Cân Bằng đặc - Rỗng Cho Nhà - KIENTRUC.VN
Có thể bạn quan tâm
Quan hệ trên dưới, trong ngoài
Đối với nhà phố hiện nay khi xin phép xây dựng đều phải tuân thủ nguyên tắc chừa khoảng trống 10-20% diện tích đất, chính là để tránh tình trạng làm “đặc” hết diện tích, không còn khoảng “rỗng” cho thông thoáng. Về phong thủy, nguyên tắc chung là không để bất kỳ một không gian – phòng ốc nào trong nhà bị vây kín (hình 1).
Độ rộng của giếng trời còn giúp ánh sáng Dương quang từ trên cao xuống được các phần sâu bên dưới nên nhà càng cao thì giếng trời càng phải rộng tương ứng. Lỗ trống cầu thang (hình 2) cũng là một khoảng rỗng theo chiều xiên giúp Liên Kết Khí trong nhà được mạch lạc theo tuyến giao thông nhiều hơn mà nếu chỉ vì tận dụng một chút diện tích sẽ khiến cho luồng di chuyển luôn bị va chạm, ảnh hưởng xấu đến người cư ngụ.
Tương quan đặc rỗng mỗi ngôi nhà còn phụ thuộc vào ngoại cảnh tác động lên ngôi nhà đó. Ví dụ nhà nằm ở vùng nông thôn, nhà vườn, biệt thự… có cây xanh bao bọc thì những hướng khí hậu tốt nên làm phần rỗng nhiều hơn đặc để thiên nhiên tràn vào nội thất.
Gọi là rỗng nhưng thực ra vẫn có khoảng đệm (như hàng hiên, mái vươn xa, cửa liếp…) để giảm bớt tác động trực tiếp (mưa tạt, gió lùa, nắng xiên). Ở nước ta nhà xoay về hướng tây cũng chịu nắng khá gay gắt nhưng không thể làm theo kiểu đặc cứng mà vẫn phải xen kẽ đặc rỗng, lam chắn nắng kết hợp hoặc lam xoay được theo góc nghiêng mặt trời (hình 3).
Cân bằng âm dương khi trổ cửa mặt nhà
Cũng như khuôn mặt con người, kích thước, tương quan đặc rỗng của ngôi nhà phải hài hòa tỷ lệ với nhau, đồng thời phải thể hiện nội dung bên trong của ngôi nhà đó. Nếu không quan tâm đến điều này, ngôi nhà có thể có các phần đặc – rỗng đẹp theo kiểu một khối tạo hình, nhưng bên trong không gian thì thiếu hợp lý, khó sử dụng, rơi vào tình trạng làm “đồ giả” nhằm trang trí cho mặt ngoài mà thôi. Khi đó Truờng khí trong ngôi nhà về lâu dài sẽ bị ảnh hưởng xấu. Cách mở cửa mặt ngoài có thể linh hoạt tùy theo chiều cao và chiều rộng nhà, theo chức năng sử dụng và trường khí bên trong.
Ví dụ tầng 2 là phòng sinh hoạt gia đình thì nên mở cửa rộng, tầng 3 là phòng ngủ và có nắng chiếu vào nhiều hơn thì nên giảm số lượng và kích cỡ cửa (hình 4), cũng là để cân bằng các mảng đặc – rỗng trên dưới. Cùng một mặt trước nhà phố, nếu mở cửa các lầu cùng một kích cỡ, kiểu dáng thì càng lên cao nắng gió ra – vào khung cửa đó sẽ càng nhiều hơn so với các tầng dưới thấp.
Do đó, phân bố mảng đặc rỗng cần căn cứ thực tế ngoại cảnh và bản thân ngôi nhà theo nguyên lý cân bằng Âm Dương. Với những phòng ở trên cao, tính Dương nhiều thì phải mở hạn chế, có che chắn để ánh sáng không quá chói chang, giảm Dương thịnh. Ngược lại, phòng ở dưới thấp hoặc phòng bị che chắn kín, vốn ẩm thấp tối tăm, cửa nên mở sao cho tăng cường nhiều ánh sáng.
Bài: KTS Hà Anh Tuấn. Ảnh: Nguyễn Hưng
Từ khóa » đặc Rỗng Trong Kiến Trúc
-
Cân Bằng đặc - Rỗng Trong Quy Hoạch - Kiến Trúc - Nội Thất
-
Mát Nhờ đặc Rỗng - Tạp Chí Kiến Trúc
-
Đặc & Rỗng - Ngoài & Trong - LANDTODAY
-
Áp Dụng Các Yếu Tố Rỗng Trong Kiến trúc Nhà ở
-
Đặc, Rỗng đan Xen Tạo Nên Không Gian Riêng Tư Mà Vẫn Tương Tác Tối ...
-
Phong Cách Hiện Đại: Đặc điểm Và Ứng Dụng Trong Thiết Kế Kiến ...
-
Tính đặc Rỗng Trong Kiến Trúc đương đại - Đăng Nhập
-
Hình Khối Trong Kiến Trúc (Phần 2) - Mỹ Thuật MS
-
Đặc & Rỗng - Ngoài & Trong - .vn
-
Tương Quan đặc - Rỗng - BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG
-
KTS BÙI THANH TÙNG: NGHỆ THUẬT ”TRỐNG MÀ KHÔNG RỖNG ...
-
CÁC QUY LUẬT BỐ CỤC HÌNH KHỐI KHÔNG GIAN CỦA CÔNG ...
-
Khám Phá Ngôi Nhà Có Không Gian Vòm Rỗng đặc Trưng Của Kiến Trúc ...