Cách Tính Cước Vận Chuyển Hàng Hoá Mới Nhất Và Chuẩn Nhất
Có thể bạn quan tâm
Cước phí vận chuyển là khoản tiền mà người gửi hàng phải trả cho đơn vị vận chuyển để đảm bảo việc chuyển hàng từ điểm gốc đến điểm đích một cách an toàn và hiệu quả. Cước phí vận chuyển phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: loại hàng hóa, khoảng cách vận chuyển, hình thức vận chuyển, và các dịch vụ bổ sung. Trong bài viết này, Gumato sẽ giải thích chi tiết về cách tính cước phí vận chuyển, giúp bạn hiểu rõ hơn về khoản phí này và lựa chọn được phương thức vận chuyển phù hợp với nhu cầu của mình.
- 1. Cách tính cước vận chuyển theo phương thức vận chuyển
- 1.1. Cách tính cước vận chuyển đường bộ
- 1.2. Cách tính cước phí vận chuyển đường biển
- 1.3. Giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
- 1.4. Giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt
- 2. Giá cước vận chuyển hàng hoá theo khối lượng
- 2.1. Cước phí vận chuyển hàng hóa nhẹ
- 2.2. Giá cước vận chuyển hàng hóa nặng cồng kềnh
- 2.3. Cách tính cước vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng
- 3. Bảng giá cước vận chuyển tham khảo
- 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển
- 4.1. Trọng lượng và kích thước hàng hóa
- 4.2. Số lượng hàng hóa
- 4.3. Khoảng cách giao hàng
- 4.4. Loại, nhóm hàng hóa
- 4.5. Thời gian vận chuyển và mức độ ưu tiên
- 5. Làm sao để giảm cước phí vận chuyển hàng hóa?
1. Cách tính cước vận chuyển theo phương thức vận chuyển
Tương ứng với 4 phương thức vận chuyển hàng hóa được liệt kê ở trên, cách tính chi phí vận chuyển hàng hóa cũng có sự khác biệt đáng kể.
1.1. Cách tính cước vận chuyển đường bộ
Cách tính cước vận chuyển đường bộ được tính theo công thức:
Cách tính cước vận chuyển đường bộ = Khối lượng hàng hóa X Đơn giá của từng vùng trả hàng so với nơi gửi hàng
Trong đó, khối lượng hàng hóa được tính bằng:
- Tính khối lượng thực cho các hàng hóa nhẹ cân (tức là công ty vận chuyển sẽ tiến hành cân hàng hóa đó)
- Tính khối lượng quy đổi cho các hàng hóa nặng, cồng kềnh (áp dụng công thức: (Dài x Rộng x Cao)/5000)
Với công thức này thì cách tính cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
1.2. Cách tính cước phí vận chuyển đường biển
Cách tính cước phí vận chuyển đường biển không cố định mà phải căn cứ vào khoảng cách, trọng lượng, hãng tàu, Forwarder (trung gian vận chuyển). Các doanh nghiệp có thể tính chi phí vận chuyển hàng hóa đường biển bằng cách dưới đây.
Đơn vị tính cước vận chuyển đường biển được áp dụng theo 2 phương thức:
- Tính theo trọng lượng thực tế của hàng hóa vận chuyển (số kilogram)
- Tính chi phí vận chuyển hàng hóa theo thể tích của hàng hóa (Cbm : cubic meter hay còn gọi là mét khối): Dựa vào công thức (Dài x Rộng x Cao)
Sau đó áp dụng theo quy chuẩn quốc tế sẽ có được cách tính cước phí vận chuyển đường biển như sau:
- 1 tấn < 3 CBM: hàng hóa nặng, cách tính áp dụng theo bảng giá KGS
- 1 tấn >= 3 CBM: hàng hóa nhẹ, cách tính áp dụng theo bảng giá CBM
1.3. Giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không được quy định một cách thống nhất tại các biểu cước.
Được thể hiện một cách chi tiết trong những quy định, quy quy tắc riêng về cách thức tính cước và phát hành biểu cước hàng không TACT (The Air Cargo Tariff) của Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế IATA (International Air Transport Association):
Cước vận chuyển hàng không = Đơn giá cước x Khối lượng hàng hóa
Lưu ý khi tính cước vận chuyển đường hàng không sẽ có sự so sánh giữa hai đơn vị đó là KGS và CBM, và toàn bộ được quy về theo KGS.
