Hướng Dẫn Cách đóng Cọc Tiếp địa đạt Chuẩn An Toàn Nhất

Hệ thống chống sét sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ sét đánh, sét lan truyền. Trong đó, cọc tiếp địa là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống chống sét. Bạn cần biết cách lắp đặt và đóng cọc tiếp địa đúng quy trình, đạt chuẩn để bảo đảm an toàn cho người và hệ thống điện công trình, thời gian sử dụng lâu bền.

Hướng dẫn cách đóng cọc tiếp địa tiêu chuẩn và an toàn
Hướng dẫn cách đóng cọc tiếp địa tiêu chuẩn và an toàn
  1. Đóng cọc tiếp địa không đúng cách nguy hiểm như thế nào?
  2. Các tiêu chuẩn khi đóng cọc tiếp địa
  3. Hướng dẫn đóng cọc tiếp địa đúng cách
  4. Các lưu ý cần biết khi đóng cọc tiếp địa

Đóng cọc tiếp địa không đúng cách nguy hiểm như thế nào?

Hệ thống chống sét bảo vệ kiến trúc công trình xây dựng. Giúp bạn tránh những thiệt hại bởi dòng sét gây ra. Trong đó, cọc tiếp địa sẽ chịu trách nhiệm dẫn dòng sét xuống đất một an toàn và nhanh chóng. Mục đích không để dòng sét gây thiệt hại cho tòa nhà và các thiết bị điện được bảo vệ bên trong.

Cọc tiếp địa đóng sai cách sẽ dễ gây nguy hiểm cho tòa nhà, con người
Cọc tiếp địa đóng sai cách sẽ dễ gây nguy hiểm cho tòa nhà, con người

Thi công cọc tiếp địa đúng cách, nó sẽ phát huy tối đa khả năng bảo vệ công trình khi có sét. Ngược lại, nếu cọc tiếp địa nếu đóng sai cách sẽ mang lại nhiều mối nguy hại tiềm ẩn.

Cọc tiếp địa rất dễ dẫn truyền điện, thu hút các loại điện tích vì nó bản chất là một thanh kim loại. Chính vì vậy, khi cọc bị đóng sai cách, nó có thể trở thành một “quả bom” nổ chậm. Dẫn tới dễ gây ra các vụ tai nạn cháy nổ, giật điện. Gây nguy hiểm đến tính mạng người dân xung quanh vị trí cọc tiếp địa được lắp đặt.

Ngoài ra, nếu không khảo sát thực địa cẩn thận, khi đóng cọc tiếp địa làm mất đi sự cân bằng điện tích đất của khu vực bị lắp đặt.  Các công trình ngầm sẽ bị thiệt hại, cùng nhiều hệ lụy khó lường khác. Chính vì lý do đó mà biết được cách đóng cọc tiếp địa sao cho an toàn và đạt chuẩn là rất cần thiết.

Các tiêu chuẩn khi đóng cọc tiếp địa

Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn tiếp địa chống sét TCVN 9385:2012. Theo đó, những tiêu chí để thi công cọc tiếp địa đạt chuẩn như sau:

  • Hệ thống cọc tiếp địa phải được đặt hoàn toàn trong lòng đất.
  • Độ sâu lắp đặt cọc tiếp địa  từ 0,5 m đến 1,2 m (tính từ đỉnh cọc đến mặt đất liền thổ).
  • Thi công cọc tiếp địa không được cản trở sinh hoạt chung, không làm ảnh hưởng các công trình ngầm. 
  • Khoảng cách giữa các cọc tiếp địa từ 1 đến 2 lần chiều dài của mỗi cọc đóng xuống đất.

Bên cạnh việc thi công hệ thống cọc tiếp địa đạt chuẩn, chúng ta cũng cần biết cách lựa chọn cọc tiếp địa có chất lượng tốt để đảm bảo khả năng truyền điện xuống đất sau khi đóng.

