CÁC TRÌNH ĐỘ TIẾNG PHÁP THEO CHUẨN KHUNG CHÂU ÂU

(Việt Pháp Á Âu) – Hiện nay, trình độ tiếng Pháp của một học viên nước ngoài được đánh giá bằng Khung tham chiếu Ngôn ngữ chung châu Âu (tiếng Anh: CEFR, tiếng Pháp: CECRL). Khung tham chiếu này chia thành 6 trình độ, tương ứng với đó là các yêu cầu sử dụng ngoại ngữ từ thấp đến cao. Hãy cùng Việt Pháp Á Âu tìm hiểu rõ hơn về các trình độ tiếng Pháp theo chuẩn châu Âu nhé!

Có thể bạn quan tâm:  Lộ trình học tiếng Pháp chuẩn khung Châu Âu cho người mới bắt đầu

I. KHUNG THAM CHIẾU NGÔN NGỮ CHUNG CHÂU ÂU (CECRL) LÀ GÌ?

Cadre européen commun de référence pour les langues – Apprendre, Enseigner, Évaluer (CECRL), tạm dịch là Khung tham chiếu Trình độ Ngôn ngữ chung châu Âu, là một bộ quy tắc để mô tả trình độ của học viên học tiếng nước ngoài tại châu Âu.

Mục tiêu chính của khung tham chiếu là cung cấp một phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá áp dụng cho mọi ngôn ngữ ở châu Âu, trong đó có tiếng Pháp. Khung tham chiếu bao gồm 6 cấp độ với yêu cầu khả năng sử dụng ngôn ngữ của người học.

II. CÁC TRÌNH ĐỘ TIẾNG PHÁP THEO CHUẨN KHUNG THAM CHIẾU CHÂU ÂU 

CECRL chia người học thành 6 cấp độ như sau:

khung tham chiếu châu âu

Cụ thể các yêu cầu cho từng trình độ tiếng Pháp như sau:

1. TRÌNH ĐỘ TIẾNG PHÁP A1

Yêu cầu chung:

  • Hiểu và sử dụng các cách diễn đạt quen thuộc hàng ngày và các câu nói rất đơn giản nhằm diễn đạt những nhu cầu cụ thể.
  • Giới thiệu bản thân hoặc giới thiệu người khác;
  • Đặt và trả lời các câu hỏi xoay quanh cuộc sống (ví dụ như nơi ở; các mối quan hệ giữa người và người; các sự vật, sự việc xuất hiện…)
  • Giao tiếp đơn giản trong trường hợp người đối thoại nói chậm rãi, rõ ràng và có sự hợp tác.

Yêu cầu cụ thể:

Ngữ pháp:

– Biết chia động từ:  Être/Avoir  ở thời hiện tại – Biết chia động từ nhóm một ở thì hiện tại : Động từ kết thúc bằng đuôi  (-er): Aimer, parler, donner, travailler, chanter… – Nắm được cấu trúc: être en train de + verbe – Sử dụng được thì quá khứ gần: Le passé récent: venir de + verbe – Thì tương lai gần: Le futur proche: aller + infinitif – Thì quá khứ kép: Le passé composé avec l’auxiliaire “avoir” – Các động từ nhóm 3: vouloir, devoir, pouvoir – Đại từ làm chủ ngữ: Les pronoms personnels sujet: je, tu, il/elle, nous, vous, ils/elles. – Đại từ mang trọng âm: Les pronoms toniques: moi, toi, lui, elle, nous, vous, eux, elles. – Les présentateurs: il y a, il est, c’est, ce sont, voilà… – Les articles définis: le, la, les – Les articles indéfinis: un, une, des – L’article partitif: du, de la, de l’, des. – L’absence d’article (Exemple: une robe à fleurs) – Les adjectifs (accord et place) – Les accords: masculin/feminin – singulier/pluriel. – La négation simple: ne…pas – La négation des articles. – Les prépositions de lieu: à, en, au, aux + pays/ville – Les adverbes de temps – Les adverbes de quantité: un peu, beaucoup, un kilo de… – Les adverbes d’intensité: trop, très,… – L’interrogation simple (avec intonation + “est-ce que”) – Les pronoms interrogatifs: où, quand, combien, qui, que…) – Les adjectifs possessifs: mon, ton, son, notre, votre, leur… – Les adjectifs démonstratifs: ce, cet, cette, ces. – Les expressions de quantité: un peu de, beaucoup de… – La forme impersonnelle simple: il fait, il y a,…

