Cách Bố Trí Cọc Tiếp địa đúng Tiêu Chuẩn Bảo Vệ Công Trình - Chống Sét
Có thể bạn quan tâm
Xem ngay cách bố trí và chọn cọc tiếp địa cho hệ thống đúng tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn cho con người và tài sản.
Hệ thống chống sét, hệ thống tiếp địa chính là giải pháp để hạn chế các thiệt hại này và được nhiều công trình, tòa nhà cao tầng sử dụng. Trong đó, cọc tiếp địa là thiết bị trọng yếu giúp hệ thống chống sét hoạt động hiệu quả. Cọc tiếp địa cần được lắp đặt cẩn thận, đúng quy trình. Khoảng cách giữa 2 cọc cần đảm bảo đúng quy trình chuẩn. Cùng tìm hiểu cách bố trí cọc tiếp địa chi tiết trong bài viết dưới đây.
Hệ thống tiếp địa là gì?
Hệ thống tiếp địa có nhiệm vụ phân tán xung sét, nguồn năng lượng lớn xuống đất. Mục đích để bảo vệ các thiết bị điện và tính mạng con người. Hệ thống tiếp đất bao gồm cọc điện cực, hay cọc tiếp đất liên kết qua mạng dây cáp (dây dẫn).
- Ground pole là tên tiếng anh của dàn tiếp đất. Bao gồm một hay nhiều điện cực tiếp đất. Chúng được tiếp xúc hoặc chôn dưới đất và được liên kết với nhau.
- Artificial Earth Electrode là tên tiếng anh của điện cực tiếp đất nhân tạo. Thường được sử dụng cho mục đích tiếp đất. Điện cực tiếp đất nhân tạo không bọc cách điện bên ngoài, có hình dạng bất kỳ và được tiếp xúc với đất hoặc chôn trực tiếp trong đất.
- Natural Earth Electrode là tên tiếng anh của điện cực tiếp đất tự nhiên. Nó cũng được sử dụng với mục đích tiếp đất. Đây là các bộ phận bằng kim loại của công trình, tiếp xúc trực tiếp với đất.
- Earthing Network là tên tiếng anh cho mạng tiếp đất. Đây là một dàn tiếp đất, hay liên kết nhiều dàn tiếp đất có chức năng khác nhau.
- Earthing Conductor là tên tiếng anh cho cáp/dây dẫn đất. Nó có nhiệm vụ nối tấm tiếp đất chính với dàn tiếp đất.
Cách bố trí cọc tiếp địa đúng chuẩn
Cọc tiếp địa là bộ phận cốt lõi của hệ thống tiếp địa chống sét, giúp hệ thống hoạt động hiệu quả và an toàn.
Cọc tiếp địa được làm từ kim loại, là một thanh dài vót nhọn một đầu để cắm sâu xuống đất. Đầu cọc còn lại có thiết kế đế bằng và ren giúp nối các dây cọc với nhau dễ dàng.
Việc thi công hệ thống cọc tiếp địa cần đảm bảo đúng tiêu chuẩn từ việc:
- Chọn cọc tiếp đất
- Khoan giếng tiếp địa
- Cách bố trí cọc tiếp địa
- Chọn và lắp kim thu sét
- Kiểm tra lần cuối và hoàn trả mặt bằng hệ thống tiếp đất
Cụ thể như sau:
Chọn cọc tiếp địa
Tùy vào nhu cầu sử dụng, bản thiết kế chống sét, cũng như khả năng tài chính mà bạn có thể lựa chọn cọc tiếp địa phù hợp. Các loại cọc tiếp địa thường được sử dụng là cọc đồng, cọc thép mạ đồng (có hai loại là hàng trong nước hoặc hàng nhập khẩu). Cọc tiếp đất phải có chiều dài tiêu chuẩn 1,6m 2,4m 3m và đường kính tối thiểu là phi 14, hoặc phi 16. 20. Số lượng cọc tiếp đất tùy vào đặc điểm địa chất của khu vực lắp đặt.
Tham khảo thêm:
>> Bảng báo giá cọc tiếp địa RAMRATNA
Các cọc tiếp đất được liên kết với nhau với hệ thống dây đồng. Các dây này tối thiểu là M50mm – M70 mm. Đồng thời, bạn sử dụng phương pháp hàn hóa nhiệt, hay nối bằng đai ốc đồng để có thể kẹp.
