Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật: Tiếp địa Cho Thang Máy - Nippon Vina

Tại sao phải đo điện trở đất, chúng ta đo điện trở tiếp địa để làm gì? Xin giới thiệu sơ lược thế nào là hệ thống nối đất chống sét, tiếp địa cho thiết bị và cách đo điện trở chống sét.

Hệ thống tiếp địa là gì?

Hệ thống tiếp địa là một phần khá quan trọng đối với thang. Nó giúp triệt tiêu nhiễu sinh ra trong quá trình vận hành, đảm bảo độ an toàn, ổn định và tuổi thọ của thiết bị. Thứ hai là trong hệ thống thang máy có rất nhiều dây điện, không may khi bị rò điện (do chuột cắn, do đứt dây, hay một lý do nào khác…) thì hệ thống tiếp địa sẽ lập tức chuyền xuống đất, sẽ tránh được điện giật, đảm bảo an toàn cho con người.

Hệ thống tiếp địa thông thường bao gồm các cọc thép hoặc cọc thép bọc đồng (hoặc mạ đồng) được chôn hoặc đóng xuống đất. Chiều dài của cọc từ 1,2 – 2,5 m và có thể là thép góc hoặc thép tròn và chúng được liên kết với nhau thành hệ thống tiếp địa phù hợp với yêu cầu chống sét cho từng đối tượng cụ thể. Hiện nay chúng ta đang áp dụng tiêu chuẩn chống sét TCVN 9385:2012 “ Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống” và Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện TCVN 4756:1989.

tiep dia cho thang may

Các cọc này thường được dùng bằng thép góc, thép thông thường nếu như công trình tiếp địa, chống sét sử dụng tạm thời. Còn khi xác định công trình lâu dài ta nên sử dụng cọc đồng và liên kết các cọc này bằng các thanh đồng hoặc dây đồng để tăng tuổi thọ của hệ thống tiếp địa chống sét, tránh bị đứt rỉ và gây ra tác hại không mong muốn. Ngoài ra ta cũng có thể lắp thêm thiết bị đếm sét để xác định số lần năng lượng sét đã đi qua hệ thống chống sét của công trình.

Để kết nối các cọc đồng tiếp đất và dây đồng trần thoát sét, ta sử dụng các mối hàn hóa nhiệt. Mối hàn này đảm bảo dẫn dòng điện, ít bị bị lão hóa, bị ăn mòn theo thời gian.(Trong một số trường hợp ít quan trọng thì mối ghép này có thể dùng hàn hơi hoặc kẹp nối…)

Hệ thống tiếp địa cho thang máy

Khi bắt đầu xây dựng công trình, nếu được nhân viên kỹ thuật của công ty thang máy Nippon theo dõi và kiểm tra ngay từ đầu thì không sao, nhưng có những công trình khi đã thi công được một phần hoặc toàn bộ phần thô của ngôi nhà mới bắt đầu làm việc và ký kết hợp đồng mua thang máy, đến khi đó sẽ không tránh được những lỗi kỹ thuật khi xây dựng hố thang vì không được tư vấn ngay từ đầu như đà lăng tô, tiếp địa … Dưới đây là một số yêu cầu kỹ thuật về tiếp địa thang máy

1. Yêu cầu kỹ thuật - Cọc đồng độ dày tối thiểu 14mm, dài tối thiểu 2m. - Dây dẫn đồng độ dày tối thiểu 6mm.

2. Phương án thi công - Chôn cọc đồng cách xa tiếp địa chống sét của toà nhà. - Sử dụng tối thiểu 3 cọc đồng, chôn cách nhau tối thiểu 50cm điện trở tối đa là 4 ôm. - Đi dây đồng vào trong ống nhựa, đi xuyên qua hố thang từ cốt sàn và đi thẳng lên phòng máy.

NHÀ MÁY SẢN XUẤT BÃI ĐỖ XE TỰ ĐỘNG VÀ THANG MÁY NIPPON VINA Địa chỉ: Tầng 7, tòa nhà 349 Hoàng Quốc VIệt - Hà Nội Điện thoại: 19001518 Email: info@nipponvina.com.vn Website: nipponvina.com.vn/ Facebook: facebook.com/thangmaygiadinhNipponvina/

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Bãi Tiếp địa