Cách Hạch Toán Cước Phí đường Bộ Trong Các DN Vận Tải Và Sản Xuất

Cách hạch toán cước phí đường bộ – Cước đường bộ là chi phí rất nhỏ nhưng nó cũng là một trong những chi phí khá hợp lý dùng cho các công ty về vận tải và và sản xuất.

cách hạch toán cước phí đường bộ
Cách hạch toán cước phí đường bộ trong các doanh nghiệp vận tải và sản xuất

Vậy cước đường bộ là gì? Là chi phí dưới dạng là vé phí đường bộ. Mà khi xe đi qua trạm thu phí thì nhân viên thu phí xé vé đó đưa cho lái xe. Lái xe tập hợp đưa về cho kế toán hạch toán.

  1. 1. Đặc điểm của cước đường bộ
  2. 2. Cách hạch toán cước phí đường bộ
    1. 2.1 Chi phí vé đường bộ cho xe của của giám đốc đi lại: Thuộc về chi phí quản lý doanh nghiệp
      1. 2.2. Hạch toán chi phí cước đường bộ cho bộ phận bán hàng: Thuộc về bộ phận bán hàng.
    2. 2.3 Chi phí vé đường bộ cho xe của bộ phận lái xe đối với công ty vận tải
      1. Ví dụ thực tế đối với DN không kinh doanh dịch vụ vận tải:
      2. Ví dụ thực tế đối với DN doanh dịch vụ vận tải:
  3. 3. Sắp xếp chứng từ cước đường bộ

1. Đặc điểm của cước đường bộ

  • Là chi phí gắn liền với bộ phận lái xe trong DN vận tải hoặc sản xuất- Bộ phận giao hàng
  • Là chi phí bé nên cần phải có cách tập hợp lại cho hệ thống
  • Chi phí này cần phải gắn theo cung đường phù hợp với đơn hàng thực tế
  • Chi phí này do nó là dạng vé nên rất dễ bị thất lạc nên bạn cần gắn nó vào 1 tờ giấy A4 ghi rõ Chi phí cho cung đường nào – xe nào chaỵ

2. Cách hạch toán cước phí đường bộ

2.1 Chi phí vé đường bộ cho xe của của giám đốc đi lại: Thuộc về chi phí quản lý doanh nghiệp

Điều kiện ghi nhận chi phí hợp lý – cách hạch toán cước phí đường bộ:

+ Xe thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp

+ Có quy chế nội bộ quy định xe đi trong khoảng bao nhiêu Km. Sử dụng vào mục đích gì, và số dầu DO tối đa được sử dụng cho mục đích công việc.

+ Có nhật ký lịch trình xe đi lại

+ Hoá đơn dầu DO

+ Cước vé đường bộ

+ Hạch toán cước vé đường bộ cho xe của bộ phận quản lý như sau:

Nợ TK 6422

Có TK 111

2.2. Hạch toán chi phí cước đường bộ cho bộ phận bán hàng: Thuộc về bộ phận bán hàng.

Điều kiện ghi nhận chi phí hợp lý

+ Xe tải hoặc xe bán tải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.

+ Xe tải sử dụng cho mục đích chở hàng hoá, thành phẩm giao bán

+ Có biên bản bàn giao các sản phẩm, hàng hoá

+ Có hoá đơn dầu DO đúng cung đường theo đơn hàng xuất bán cho khách

+ Có vé cầu đường đúng tuyến xe chạy

+ Hạch toán chi phí vé đường bộ cho bộ phận bán hàng theo tt 200

Nợ TK 641

Có TK 111

2.3 Chi phí vé đường bộ cho xe của bộ phận lái xe đối với công ty vận tải

Điều kiện ghi nhận chi phí hợp lý

+ Xe tải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp

+ Xe tải dùng cho mục đích tạo ra dịch vụ cước vận chuyển

+ Có bảng kê đi kèm với hoá đơn vận chuyên.

+ Hạch toán chi phí vé đường bộ cho bộ phận tạo ra doanh thu vận chuyển

Nợ TK 6277

Có TK 111

(Đối với chi phí này sẽ được phân bổ vào giá thành của các chuyến vận chuyển)

Ví dụ thực tế đối với DN không kinh doanh dịch vụ vận tải:

Công ty Việt Hưng có phát sinh việc Trưởng phòng Cao Lam đi Công tác tại tỉnh Thái Bình và hạch toán theo Thông tư 133 (có kèm quyết định cử đi công tác, giấy đi đường, hóa đơn chứng từ)

– Vé đường bộ là : 80.000 (đã bao gồm thuế GTGT)

Giá chưa có thuế GTGT = Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem…) / [ 1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%)]

Giá tính thuế = 70.000 / (1 + 10%) = 72.727

Thuế GTGT = 7.273

Cách hạch toán vé cước đường bộ (Chi phí công tác của Bộ phận quản lý)

Nợ TK 6422   72.727

Nợ TK 1331   7.273

Có TK 1111   80.000

Vì số tiền thuế GTGT nhỏ nên các bạn có thể hạch toán hết vào Chi phí:

Nợ TK 6422    80.000 (Còn theo Thông tư 200 thì: 6425)

Có TK 1111     80.000

Ví dụ thực tế đối với DN doanh dịch vụ vận tải:

Công ty Cao Sơn kinh doanh dịch vụ vận tải (Công ty tính giá thành và xuất hóa đơn theo các chuyến hàng).

– Công ty có hợp đồng vận chuyển 1 chuyến hàng từ Hà Nội về Bắc Giang. Có phát sinh Vé đường bộ là : 80.000 (đã bao gồm thuế GTGT).

– Cách hạch toán vé cước đường bộ:

+ Căn cứ theo Thông tư 133:

Nợ TK 154    72.727

Nợ TK 1331    7.273

Có TK 111    80.000

==> Khi hoàn thành dịch vụ – Xuất hóa đơn thì các bạn kết chuyển sang 632 để phản ánh giá vốn và doanh thu nhé.

+ Căn cứ theo Thông tư 200:

Nợ TK 627    72.727

Nợ TK 1331    7.273

Có TK 111    80.000

3. Sắp xếp chứng từ cước đường bộ

Bạn dùng 1 tờ giấy bìa cứng. Tập hợp vé có đơn giá cùng loại – cùng cung đường – cùng tháng. Dán vào tờ giấy A4 đó. Sau đó ghi rõ tống thành tiền các loại vé cộng lại với nhau ra.

XEM THÊM: 

Định mức và tính giá thành doanh nghiệp vận tải

Khóa học thực hành kế toán tổng hợp vận tải

Trên đây là cách hạch toán cước phí đường bộ trong các doanh nghiệp – Kế toán Việt Hưng với thế mạnh về dạy học kế toán online Vận tải cam kết đầu ra làm được việc!

BÀI LIÊN QUAN:Top các phần mềm kế toán ứng dụng tốt nhất hiện nayChia sẻ nghiệp vụ các bước làm kế toán dự án xây dựngChế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ cập nhật mới nhấtNhững nguyên tắc và nhiệm vụ của kế toán năm 2019Các phương pháp tính giá thành và cách đánh giá sản phẩm dở dang

Từ khóa » Khoản Phí đường Bộ Doanh Nghiệp Phải Nộp được Kế Toán Ghi Vào