Các Tình Tiết Gây Thiệt Hại Nghiêm Trọng, Gây Hậu Quả Rất Nghiêm ...
Có thể bạn quan tâm
Điều 202 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 quy định về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ như sau:
“1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Các tình tiết "gây thiệt hại nghiêm trọng", "gây hậu quả rất nghiêm trọng", "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được hướng dẫn cụ thể tại mục 4 Phần I Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự. Theo đó, các tình tiết "gây thiệt hại nghiêm trọng", "gây hậu quả rất nghiêm trọng", "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" được hướng dẫn như sau:
4.1. Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu chỉ căn cứ vào thiệt hại xảy ra, thì gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự:
a. Làm chết một người;
b. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;
c. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;
d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.
4.2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây là "gây hậu quả rất nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo điểm đ khoản 2 Điều 202 Bộ luật Hình sự:
a. Làm chết hai người;
b. Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này;
c. Gây tổn hại cho sức khoẻ của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;
d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 101% đến 200%;
đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này;
e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng.
4.3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây là "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 202 Bộ luật Hình sự:
a. Làm chết ba người trở lên;
b. Làm chết hai người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này;
c. Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e tiểu mục 4.2 mục 4 này;
d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;
đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của những người này trên 200%;
e. Gây tổn hại cho sức khoẻ của ba hoặc bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây thiệt hại về tài sản được hướng dẫn tại điểm e tiểu mục 4.2 mục 4 này;
g. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên.
Từ khóa » Gây Hậu Quả Rất Nghiêm Trọng
-
Trường Hợp Phạm Tội Gây Hậu Quả Rất Nghiêm Trọng Hoặc đặc Biệt ...
-
Gây Thiệt Hại Nghiêm Trọng, Rất Nghiêm Trọng, đặc Biệt Nghiêm Trọng ...
-
Tình Tiết 'phạm Tội Gây Hậu Quả Nghiêm Trọng, Rất Nghiêm Trọng Và ...
-
Tình Tiết "Gây Hậu Quả Nghiêm Trọng"
-
Cục Trưởng Quản Lý Giá Vi Phạm 'gây Hậu Quả Rất Nghiêm Trọng'
-
Cố ý Làm Trái Quy định Của Nhà Nước Về Quản Lý Kinh Tế Gây Hậu Quả ...
-
K Phạm Tội “Thiếu Trách Nhiệm Gây Hậu Quả Nghiêm Trọng”
-
Khi Nào Bị Coi Là “gây Hậu Quả đặc Biệt Nghiêm Trọng” Trong Tội Lừa ...
-
Bình Luận Tội Thiếu Trách Nhiệm Gây Hậu Quả Nghiêm Trọng
-
Tội Thiếu Trách Nhiệm Gây Hậu Quả Nghiêm Trọng - Luật Minh Gia
-
Cục Quản Lý Giá Vi Phạm Gây Hậu Quả Rất Nghiêm Trọng, đến Mức ...
-
Tội Thiếu Trách Nhiệm Gây Hậu Quả Nghiêm Trọng Bị Xử Phạt Như Thế ...
-
Gây Thiệt Hại Bao Nhiêu Là Nghiêm Trọng? - PLO
-
[PDF] Tội Thiếu Trách Nhiệm Gây Hậu Quả Nghiêm Trọng Trong Luật Hình Sự ...