Hướng dẫn đóng cọc tiếp địa đúng cách

Để thi công cọc tiếp địa, bạn lần lượt thực hiện từng bước sau:

  • Đầu tiên khảo sát, xác định vị trí đóng cọc tiếp địa. 
  • Đào sâu xuống đất tại vị trí đóng cọc với chiều rộng 300 – 500mm. Độ sâu 600 – 800 mm tùy theo thiết kế.
  • Nếu vị trí đóng cọc có công trình dưới lòng đất, hay có điện trở đất cao, cần phải đào giếng sâu 20m – 40m, đường kính 50 – 80mm.
  • Đặt các cực điện ở dưới đất: vị trí đóng cọc khoảng cách gấp 2 lần độ dài mà cọc tiếp địa đóng xuống đất. Tiếp đến cho cáp đồng dọc theo rãnh đã chuẩn bị, rải hóa chất làm giảm điện trở đất theo cáp đồng. Nối dây dẫn với cọc tiếp địa trực tiếp từ kim xuống trung tâm hệ thống cọc.

Lắp đặt hệ thống tiếp địa cần đúng kỹ thuật

  • Cuối cùng là lắp lại mặt bằng nơi cọc tiếp địa: bạn đặt đồng hồ kiểm tra điện trở ngang với mặt phẳng đất, kiểm tra điện trở cọc nếu hơn 10 ohm phải cho thêm hóa chất giảm điện trở, làm thêm cọc tiếp địa. Sau đó lấp đất phẳng lại như cũ và kiểm tra mối hàn.

Các lưu ý cần biết khi đóng cọc tiếp địa

  • Khi chôn cọc tiếp địa, cần phải đảm bảo cọc thẳng, không bị cong vênh trong quá trình chôn xuống đất.
  • Chiều dài của cọc từ 2.4–2.5m
  • Phải chôn toàn bộ cọc tiếp địa vào sâu trong lòng đất, không để cọc bị lồi lên trên mặt đất..

Về đặc tính kỹ thuật

  • Cần chọn vật liệu phù hợp, thiết bị chất lượng.
  • Kết nối cần sử dụng kẹp đồng, hàn hóa nhiệt.
  • Vật liệu các loại cọc thường là thép mạ đồng.
  • Diện tích mặt cắt ngang 238,9mm2 đạt tiêu chuẩn (>= 176mm2) .
  • Đường kính 17.44 mm đạt tiêu chuẩn (> 15mm)
  • Độ dày 289.7 µm đạt tiêu chuẩn (>= 250 µm)
  • Cọc tiếp địa hoạt động bình thường trong điều kiện nhiệt độ môi trường.
Thi công cọc tiếp địa phải đảm bảo không ảnh hưởng các công trình ngầm
Thi công cọc tiếp địa phải đảm bảo không ảnh hưởng các công trình ngầm

Bên cạnh đó, để đảm bảo đặc tính kỹ thuật chúng ta nên sử dụng thiết bị chất lượng, trọn gói vật tư do nhà sản xuất cung cấp. Ví dụ: cọc tiếp địa thép mạ đồng, hóa chất giảm điện trở, kim thu sét,… 

Hệ thống tiếp địa chất lượng, lắp đặt đúng chuẩn sẽ phát huy tối ưu hiệu quả sử dụng. Từ đó giúp bảo vệ tài sản và con người. Ngược lại sẽ phản tác dụng và gây thiệt hại, nguy hiểm hơn. Vì vậy hãy cẩn thận trong từ bước chọn thiết bị chống sét. Nên lựa chọn cọc tiếp địa thép mạ đồng chất lượng cao như RAMRATNA. Nên lắp đặt đúng chuẩn, hoặc tìm đến đơn vị chuyên lắp đặt hệ thống chống sét để được tư vấn và lắp đặt cọc tiếp địa an toàn nhất có thể.

0/5 (0 Reviews)

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Bãi Tiếp địa