Từ vựng:

– L’alphabet – Les salutations: Bonjour, au revoir… – Les formules de politesse simple. – Les pays, nationalités et langues. – La famille, l’état civil. – Les loisirs – Les études – Les nombres/l’âge – La météo/ Le climat – Les professions – L’heure, le temps – La nourriture/les produits alimentaires – Les commerces – Le logement – Les couleurs et les formes. – La description physique – La mode – Les moyens de transports – Les directions

Kĩ năng: 

– Épeler (đánh vần) – Saluer, (se) présenter, parler de soi, prendre congé. – Accueillir/Faire connaissance – S’excuser/excuser. – Exprimer ses gout de maniere simple – (Se) situer dans le temps et l’espace – Décrire. – Poser/répondre des questions. – Faire des achats simples. – Demander/donner des renseignements.

đánh giá trình độ tiếng PHÁP CECRL 2

2. TRÌNH ĐỘ TIẾNG PHÁP A2

Yêu cầu chung: 

– Hiểu các câu và các cách diễn đạt trong các chủ đề quen thuộc hàng ngày. Ví dụ như thông tin cơ bản về bản thân và gia đình, mua sắm, môi trường xung quanh, công việc,… – Giao tiếp cơ bản và nắm bắt được thông tin khi giao tiếp trong các bối cảnh thường ngày. – Sử dụng từ vựng đơn giản để miêu tả bản thân, môi trường xung quanh, các sự vật, sự việc xung quanh hay diễn tả những nhu cầu cấp thiết.

Yêu cầu cụ thể: 

Ngữ pháp:

– Les verbes au présent du 2e (-ỉ) et 3e (-re, -ir, -oir). – Les verbes pronominaux et réciproques au présent. – Le passé composé avec être et verbes pronominaux. – L’imparfait – Le futur proche/futur simple – Le conditionnel de politesse – Les pronoms personnels sujets/toniques/réflexifs – Les pronoms démonstratifs – Les pronoms interrogatifs: lequel, laquelle,… – Les phrases interro-négative et réponse – Les trois formes d’interrogation – La négation – Les prépositions de lieu – Les prépositions de temps – Les adverbes de lieu – Les adverbes de temps – Le comparatif/superlatif. – Quelques articulateurs logiques simples: et, ou, alors…

Từ vựng:

– Les activités quotidiennes – La caractère, la personnalité – Les sentiments/émotions – Les lieux/les commerces – Les loisirs – Les études/le travail – Les quantités/les mesures – La cuisine – L’argent – Les voyages, les vacances, les transports. – Les animaux/les végétaux. – La santé/le corps humain – Les technologies

Kĩ năng:

– Parler de son environnement quotidien, des ses activités – Exprimer ses préférences. – Raconter des evenements au passé – Parler du futur, exprimer des projets. – Inviter/proposer – Accepter/refuser – Donner des conseils simples – Exprimer un ordre/Donner des consignes – Donner/demander son opinion de manière simple – Faire des comparaisons simples – Faire des achats – Téléphoner?/Laisser – répondre à un message – Prendre et donner rendez-vous

đánh giá trình độ tiếng PHÁP CECRL

3. Trình độ tiếng Pháp B1

Yêu cầu chung: 

– Có khả năng hiểu những ý chính trong các chủ đề thường gặp như công việc, trường học hay giải trí… – Có thể xử lý hầu hết các tình huống có thể xảy ra trong giao tiếp. – Sử dụng các câu liên kết đơn giản trong các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống hoặc liên quan đến sở thích cá nhân. – Kể lại sự kiện, trải nghiệm hoặc miêu tả giấc mơ, ước ao hay tham vọng của mình và đưa ra nguyên nhân giải thích cho các ý kiến và dự định đó.

