Cách Giải Bài Toán Dạng: Sử Dụng Tam Giác đồng Dạng để Tính Toán
Có thể bạn quan tâm
A. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Sử dụng các trường hợp đồng dạng của tam giác thường để tính toán
- Sử dụng trường hợp đồng dạng thứ nhất (c.c.c) chứng minh hai góc bằng nhau
- Ta chứng minh hai tam giác đồng dạng dựa vào tỉ lệ ba cạnh tương ứng của hai tam giác.
- Dựa vào định nghĩa và giả thiết để tính toán thỏa mãn những yêu cầu bài toán.
- Sử dụng trường hợp đồng dạng thứ hai (g-c-g) để tính độ dài đoạn thẳng, chứng minh hai góc bằng nhau.
- Ta chọn ra hai góc bằng nhau, sắp thứ tự hai cạnh tạo nên mỗi góc đó
- Lập hai tỉ số, nếu chúng bằng nhau thì kết luận đồng dạng.
- Từ định nghĩa tam giác đồng dạng suy ra tỉ số đồng dạng, các góc tương ứng bằng nhau.
- Sử dụng trường hợp đồng dạng thứ ba (g-g) để tính độ dài đoạn thẳng
- Chứng minh hai tam giác có hai cặp góc bằng nhau.
- Áp dụng định nghĩa tam giác đồng dạng, lập tỉ số giữa các cạnh tương ứng.
- Sử dụng tam giác đồng dạng để dựng hình
- Dựng một tam giác bất kì đồng dạng với tam giác phải dựng.
- Dùng điều kiện về độ dài chưa sử dụng đến để dựng tiếp.
Ví dụ 1: Cho $\Delta $ABC có AB = 9cm, BC = 7cm và AC = 12cm. Chứng minh rằng $\widehat{B}=2\widehat{C}$
Hướng dẫn:
Trên tia đối của tia BA lấy điểm D sao cho BD = BC thì AD = 9 + 7 = 16 và $\widehat{C_{1}}=\widehat{D}$ vì $\Delta $BDC cân tại B.
Ta có:
$\frac{AB}{AC}=\frac{9}{12}=\frac{3}{4}$
$\frac{AC}{AD}=\frac{12}{16}=\frac{3}{4}$
$\Rightarrow \frac{AB}{AC}=\frac{AC}{AD}$
Xét $\Delta $ABC và $\Delta $ACD có:
chung $\widehat{A}$
$\frac{AB}{AC}=\frac{AC}{AD}$
$\Rightarrow \Delta ABC \sim \Delta ACD$
$\Rightarrow \widehat{C}=\widehat{D}$
Do đó: $\widehat{ABC}=\widehat{ACD}=\widehat{C}+\widehat{D}=2\widehat{C}$
Ví dụ 2: Cho hình bình hành ABCD có AB = 12cm, BC = 7cm. Trên cạnh AB lấy một điểm E sao cho AE = 8cm, đường thẳng DE cắt BC ở F. Tính độ dài các đoạn thẳng EF và BF biết rằng DE = 10cm.
Hướng dẫn:
ABCD là hình bình hành nên AD // BC. Hay AD // BF
$\Rightarrow \Delta BEF\sim \Delta AED$
$\Rightarrow \frac{EF}{ED}=\frac{BF}{AD}=\frac{EB}{EA}$
Hay $\frac{EF}{10}=\frac{BF}{8}=\frac{4}{8}=\frac{1}{2}$
$\Leftrightarrow $ EF = 5(cm); BF = 4(cm)
2. Sử dụng các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông để tính toán
- Sử dụng hai tam giác vuông đồng dạng để tính độ dài đoạn thẳng, tính góc
- Thường sử dụng các trường hợp thứ ba hoặc thứ hai, trong đó yếu tố góc là góc vuông hoặc trường hợp đồng dạng cạnh huyền - cạnh góc vuông.
- Sử dụng định nghĩa tam giác đồng dạng, lập tỉ số giữa các cạnh tương ứng, thay đổi số rồi giải phương trình.
- Sử dụng định nghĩa tam giác đồng dạng, tìm ra góc tương ứng bằng nhau
- Tính tỉ số đường cao, tỉ số diện tích của hai tam giác đồng dạng
Sử dụng các định lí:
- Tỉ số hai đường cao tương ứng của hai tam giác đồng dạng bằng tỉ số đồng dạng.
- Tỉ số diện tích của hai tam giác đồng dạng bằng bình phương tỉ số đồng dạng.