Đào rãnh, hố, khoan giếng tiếp địa chống sét
Sau khi xác định vị trí, kiểm tra cẩn thận chúng ta tiến hành đào hố, rãnh, hoặc khoan giếng tiếp địa chống sét. Cần tránh các công trình ngầm như cáp ngầm, hệ thống dây điện, ống nước,…
Các rãnh được đào rộng từ 300 – 500mm, sâu từ 600- 800mm. Riêng những nơi có mặt bằng thi công hạn chế, hay đất có điện trở suất cao cần thực hiện khoan giếng. Độ sâu giếng từ 20-40m, đường kính từ <90mm. Cần sử dụng phương pháp hàn hóa nhiệt, hàn vào dây tiếp địa thả cọc xuống.
Cách bố trí cọc tiếp địa
Sau khi tiến hành đào rãnh, hố, hoặc giếng tiếp địa, chúng ta tiến hành theo hướng dẫn cách bố trí cọc tiếp địa sau đây:
- Kiểm tra thật kỹ vị trí đóng cọc, tránh hệ thống ống nước, cáp điện ngầm.
- Khoảng cách giữa hai cọc tiếp địa không được nhỏ hơn chiều dài của cọc.
- Đảm bảo đầu các cọc tiếp địa nhô lên khỏi rãnh khoảng 5 cm.
- Bước quan trọng tiếp theo trong cách bố trí cọc tiếp địa là rải hợp chất giảm điện trở. Tác dụng của nó là kết lại dưới dạng keo (khi gặp nước) bao quanh bề mặt cọc tiếp địa. Nhờ đó, nó tăng bề mặt tiếp xúc và làm giảm điện trở, bảo vệ cọc khỏi các tác nhân của môi trường. Đặc biệt với những nơi chật hẹp khó đóng cọc tiếp địa, cần đóng nhiều cọc ngắn thì không thể thiếu hợp chất làm giảm điện trở.
- Nối các cọc tiếp địa với nhau tại một điểm chung.
Tham khảo thêm: Quy định đóng cọc tiếp địa
Chọn và lắp kim thu sét
Kim thu sét có độ dài từ 50-150cm và thường được lắp đặt ở nơi cao nhất của công trình. Sau khi gắn kim thu sét, tiếp tục tiến hành nối kim thu sét với các dây thoát sét đi tới bãi tiếp đất.
Các dây kim loại này còn được gọi là dây thoát sét, sẽ được nối với cọc tiếp địa. Dây thoát sét sẽ dẫn sét trực tiếp từ kim chống sét, được liên kết vào hệ thống đất tại vị trí hộp kiểm tra điện trở đất.
Kiểm tra lần cuối và hoàn trả mặt bằng hệ thống tiếp đất
Cách bố trí cọc tiếp địa không khó để thực hiện. Tuy nhiên, sau khi bố trí xong các cọc tiếp địa, cần tiến hành kiểm tra cẩn thận để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối. Chúng ta cần lắp đặt hố kiểm tra điện trở đất tại vị trí cọc trung tâm, đảm bảo mặt hố ngang với mặt đất. Sau đó tiến hành kiểm tra các mối hàn, lấp đất và nện chặt đất tại các rãnh, hố để hoàn trả mặt bằng.
Cuối cùng, cần đo điện trở tiếp đất để đảm bảo giá trị < 10 Ohm. Nếu điện trở của hệ thống lớn hơn giá trị này, bạn cần đóng thêm cọc, khoan giếng, hoặc xử lý thêm hóa chất giảm điện trở đất.
Một số điều cần lưu ý trong cách bố trí cọc tiếp địa
Khi tiến hành lắp đặt cọc tiếp địa, cần đảm bảo tuân thủ những điều sau:
- Các cọc tiếp địa thường dài 1,6m, 2,4m, 3m có đường kính từ 14mm trở lên và thường được làm bằng đồng, thép mạ đồng.
- Trên thị trường hiện nay các thiết bị điện hầu hết đều có các dây nối đất thông qua plug cắm 3 chân. Vì thế, chúng ta chỉ cần nối dây tiếp đất vào ổ cắm có 3 lỗ. Riêng các dây nối đất thường có chỉ thị là màu xanh lá và sọc trắng.