Yêu cầu cụ thể:

Ngữ pháp:

– L’imparfait – L’utilisation du passe compose et de l’imparfait – Le conditionnel présent – L’impératif – La participe présent/gérondif – Accord du participe passé avec être/avoir – Le subjonctif présent – Les pronoms relatif simples – Les pronoms compléments – Les doubles pronoms – Le comparatif – Le superlatif – La négation et la restriction – L’expression du temps – Les adverbes de manières (-ment) – Les adverbes de fréquence – Quelques articulateurs chronologiques du discours: D’abord, puis, enfin… – Quelques articulateurs logiques simples: Donc, alors, comme…

Từ vựng:

– Les loisirs – Le corps/les mouvements – Les émotions, les sentiments – La communication – Les etudes – L’entreprise/l’emploi – Le milieu naturel – Les services – L’argent (les modes de règlement: en liquide, par chèque, par carte…) – Les arts.

Kĩ năng:

– Caractériser quelqu’un ou quelque chose. – Exprimer ses préférences – Raconter un événement au passé – Evoquer des souvenirs – Parler de l’avenir. – (Se) situer dans l’espace et le temps – Demander des conseils/Conseiller/Déconseiller – Proposer, suggérer/accepter, refuser. – Demander et exprimer son opinion; Exprimer un jugement.

4. Trình độ tiếng Pháp B2

Yêu cầu chung: 

– Có khả năng hiểu các ý chính trong văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể, cũng như trừu tượng, bao gồm các vấn đề kỹ thuật về chuyên ngành của người học. – Giao tiếp một cách tự nhiên và lưu loát với người bản địa, không gây sự hiểu lầm giữa đôi bên. – Có khả năng sử dụng các câu chi tiết, rõ ràng trong nhiều chủ đề khác nhau. Có thể bày tỏ quan điểm về một vấn đề cũng như so sánh những ưu, nhược điểm của từng đề tài trong các bối cảnh khác nhau.

Yêu cầu cụ thể: 

Ngữ pháp:

– Le plus-que-parfait – Le futur antérieur – Le participe présent et le gẻondif – Le conditionnel present et passe – Le subjonctif présent et passé – L’accord du participe passé avec être/avoir – L’infinitif passé – Le passif – Le discours rapporté au présent – Les conjonctions + subjonctif – Les adjectif + prépositions à/de – Les pronoms relatifs composés – La mise en relief – Les adjectifs indéfinis – Les pronoms indefinis – L’expression de l’hypothèse: les phrases avec “si” – La construction des verbes + préposition à ou de – Les constructions impersonnelles – Les articulateurs logiques

Từ vựng:

– Les faits de société – La politique – L’education – L’environnement, le climat – L’industrie et la technologie – La mode – Le monde du travail – L’économie – Les sciences – Le tourisme – L’art – Les sports

Kĩ năng

– Demander/donner des informations de manière précise – Exprimer le possibilité/probabilité, la crainte, l’obligation, l’interdiction… – Exprimer ses sentiments: peur, joie, satisfaction, colère, regret, espoir… – Rapporter les paroles de quelqu’un – Faire une presentation detaillee – Exprimer et répondre à des hypothèses – Exprimer son point de vue sur un problème: présenter les avantages/inconvénients, comparer, analyser, critiquer. – Exprimer des relations logiques (cause/conséquence, opposition, concession…) – Développer une argumentation/convaincre.

đánh giá trình độ tiếng PHÁP CECRL

5. Trình độ tiếng Pháp C1

Yêu cầu chung: 

– Có khả năng hiểu các loại văn bản dài và phức tạp, nhận biết được các ý. – Có khả năng diễn đạt ngôn ngữ một cách tự nhiên, thuần thục mà không gặp phải nhiều khó khăn. – Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả phục vụ trong các mục đích xã hội, học tập hay công việc. – Có khả năng dùng các câu có cấu trúc chặt chẽ, rõ ý về những đề tài phức tạp. Biết sử dụng linh hoạt các thành phần câu, từ nối câu và các cụm từ chức năng.

