Vé Cước Phí Cầu đường Có được Khấu Trừ Thuế GTGT Không?

Phí cầu đường có được khấu trừ thuế GTGT | Việc kê khai để được khấu trừ thuế GTGT là công việc thường xuyên của kế toán. Tuy nhiên, để kê khai không bị sai sót hoặc bị loại trừ khi thanh tra, kiểm tra thì đòi hỏi kế toán phải nắm chắc kiến thức kế toán, thuế và các văn bản pháp luật thuế hiện hành. Một trong những vấn đề mà bạn đọc quan tâm đó là Vé cước phí đường bộ có được khấu trừ thuế Giá trị gia tăng không? Sau đây Kế toán Việt Hưng sẽ cùng các bạn tìm hiểu chi tiết vấn đề này.

vé cước phí cầu đường
Vé cước phí cầu đường có được khấu trừ thuế GTGT không?

Vé cước phí cầu đường có được khấu trừ thuế GTGT không?

Căn cứ pháp lý

– Điều 7, Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013

– Khoản 2 Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014

Công văn 4351/TCT-CS ngày 12/12/2013

1. Mẫu Vé cước phí cầu đường

vé cước phí cầu đường
Mẫu vé cước phí cầu đường

2. Vé cước phí cầu đường là một loại hóa đơn đặc thù

Theo điểm c, khoản 2 Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về các loại hóa đơn như sau:

” Hóa đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm,…”

Theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về một số trường hợp hóa đơn không nhất thiết có đầy đủ các nội dung bắt buộc:

“Đối với tem, vé: Trên tem, vé có mệnh giá in sẵn không nhất thiết phải có chữ ký người bán, dấu của người bán; tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký người mua.”

→ Như vậy theo các căn cứ ở trên thì Vé cước phí đường bộ là một loại hóa đơn đặc thù.

3. Mức 10% Thuế suất Thuế GTGT đối với vé cước phí cầu đường 

Theo Điều 11 Thông tư 219/TT-BTC quy định về thuế suất 10% như sau:

vé cước phí cầu đường
Thuế suất 10% vé cước phí cầu đường

→ Tại Điều 4, Điều 9, Điều 10 của Thông tư 219/TT-BTC quy định về hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế, chịu thuế suất 0%, 5% thì không có Vé cước phí đường bộ. Vậy cước phí đường bộ không nằm trong các mục trên nên sẽ áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10%

4. Vé cước phí cầu đường có được khấu trừ thuế GTGT

Theo Khoản 12, Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về giá tính thuế đối với hàng hóa, dịch vụ như sau:

vé cước phí cầu đường
Giá chưa có thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ

VÍ DỤ THỰC TẾ 1:

vé cước phí cầu đường
Vé thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ

Giá chưa có thuế GTGT = 35.000/(1+10%) = 31.818 đồng

→Thuế GTGT được khấu trừ là: 35.000 – 31.818 = 3.182 đồng

Theo Khoản 1 Điều 14 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào:

“Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất.”

Theo khoản 15 Điều 14 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định:

” Cơ sở kinh doanh không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp:

– Hóa đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: hóa đơn GTGT không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù được dùng  hóa đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT)”

Vé cước phí đường bộ thỏa mãn các điều kiện:

  • Là một loại hóa đơn đặc thù theo quy định của pháp luật

  • Vé cước phí đường bộ chịu mức thuế suất thuế GTGT 10%

  • Giá trên cước phí đường bộ là giá đã có thuế GTGT

→ Như vậy Vé cước phí đường bộ thỏa mãn là hóa đơn GTGT được sử dụng theo đúng quy định của pháp luật. Vì vậy vé cước phí đường bộ được khấu trừ thuế GTGT.

 Các bạn có thể tham khảo Công văn 4351/TCT-CS ngày 12/12/2013 của Tổng cục thuế TẠI ĐÂY

5. Phương pháp kế toán đối với vé cước phí cầu đường bộ

2 trường hợp xảy ra:

5.1 Đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận tải

Thì chi phí vé cước phí đường bộ sẽ được hạch toán vào chi phí sản xuất chung để tính giá thành theo các chuyến hàng

Nợ TK 154 (Theo TT 133) Hoặc

Nợ TK 627 (Theo TT 200)

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

      Có TK 111, 141: Tổng tiền thanh toán

5.2 Đối với doanh nghiệp không kinh doanh trong lĩnh vực vận tải

Thì chi phí vé cước đường bộ sẽ được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp

Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

      Có TK 111,141: Tổng tiền thanh toán

VÍ DỤ THỰC TẾ 2:

Công ty Việt Hưng là doanh nghiệp không kinh doanh trong lĩnh vực vận tải. Trong tháng 2/20xx có phát sinh tổng số vé cước phí đường bộ của xe đi công tác là 245.000 đồng (Giá đã bao gồm thuế GTGT).

Kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 642: 222.727

Nợ TK 133: 22.273

            Có TK 111: 245.000

Cách kê khai trên Tờ khai thuế GTGT 01/GTGT:

  • Số tiền 222.727 đồng được kê khai trên chỉ tiêu [23] – Giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào trong kỳ

  • Số tiền 22.273 đồng được kê khai trên chỉ tiêu [24], [25] – Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào trong kỳ

6. Bảng giá mức thu phí đường bộ

Vừa qua có ban hành Thông tư 74/2020/TT-BTC về giảm mức thu phí sử dụng đường bộ thì chỉ có hiệu lực 10/08/2020 – 31/12/2020. Còn từ bắt đầu từ tháng 1/2021 sẽ vẫn thực hiện theo quy định Thông tư số 293/2016/TT-BTC.

PHỤ LỤC SỐ 01

BIỂU MỨC THU PHÍ SỬ DỤNG ĐƯỜNG BỘ

(Kèm theo Thông tư số 293/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Số TT

Loại phương tiện chịu phí

Mức thu (nghìn đồng)

1 tháng

3 tháng

6 tháng

12 tháng

18 tháng

24 tháng

30 tháng

1

Xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân

130

390

780

1.560

2.280

3.000

3.660

2

Xe chở người dưới 10 chỗ (trừ xe đăng ký tên cá nhân); xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ dưới 4.000 kg; các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng (bao gồm cả xe đưa đón học sinh, sinh viên, công nhân được hưởng chính sách trợ giá như xe buýt); xe chở hàng và xe chở người 4 bánh có gắn động cơ

180

540

1.080

2.160

3.150

4.150

5.070

3

Xe chở người từ 10 chỗ đến dưới 25 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 4.000 kg đến dưới 8.500 kg

270

810

1.620

3.240

4.730

6.220

7.600

4

Xe chở người từ 25 chỗ đến dưới 40 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 8.500 kg đến dưới 13.000 kg

390

1.170

2.340

4.680

6.830

8.990

10.970

5

Xe chở người từ 40 chỗ trở lên; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 13.000 kg đến dưới 19.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo đến dưới 19.000 kg

590

1.770

3.540

7.080

10.340

13.590

16.600

6

Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg

720

2.160

4.320

8.640

12.610

16.590

20.260

7

Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 27.000 kg trở lên; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 27.000 kg đến dưới 40.000 kg

1.040

3.120

6.240

12.480

18.220

23.960

29.270

8

Xe ô tô đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 40.000 kg trở lên

1.430

4.290

8.580

17.160

25.050

32.950

40.240

Chậm phí đường bộ thì sẽ KHÔNG bị phạt – chậm đăng kiểm thì sẽ bị PHẠT

CHÚ Ý

– Mức thu của 01 tháng năm thứ 2 (từ tháng thứ 13 đến tháng thứ 24 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 92% mức phí của 01 tháng trong Biểu nêu trên

– Mức thu của 01 tháng năm thứ 3 (từ tháng thứ 25 đến tháng thứ 30 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 85% mức phí của 01 tháng trong Biểu nêu trên

– Thời gian tính phí theo Biểu nêu trên tính từ khi đăng kiểm xe, không bao gồm thời gian của chu kỳ đăng kiểm trước. Trường hợp chủ phương tiện chưa nộp phí của chu kỳ trước thì phải nộp bổ sung tiền phí của chu kỳ trước, số tiền phải nộp = Mức thu 01 tháng x Số tháng phải nộp của chu kỳ trước

– Khối lượng toàn bộ là: Khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông ghi trên giấy chứng nhận kiểm định của phương tiện

Trên đây Kế toán Việt Hưng đã hướng dẫn các bạn căn cứ xác định việc kê khai khấu trừ thuế GTGT đối với vé cước phí cầu đường cùng biểu mức phí cầu đường mới nhất đang áp dụng. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm trường hợp thanh toán quá hạn trên hợp đồng có được khấu trừ thuế GTGT mong rằng sẽ giúp ích cho các bạn đọc.

0 0 Bình chọnBình chọn

Từ khóa » Khoản Phí đường Bộ Doanh Nghiệp Phải Nộp được Kế Toán Ghi Vào