Cách Tính Mức Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Hợp đồng
Có thể bạn quan tâm
Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là trách nhiệm phát sinh của một bên trong hợp đồng khi có hành vi vi phạm. Đây là biện pháp nhằm bù đắp những thiệt hại đã xảy ra do hành vi vi phạm gây nên. Vậy, cách tính mức bồi thường thiệt hại như thế nào? Căn cứ để có thể áp dụng bồi thường thiệt hại ra sao? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích trên.
Cách xác định bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
Mục Lục
- 1 Vi phạm hợp đồng là gì?
- 2 Căn cứ áp dụng bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
- 2.1 Hành vi vi phạm hợp đồng
- 2.2 Thiệt hại xảy ra
- 2.3 Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra
- 3 Cách tính mức bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng
- 4 Các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
- 5 Vai trò của luật sư trong vấn đề bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
Vi phạm hợp đồng là gì?
Vi phạm hợp đồng là việc một bên có nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo các quy định của pháp luật mà
- Không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn; hoặc
- Thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ; hoặc
- Thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.
Căn cứ áp dụng bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
Hành vi vi phạm hợp đồng
Để có hành vi vi phạm hợp đồng thì trước hết phải có hợp đồng có hiệu lực và hành vi vi phạm được quy định trong hợp đồng hoặc pháp luật có quy định. Pháp luật hợp đồng Việt Nam có quy định một số trường hợp vi phạm phổ biến như:
- Chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền (Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015));
- Giao hàng không đúng số lượng (Điều 437 BLDS 2015);
- Không đảm bảo chất lượng vật mua bán ( Điều 445 BLDS 2015);…
Thiệt hại xảy ra
- Bồi thường thiệt hại chính là một biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, do đó, sẽ không phát sinh trách nhiệm bồi thường nếu không có thiệt hại xảy ra.
- Bên bị vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh những thiệt hại, tổn thất mà mình phải gánh chịu do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra
- Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi vi phạm hợp đồng và ngược lại, hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân chính yếu gây ra thiệt hại.
- Những thiệt hại gián tiếp xuất hiện do có sự vi phạm hợp đồng không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường.
Hành vi vi phạm là một trong những căn cứ áp dụng bồi thường thiệt hại
>> Xem thêm: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI KHI HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU KHI NÀO?
Cách tính tiền bồi thường thiệt hại do hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu
Cách tính mức bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng
Khi có một bên vi phạm hợp đồng, về nguyên tắc, hai bên có thể tiến hành thỏa thuận để thống nhất về mức bồi thường thiệt hại.
Ngoài ra, nếu trong hợp đồng có điều khoản về bồi thường thiệt hại thì sẽ xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Trong trường hợp hai bên không thể thỏa thuận và hợp đồng cũng không có điều khoản về bồi thường thiệt hại khi vi phạm thì sẽ xác định theo quy định của pháp luật, cụ thể:
- Theo Khoản 2 Điều 419 BLDS 2015, người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại và chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
- Theo Khoản 2 Điều 302 Luật Thương mại 2005, giá trị bồi thường thiệt hại gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Như vậy, cách tính mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng cũng như giá trị thiệt hại thực tế xảy ra đối với từng trường hợp cụ thể.
Mức bồi thường thiệt hại sẽ phụ thuộc vào đặc điểm từng trường hợp cụ thể
>>> Xem thêm: CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC KHI CÓ VI PHẠM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
Các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
Về nguyên tắc, khi vi phạm hợp đồng, bên vi phạm phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm phụ thuộc vào thỏa thuận cũng như thiệt hại thực tế xảy ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bên vi phạm sẽ không phải bồi thường, bao gồm:
- Vi phạm hợp đồng do xảy ra sự kiện bất khả kháng;
- Hành vi vi phạm hợp đồng hoàn toàn do lỗi của bên có quyền;
- Hành vi vi phạm do thực hiện quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng;
- Hành vi vi phạm được miễn trách nhiệm do sự thỏa thuận của các bên.
Vai trò của luật sư trong vấn đề bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
Với đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, Công ty Luật Long Phan PMT có thể hỗ trợ khách hàng các công việc sau:
- Tư vấn các quy định của pháp luật hợp đồng và các quy định khác liên quan;
- Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo hợp đồng nhằm loại bỏ các rủi ro về trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng;
- Soạn thảo các đơn từ liên quan để kiện đòi bồi thường thiệt hại trong trường hợp cần thiết;
- Tham gia tranh tụng tại các phiên tòa để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng;
- Các công việc liên quan khác.
Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn chi tiết về cách tính mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Trong trường hợp quý bạn đọc còn bất kỳ khó khăn, vướng mắc hay có các vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực hợp đồng thì hãy gọi ngay vào HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG. Xin cảm ơn!
Từ khóa » điều Khoản Bồi Thường Hợp đồng
-
Bồi Thường Thiệt Hại Trong Hợp đồng Là Gì ? Khái Niệm Về Bồi Thường ...
-
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG VÀ CÁC QUY ...
-
Bồi Thường Thiệt Hại Trong Hợp đồng Và Ngoài Hơp đồng - Luật LawKey
-
Phạt Vi Phạm, Bồi Thường Hợp đồng Dân Sự Theo Bộ Luật Dân Sự Năm ...
-
05 Lưu ý Về điều Khoản Phạt Vi Phạm Hợp đồng - Luật Thái An
-
Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Hợp đồng - Luật Thái An
-
Thiệt Hại Là Gì? Phân Biệt “Bồi Thường Thiệt Hại Trong Hợp đồng” Và ...
-
Điều Khoản Bồi Thường Là Gì? Cách Tính Mức Bồi Thường Thiệt Hại Do ...
-
+ Điều Kiện Yêu Cầu Bồi Thường Thiệt Hại Và Cách Xác định Mức Bồi ...
-
Xác định Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Và Phạt Hợp đồng Thương ...
-
Những Quy định Về Trách Nhiệm Bồi Thường, Người Lao động Cần Chú ý
-
Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Trong Quan Hệ Hợp đồng
-
Bồi Thường Thiệt Hại Và Phạt Vi Phạm Hợp đồng
-
Nguyên Tắc Bồi Thường Thiệt Hại Theo Bộ Luật Dân Sự