Yêu cầu cụ thể: 

Ngữ pháp: 

– Révision de tous les modes et temps verbaux – La concordance des temps – Le passé simple – Le discours rapporté au passé – La négation (toutes les formes) – Les adjectif et pronoms indéfinis – La nominalisation – L’expression de la cause/conséquence/but – L’expression de l’hypothèse et condition – Les articulateurs temporels – La construction des verbes – Les degrés d’intensité

Từ vựng

Trình độ C1 chú trọng vào từ vựng kĩ thuật, chuyên ngành. – La societe – L’économie, le commerce, la finance – L’écologie/L’environnement – La vie politique – Les relations internationales – Le monde des affaires – La loi et l’ordre – Les religions – Les médias – La culture/L’art – La santé – Quelque expressions idiomatiques et imagées – Enrichissement lexical

Kĩ năng

Trình độ C1 yêu cầu kĩ năng như các trình độ trước nhưng với mức độ cao hơn

– Presenter – Exprimer son opinion – Rapporter un discours, des faits. – Prendre la parole en public – Caractériser

6. Trình độ tiếng Pháp C2

Yêu cầu chung:

– Có khả năng hiểu một cách dễ dàng những thông tin đọc và nghe được. – Tóm tắt thông tin từ các nguồn nói và viết khác nhau, tái cấu trúc các lập luận và diễn đạt thành một trình tự gắn kết. – Biểu hiện khả năng ngôn ngữ một cách tự nhiên, trôi chảy và chính xác. Có khả năng phân lập các tầng nghĩa khác nhau kể cả trong những tình huống phức tạp.

Yêu cầu cụ thể: 

Từ vựng

Người học phải tích lũy thêm trường từ vựng ở các chủ đề đã được học ở trình độ trước. Ngoài ra phải sử dụng được các từ đó trong các vấn đề trừu tượng hoặc phức tạp.

– Les figures de style (các phép tu từ) – Les expression idiomatiques/imagées – Les expressions familières, populaires ou régionales, les jeux de mots – Les registres et nuances de la langue. (sắc thái ngôn ngữ)

Kĩ năng

– Tiếp tục phát triển các kĩ năng ở cách trình độ trước – Hiểu và diễn tả một chủ đề trừu tượng và phức tạp. – Hiểu và diễn tả nghĩa đen và nghĩa bóng. – Có thể miêu tả hoặc lập luận trôi chảy – Tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và trình bày mạch lạc các lập luận của mình.

III. CÁC CHỨNG CHỈ TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC TRÌNH ĐỘ TIẾNG PHÁP

Hiện nay, có 3 chứng chỉ tiếng Pháp được công nhận trên thế giới:

1. BẰNG TIẾNG PHÁP DELF/DALF 

Bằng DELF và DALF (Bằng tiếng Pháp cơ bản và Bằng tiếng Pháp chuyên sâu) là hai loại bằng chính thức do Bộ Giáo dục quốc gia Pháp cấp. Hai loại bằng này tổng hợp từ 6 văn bằng độc lập đánh giá khả năng thành thạo 4 kĩ năng ngôn ngữ :

  • Nghe hiểu 
  • Đọc hiểu
  • Diễn đạt nói
  • Diễn đạt viết

Hai văn bằng này có giá trị vĩnh viễn và có tính ứng dụng thực tiễn.  Đây được xem là tấm vé mở ra cánh cửa rộng lớn cho người học trong quá trình du học Pháp hay các nước nói tiếng Pháp như Pháp, Bỉ, Thụy sĩ, Canada… hoặc để tìm được công việc tốt.

Có thể bạn quan tâm DELF – DALF 2021 – Thay đổi trong kỳ thi DELF – DALF Tous Publics TUYỂN TẬP 101 ĐỀ THI DELF/DALF A1.1 – A1 – A2 – B1 – B2 – C1 – C2

2. CHỨNG CHỈ TIẾNG PHÁP TCF

TCF là gì? TCF (Test de connaissance du francais) là bài kiểm tra trình độ tiếng Pháp chung của Bộ Giáo dục, Giảng dạy đại học và Nghiên cứu Pháp. TCF là điều kiện tiên quyết cho phép các bạn đi du học tại các nước Pháp ngữ. Kết quả bài thi TCF có giá trị trong 2 năm.

Một bài thi TCF gồm 2 phần:

Phần 1 (90 phút) gồm 3 bài thi dưới dạng trắc nghiệm, được dùng để đánh giá các kỹ năng sau.