- Trọng lượng: Cân nặng thực tế của đơn hàng (ĐVT: KGS)
- Khối lượng: Cân nặng của đơn hàng sau khi quy đổi từ thể tích (công thức: (dài x rộng x cao)/5000 – ĐVT: KGS)
- Nếu trọng lượng > khối lượng: Tính cước vận chuyển theo đơn giá KGS
- Nếu trọng lượng < khối lượng: Tính cước vận chuyển theo đơn giá CBM
1.4. Giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt
Riêng cách tính giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt đã được quy định cụ thể tại thông tư 83/2014 – Bộ GTVT.
- Hàng hóa lẻ tính theo trọng lượng thực tế, tối thiểu là 20 kg. Còn nếu trên 20 kg thì phần lẻ dưới 5kg được quy tròn là 5kg.
- Hàng nguyên toa sẽ tính theo trọng tải kỹ thuật cho phép của tàu.
Nếu trong toa có nhiều hàng hóa với mức cước khác nhau người thuê vận tải sau khi tính riêng từng mặt hàng sẽ đưa ra tổng trọng lượng của hàng hóa. Không được thiếu mặt hàng nào để tránh bị tính mức phí cao nhất.
Ví dụ: Vận chuyển 1000kg hàng từ Hà Nội đến TP.HCM (1726km), đơn giá 1.000 VNĐ/kg/100km
Cước phí = 1000 x 1.000 x (1726/100) = 17.260.000 VNĐ
Lưu ý:
- Kiểm tra quy định về kích thước, trọng lượng tối đa cho phép
- Xem xét các loại toa xe (thường, lạnh, container) phù hợp với hàng hóa
2. Giá cước vận chuyển hàng hoá theo khối lượng
Khối lượng hàng hóa và khoảng cách vận chuyển là 2 yếu tố cơ bản quyết định cước phí, bất kể đó là loại hàng hóa nào.
Tùy theo khối lượng của hàng hóa mà cách tính chi phí vận chuyển hàng hóa cũng khác nhau.
2.1. Cước phí vận chuyển hàng hóa nhẹ
Hàng hóa nhẹ là những hàng hóa như thư từ, quà lưu niệm, giấy tờ,… nên sẽ tính theo trọng lượng khi cân trực tiếp trên cân của dịch vụ vận chuyển.
Cước phí vận chuyển hàng hóa nhẹ = Trọng lượng thực (Đơn vị: gam) x Đơn giá
2.2. Giá cước vận chuyển hàng hóa nặng cồng kềnh
Cách tính giá cước khi vận chuyển hàng hóa cồng kềnh là:
Giá cước vận chuyển hàng hóa nặng cồng kềnh = Trọng lượng quy đổi của hàng hóa (Đơn vị tính: kg) x Đơn giá
Trong đó, Hiệp hội giao nhận quốc tế IATA đã đưa ra công thức tính trọng lượng quy đổi như sau:
Trọng lượng quy đổi của hàng hóa= (Dài x Rộng x Cao)/Mẫu số tương ứng với từng loại dịch vụ (ĐVT: kg)
Tùy theo dịch vụ giao hàng (giao hàng thường hay là hỏa tốc) thì mẫu số tương ứng sẽ khác nhau.
