
Đặc & Rỗng - Ngoài & Trong - .vn
-
Tương Quan đặc - Rỗng - BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG
-
KTS BÙI THANH TÙNG: NGHỆ THUẬT ”TRỐNG MÀ KHÔNG RỖNG ...
-
CÁC QUY LUẬT BỐ CỤC HÌNH KHỐI KHÔNG GIAN CỦA CÔNG ...
-
Khám Phá Ngôi Nhà Có Không Gian Vòm Rỗng đặc Trưng Của Kiến Trúc ...