- Các cọc tiếp địa được nối với nhau bằng các dây đồng và hàn hóa nhiệt.
Có rất nhiều loại cọc tiếp địa được bán trên thị trường, bao gồm cả những sản phẩm uy tín lẫn hàng kém chất lượng. Nếu sử dụng cọc tiếp địa không đảm bảo, độ an toàn và tuổi thọ của hệ thống chống sét sẽ bị ảnh hưởng theo. Thậm chí, chúng còn có thể làm giảm hiệu quả chống sét, gây nguy hiểm cho thiết bị trong công trình, và sự an toàn của con người. Vì vậy, hãy lựa chọn những sản phẩm từ nhà cung cấp uy tín.
Tổng kết
Tham khảo thêm:
- Hướng dẫn cách đóng cọc tiếp địa đạt chuẩn an toàn nhất
- Giải Đáp Các Câu Hỏi Thường Gặp Về Cọc Chống Sét
Việc thực hiện đúng cách bố trí cọc tiếp địa, thi công hệ thống chống sét đúng quy chuẩn sẽ tạo độ an toàn cao cho công trình. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn.
0/5 (0 Reviews) Tầm quan trọng và cấu tạo của thiết bị cắt lọc sét Đo Điện Trở Chống Sét – Tiêu Chuẩn Và Cách Đo Chính Xác?- Kim thu sét ZEUS Thổ Nhĩ Kỳ Giá từ: 2.790.000 ₫
- Kim thu sét ALPS Vương quốc Anh Giá từ: 15.300.000 ₫
- Hợp chất giảm điện trở đất RR Ramratna Ấn Độ 170.000 ₫
- Đồng hồ đo điện trở đất VICI 4105A 2.700.000 ₫
- Thiết bị chống sét lan truyền OTOWA đường tín hiệu OLA-CLDRJ48 2.400.000 ₫
- Chia sẻ kiến thức
- Công trình – Kỹ thuật
- Hoạt động công ty
- Hỏi đáp
- Sự kiện nổi bật
- Tìm kiếm:
- Sản Phẩm
- Kim thu sét
- Cọc tiếp địa
- Hợp chất giảm điện trở đất
- Khuôn hàn hoá nhiệt
- Thuốc hàn hóa nhiệt
- Thiết bị chống sét lan truyền
- Đồng hồ đo điện trở đất
- Tin tức
- Công trình – Kỹ thuật
- Chia sẻ kiến thức
- Hoạt động công ty
- Hỏi đáp
- Giới Thiệu
- Liên Hệ
- Đăng nhập
Hotline Hà Nội
0973012704
Hotline HCM
0987850785
Gọi ngay cho chúng tôi!Đăng nhập
Tên tài khoản hoặc địa chỉ email *
Mật khẩu *
Ghi nhớ mật khẩu Đăng nhập
Quên mật khẩu?
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Bãi Tiếp địa
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 9358:2012 Về Lắp đặt Hệ Thống Nối đất ...
-
Tiêu Chuẩn điện Trở Nối đất - Nguyên Lý đo điện Trở Nối đất
-
Tiêu Chuẩn Tiếp địa Chống Sét Chính Xác Nhất
-
Cọc Tiếp Địa: Vai Trò, Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật
-
TCVN 9358:2012 Quy định Về Lắp đặt Hệ Thống Nối đất Thiết Bị Cho ...
-
Tìm Hiểu Tiêu Chuẩn Tiếp địa Chống Sét Và Cách Thi Công Hệ Thống Tiếp ...
-
Hệ Thống Tiếp Địa - Tất Tần Tật Về Tiếp địa Chống Sét - Quang Hưng
-
Tiêu Chuẩn Nối đất Khi Chống Sét Chi Tiết Và Chuẩn Xác Nhất
-
QUY TRÌNH ĐO ĐIỆN TRỞ NỐI ĐẤT HỆ THỐNG ĐIỆN - Kiểm định Isc
-
Hướng Dẫn Lắp đặt Bãi Tiếp địa đúng Chuẩn Kỹ Thuật Từ A - Z - P69
-
Những điều Cần Biết Về Bãi Tiếp địa Chống Sét
-
Hướng Dẫn Cách đóng Cọc Tiếp địa đạt Chuẩn An Toàn Nhất
-
Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật: Tiếp địa Cho Thang Máy - Nippon Vina