2.3. Cách tính cước vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng
Những hàng hóa siêu trường, siêu trọng thường sẽ có trọng lượng lên đến hơn 1 tấn. Nhưng cách tính cước vận chuyển vẫn tương tự như với hàng hóa nặng cồng kềnh là:
Cước vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng = Trọng lượng quy đổi (Đơn vị kg) x Đơn giá
Tuy nhiên đối với hàng container thì lại có cách tính khác vì phải bao gồm chi phí bến cảng, loại container đặc thù… Cụ thể là:
- Cước tính chung cho mọi mặt hàng sẽ tính hết tất cả chi phí trong quãng đường đi rồi chia đều cho mỗi container.
- Cước tính cho loại mặt hàng sẽ dựa vào nhu cầu sử dụng container trung bình đối với loại hàng đó.
- Cước tính cho hàng nhỏ lẻ thì như đối với hàng hóa vận chuyển đường bộ thông thường.
3. Bảng giá cước vận chuyển tham khảo
Bảng so sánh giá cước của 3 đơn vị vận chuyển lớn:
Đơn vị | Nội thành (<10km) | Liên tỉnh (<300km) | Toàn quốc (>300km) |
Giao hàng nhanh | 20.000 VNĐ | 30.000 VNĐ/kg | 35.000 VNĐ/kg |
Viettel Post | 18.000 VNĐ | 28.000 VNĐ/kg | 32.000 VNĐ/kg |
J&T Express | 22.000 VNĐ | 32.000 VNĐ/kg | 38.000 VNĐ/kg |
Ưu điểm của 3 nhà vận chuyển này gồm:
- Giao hàng nhanh: Mạng lưới rộng, thời gian giao hàng nhanh
- Viettel Post: Giá cạnh tranh, phù hợp hàng giá trị thấp
- J&T Express: Dịch vụ chuyên nghiệp, phù hợp hàng giá trị cao
Khi chọn đơn vị vận chuyển, cần cân nhắc giữa giá cả và chất lượng dịch vụ. Vận chuyển quốc tế thường phức tạp hơn, có thêm các thủ tục hải quan và chi phí liên quan.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển
Trong quá trình tính toán cước phí vận chuyển hàng hóa sẽ có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí làm thay đổi kết quả tính toán cước phí vận chuyển. Sau đây là 5 yếu tố ảnh hưởng chính:
4.1. Trọng lượng và kích thước hàng hóa
Trọng lượng và kích thước là hai yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến cước vận chuyển. Các đơn vị vận chuyển thường áp dụng khái niệm “trọng lượng tính cước” (chargeable weight), là giá trị lớn hơn giữa trọng lượng thực tế và trọng lượng thể tích.
Bảng so sánh ví dụ cước phí cho các kích thước và trọng lượng khác nhau:
Kích thước (cm) | Trọng lượng thực (kg) | Trọng lượng tính cước (kg) | Cước phí (VNĐ) |
30x20x10 | 2 | 2 | 30.000 |
50x40x30 | 5 | 10 | 100.000 |
100x80x60 | 15 | 80 | 800.000 |
4.2. Số lượng hàng hóa
Số lượng hàng hóa là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến cước phí vận chuyển. Số lượng hàng hóa càng nhiều thì chi phí vận chuyển càng cao.
4.3. Khoảng cách giao hàng
Nếu bạn vận chuyển hàng hóa trong một quãng đường rất xa thì tất nhiên giá cước vận chuyển cũng sẽ tăng lên bởi vì:
- Quãng đường giao hàng xa thì tài xế lái xe phải di chuyển trong khoảng thời gian dài nhằm đảm bảo hàng hóa đến tay người nhận đúng như thời gian dự kiến.
- Vận chuyển hàng hóa trong quãng đường dài thì phương tiện vận chuyển cũng phải sử dụng một lượng lớn tiền nhiên liệu.
- Bên cạnh đó, trong lúc vận chuyển hàng hóa xa thì hàng hóa đôi khi cũng sẽ gặp phải một số rủi ro không mong muốn như tai nạn trên quãng đường di chuyển. Các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa cần phải lưu ý những việc đó.