- Sử dụng tam giác vuông đồng dạng để chứng minh đẳng thức hình học
- Tìm các tam giác vuông đồng dạng
- Lập và biến đổi các đoạn thẳng tỉ lệ
Ví dụ 3: Cho $\Delta $ABC có BC = 15cm, đường cao AH = 10cm. Một đường thẳng d song song với BC cắt các cạnh AB, AC lần lượt ở D và E. Tính độ dài DE, biết rằng DE bằng khoảng cách từ D đến BC.
Hướng dẫn:
Gọi K là giao điểm của AH và DE.
Do AH $\perp $ BC và DE // BC
$\Rightarrow AH\perp DE$ tại K, nên khoảng cách từ D đến BC bằng KH.
Từ giả thiết DE bằng khoảng cách từ D đến BC nên đặt DE = KH = x thì AK = 10 - x.
Vì DE // BC nên $\Delta ADE\sim \Delta ABC$, do đó tỉ số hai đường cao AK và AH bằng tỉ số đồng dạng $\frac{AK}{AH}=\frac{DE}{BC}$
Hay $\frac{10-x}{10}=\frac{x}{15}=\frac{10-x+x}{10+15}=\frac{10}{25}$
$\Leftrightarrow x=\frac{15.10}{25}=6$ (cm)
Vậy DE = 6cm.
Ví dụ 4: Cho hình bình hành ABCD (AC > AB). Gọi E là hình chiếu của C trên AB, K là hình chiếu của C trên AD và H là hình chiếu của B trên AC.
Chứng minh rằng:
a) AB.AE = AC.AH
b) BC.AK = AC.HC
c) AB.AE + AD.AK = $AC^{2}$
Hướng dẫn:
a) $\Delta $AHB và $\Delta $AEC có:
$\widehat{H}=\widehat{E}=90^{\circ}$
chung $\widehat{A}$
$\Rightarrow \Delta AHB \sim \Delta AEC$
$\Rightarrow \frac{AH}{AE}=\frac{AB}{AC}\Rightarrow $ AB.AE = AC.AH (1)
b) $\Delta $AKC và $\Delta $CHB có:
$\widehat{C_{1}}=\widehat{A_{2}}$ (hai góc so le trong)
$\widehat{H}=\widehat{K}=90^{\circ}$
$\Rightarrow \Delta AKC \sim \Delta CHB$ (g.g)
$\Rightarrow \frac{AK}{CH}=\frac{AC}{CB}\Rightarrow $ CB.AK = AC.CH (2)
Lại có BC = AD (theo tính chất về cạnh của hình bình hành ABCD)
Thay BC = AD vào đẳng thức (2) ta được: AD.AK = AC.CH
c) Cộng theo vế các đẳng thức (1) và (2) ta được:
AB.AE + AD.AK = AC(AH+CH)=AC.AC = AC$^{2}$
Từ khóa » Cách Xét Hai Tam Giác đồng Dạng
-
Chứng Minh Hai Tam Giác đồng Dạng Và ứng Dụng - TMT - QLNT
-
Cách Chứng Minh Hai Tam Giác đồng Dạng Và ứng Dụng - Toán Cấp 2
-
Thế Nào Là 2 Tam Giác đồng Dạng? Tổng Hợp Lý Thuyết Và Bài Tập áp ...
-
Tam Giác đồng Dạng Là Gì ? Cách Chứng Minh Hai Tam Giác đồng Dạng
-
Chứng Minh Hai Tam Giác đồng Dạng Và ứng Dụng
-
Hai Tam Giác động Dạng Là Gì? Các Trường Hợp đồng Dạng Của Tam ...
-
Cách Chứng Minh Hai Tam Giác đồng Dạng Qua Bài Tập Có Lời Giải
-
Cách Chứng Minh 2 Tam Giác đồng Dạng - Học Tốt
-
Tam Giác đồng Dạng Là Gì? Cách Chứng Minh Hai ... - DINHNGHIA.VN
-
Các Trường Hợp Của Hai Tam Giác đồng Dạng - Thư Viện Khoa Học
-
Cách Chứng Minh Hai Tam Giác đồng Dạng Và ứng Dụng - TBDN
-
Giải Toán 8 Bài 8. Các Trường Hợp đồng Dạng Của Tam Giác Vuông
-
Toán Lớp 8 - 7.6. Trường Hợp đồng Dạng Thứ Hai - Học Thật Tốt
-
[Sách Giải] Chứng Minh Hai Tam Giác Vuông đồng Dạng Hay, Chi Tiết