  • Nghe hiểu (Compréhension orale) : 29 câu trong vòng 25 phút
  • Ngữ pháp (Maîtrise des structures de la langue) : 18 câu trong vòng 15 phút.
  • Đọc hiểu (Compréhension écrite) : 29 câu trong vòng 45 phút.

Phần 2 (60 phút) gồm 1 bài thi viết (đối với hình thức TCF TP)

Thời gian nghỉ của 2 phần là 5 phút.

Có thể bạn quan tâm:  TCF và Tổng hợp một số đề thi TCF Tổng hợp 14 đề thi viết TCF mới nhất trình độ A2

3. CHỨNG CHỈ TEF

TEF (Bài kiểm tra đánh giá trình độ tiếng Pháp) là bài kiểm tra kĩ năng tiếng Pháp quốc tế được lập ra và tổ chức thi bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp vùng Paris Ile-de-France. Đặc biệt, đây là chứng chỉ được nhiều tổ chức uy tín tại Canada công nhận. Bởi vậy, đây là chiếc chìa khóa cánh cửa du học Canada của nhiều bạn học sinh, sinh viên.

Chứng chỉ có thời hạn là 2 năm. Bài kiểm tra có cả phiên bản trực tuyến, kết quả sẽ có ngay lập tức sau khi thi. Thí sinh có thể thi TEF bao nhiêu lần tùy ý muốn.

Một bài thi TEF gồm có 5 phần:

Nghe hiểu (Compréhension orale): 40 phút – 60 câu hỏi – 360 điểm – Đọc hiểu (Compréhension écrite): 60 phút – 50 câu hỏi – 300 điểm – Nói (Expression orale): 15 phút – 2 chủ đề – 450 điểm – Viết (Expression écrite): 30 phút – 2 chủ đề – 240 điểm – Từ vựng và ngữ pháp (Lexique et structure): 30 phút – 40 câu hỏi – 240 điểm

Có thể bạn quan tâm: TÀI LIỆU ÔN THI TEF MỚI NHẤT 2021 LỚP LUYỆN THI TEF – CHỨNG CHỈ TIẾNG PHÁP KHI DU HỌC CANADA

IV. BẢNG QUY ĐỔI CHỨNG CHỈ TIẾNG PHÁP

đánh giá trình độ tiếng PHÁP CECRL   Đối với mỗi chứng chỉ tiếng Pháp trên sẽ có số điểm tương ứng với các trình độ tiếng Pháp chuẩn theo khung châu Âu. Việc hiểu rõ các thang điểm của các chứng chỉ giúp cho người học, đặc biệt là các bạn có nhu cầu sử dụng tiếng Pháp trong hồ sơ du học, xin việc làm… biết rõ trình độ tiếng Pháp của mình hơn. Mời các bạn tham khảo theo bảng sau đây:

CECRL DELF/DALF TCF TEF
Sử dụng cơ bản A1 DELF A1 100-199 điểm 69-203 điểm
A2 DELF A2 200-299 điểm 204-360 điểm
Sử dụng độc lập B1 DELF B1 300-399 điểm 361-540 điểm
B2 DELF B2 400-499 điểm 541-698 điểm
Sử dụng thành thạo C1 DALF C1 500-599 điểm 699-833 điểm
C2 DALF C2 600-699 điểm 834-900 điểm

Việt Pháp Á Âu hy vọng bài viết đã mang lại cho các bạn những thông tin hữu ích về các trình độ tiếng Pháp chuẩn khung châu Âu. Để được giải đáp thắc mắc về các trình độ, cũng như các lớp học ôn thi chứng chỉ tiếng Pháp, các bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

—————————————————————————————————————

Để được tư vấn về du học Pháp, xin học bổng du học Pháp và học tiếng Pháp, mời các bạn  liên lạc với Việt Pháp Á Âu thông qua địa chỉ liên hệ sau:

CÔNG TY TƯ VẤN GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN HỘI NHẬP VIỆT PHÁP Á ÂU

Hotline     : 0983 102 258 Email       :  duhocvietphap@gmail.com FanPage :   www.facebook.com/duhocvietphapaau/ Địa chỉ    :   Phòng 1702, Tòa nhà A1, Đường Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Từ khóa » Cách Sử Dụng Ce Cet Cette