4.4. Loại, nhóm hàng hóa
Tùy thuộc vào loại, nhóm hàng hóa khác nhau mà sẽ có tác động không nhỏ đến giá cước vận chuyển hàng hóa đó. Cụ thể:
- Loại hàng hóa là hàng tiêu dùng bình thường hoặc thực phẩm sấy khô như bánh kéo, quần áo,… sẽ rất dễ dàng vận chuyển, trường hợp gặp rủi ro thì sẽ không gây tổn hại kinh tế quá nhiều.
- Loại hàng hóa dễ vỡ như chén bát sứ, bình ly thủy tinh, cốc,… cần phải đóng gói một cách cẩn thận, vận chuyển cẩn thận hơn do đó giá cước vận chuyển cũng sẽ cao hơn loại hàng hóa tiêu dùng, thực phẩm sấy khô.
- Loại hàng hóa là đồ dùng thiết bị điện tử, đồ điện lạnh nếu quá trình vận chuyển gặp phải rủi ro thì sẽ ảnh hưởng lớn đến giá trị sử dụng. Chính vì thế, trong quá trình vận chuyển đòi hỏi người gửi, người vận chuyển phải chuyên nghiệp, cẩn thận hơn. Từ đó giá cước vận chuyển loại hàng hóa này cũng sẽ có mức phí cao hơn.
4.5. Thời gian vận chuyển và mức độ ưu tiên
Thời gian vận chuyển tỷ lệ nghịch với cước phí. Các mức độ ưu tiên vận chuyển phổ biến:
Mức độ ưu tiên | Thời gian vận chuyển | Cước phí tương đối |
Tiêu chuẩn | 3-5 ngày | 100% |
Nhanh | 1-2 ngày | 150% |
Hỏa tốc | Trong ngày | 200% |
Thời gian vận chuyển càng ngắn, cước phí càng cao do:
- Cần ưu tiên nguồn lực (xe, nhân lực)
- Sử dụng phương tiện nhanh hơn (máy bay thay vì đường bộ)
- Chi phí xử lý, phân loại tại kho tăng
Ví dụ cụ thể: Gửi tài liệu 0.5kg từ Hà Nội đi TP.HCM
- Tiêu chuẩn (3-5 ngày): 50.000 VNĐ
- Nhanh (1-2 ngày): 75.000 VNĐ
- Hỏa tốc (trong ngày): 100.000 VNĐ
Lưu ý:
- Một số đơn vị có dịch vụ giao hàng trong khung giờ cụ thể (8-12h, 13-17h) với phụ phí
- Dịch vụ giao hàng cuối tuần, ngày lễ thường có cước phí cao hơn
Hiểu rõ 4 yếu tố này giúp doanh nghiệp và cá nhân có thể ước tính chính xác hơn cước vận chuyển, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp về đơn vị vận chuyển và phương thức gửi hàng.
5. Làm sao để giảm cước phí vận chuyển hàng hóa?
Dưới đây là những cách giảm cước phí vận chuyển hàng hóa hay mà bạn có thể áp dụng:
- Tham khảo nhiều hãng vận chuyển khác nhau
Bạn có thể tham khảo nhiều hãng vận chuyển để lựa chọn nơi có chính sách giá phù hợp. Nếu bạn có nhiều đơn hàng và mong muốn hợp tác lâu dài, bạn sẽ có thể được hưởng những chính sách ưu đãi đặc biệt từ các hãng vận chuyển.
- Đặt kho hàng gần nơi đặt các phương tiện vận tải, vận chuyển
Nếu kho hàng của bạn gần với phương tiện vận tải thì sẽ tiết kiệm được một khoảng thời gian và chi phí không nhỏ cho việc vận chuyển hàng hóa của mình đấy.
- Sử dụng bao bì đóng gói phù hợp
Một số hãng vận chuyển thường có quy định về kích thước của hàng hóa nên bạn hãy cân nhắc việc sử dụng bao bì đóng gói sao cho phù hợp nhất. Tùy vào từng loại hàng hóa mà lựa chọn hộp 3 lớp hay 5 lớp, thùng carton nhỏ hay lớn, có thêm giấy chèn lót hàng hay màng hơi hay không,…
Đối với hàng hóa đặc biệt (dễ vỡ, nguy hiểm, giá trị cao) thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng công thức trên để tính. Tuy nhiên, sẽ có một vài lưu ý sau:
- Hàng dễ vỡ: Tăng 20-50% cước cơ bản, yêu cầu đóng gói chuyên dụng
- Hàng nguy hiểm: Tăng 50-100% cước cơ bản, cần giấy phép vận chuyển
- Hàng giá trị cao: Tính phí bảo hiểm (0.5-2% giá trị), yêu cầu khai giá
Ví dụ: Vận chuyển tranh giá 100 triệu VNĐ
– Cước cơ bản: 1 triệu VNĐ
– Phí đóng gói chuyên dụng: 500.000 VNĐ
Phí bảo hiểm (1%): 1 triệu VNĐ
Tổng cước: 2,5 triệu VNĐ
Đến với Gumato, hàng hóa của bạn sẽ được đóng gói, bảo vệ cẩn thận với giá cả phải chăng vừa giúp tiết kiệm chi phí đóng gói vừa giảm chi phí vận chuyển hàng hóa một cách tối đa. Hãy nhanh tay truy cập vào website: https://gumato.com/ hoặc liên hệ số Hotline: 0906.979.724 – 0906.979.704 để biết thêm chi tiết.
Trên đây là cách tính cước vận chuyển hàng hóa mà các doanh nghiệp cần tham khảo, áp dụng để cân bằng và giảm chi phí vận chuyển hàng hóa. Hãy nhớ luôn theo dõi và tính toán sao cho hợp lý nhất với tình hình công ty bạn nhé!
Để được tư vấn chi tiết về các giải pháp đóng gói, vận chuyển hiệu quả, hãy liên hệ với Gumato:
Gumato – Chuyên sản xuất thùng giấy carton
- Website: https://gumato.com
- Hotline: 0906.97.97.24
- Email: gumato90@gmail.com
- Địa chỉ: 37/4M, Đ. Thới Tam Thôn 17, Tân Chánh Hiệp, Hóc Môn, TP.HCM
Từ khóa » Cước Vận Tải Hàng Hóa Bằng ô Tô
-
[Hướng Dẫn] Cách Tính Cước Vận Chuyển Hàng Hóa Bằng ô Tô 2022
-
[Bảng Giá 2022] Cước Vận Chuyển Hàng Hóa Bằng Ô Tô Mới Nhất!
-
Cách Tính Cước Vận Tải Hàng Hóa Bằng ô Tô Mới Nhất 2020 - Kiến Vàng
-
Hướng Dẫn Cách Tính Cước Vận Chuyển Hàng Hóa Bằng ô Tô
-
Hướng Dẫn Cách Tính Cước Vận Chuyển Hàng Hóa Bằng ôtô
-
Bảng Giá Vận Chuyển Xe Tải Và Bốc Xếp Hàng Hóa Tốt Nhất 2022
-
Quy định Về Tính Cước Phí Vận Chuyển Hàng Hóa
-
Nghị định 170-CP Giá Cước Vận Tải Hàng Hóa - Thư Viện Pháp Luật
-
Quyết định 51/2019/QĐ-UBND Quy định Giá Cước Vận Tải Hàng Hóa ...
-
7 Cách Tính Cước Vận Chuyển Hàng Hoá Chính Xác Bạn Nên Biết
-
Công Bố Giá Cước Vận Chuyển Hàng Hóa Bằng ô Tô
-
Top 15 Cước Vận Tải Hàng Hóa Bằng ô Tô
-
Quyết định Về Việc Ban Hành Giá Cước Vận Tải Hàng Hóa Bằng Xe ô Tô ...
-
Hướng Dẫn Thực Hiện Giá Cước Vận Tải Bằng Xe ô Tô - Chi Tiết Tin