Cách Tránh Nhiễm Lạnh Khi đi đám Ma? | Tâm Linh Có Thật

Hiện tượng nhiễm khí lạnh khi đi đám ma thường dễ xảy ra với những người có sức khoẻ yếu, với trẻ em và người đang bệnh. Dân gian còn hay gọi là nhiễm sài lạnh, sài này không những xảy ra khi đi đám tang mà cũng có ở những nơi khác như nghĩa địa, những nơi rừng rú, nhà xác bệnh viện. Bài viết này Tamlinh.org sẽ hướng dẫn các bạn cách tránh nhiễm lạnh khi đi đám ma?

  • Bí ẩn về 12 đường kinh lạc trên cơ thể: Kinh lạc tắc nghẽn vạn bệnh sinh
  • Hướng dẫn trì tụng Kinh Chú Dược Sư tại nhà
  • Căn đồng số lính: Những điều cần biết
  • Chọn năm sinh con hợp tuổi bố mẹ rất đơn giản
  • Bí quyết giàu có trong tâm linh nhiều người thường bỏ qua

nhiem hoi lanh dam ma, sai dam ma, am khi

Âm khí là gì? Ở đâu hay có âm khí?

Ai cũng từng một lần đi viếng đám tang, nhưng có ai để ý điều này không? Đó là vấn đề “Âm khí giới nhập”, nói theo các thầy là trọc khí, những khí xấu tồn đọng hay phát sinh từ bệnh nhân, bệnh viện, nhà xác, người chết, nghĩa địa, bãi rác, mương cống, nơi bị ô nhiễm nặng nề…, tất cả những khí độc nơi này là trọc khí, uế khí hay tử khí, đều được gọi là âm khí.

Khi đi đến các khu vực này, do âm khí phát tác nên người ta dễ bị nhiễm lạnh, đặc biệt là những người thể trạng kém, đang có bệnh nhẹ hoặc nặng, cấp hoặc mãn, già cả…đều có thể bị nhiễm.

Do vậy, việc kiêng kỵ trong dân gian đã từ lâu lưu truyền đều có lý.

Những ai không nên đi viếng đám ma?

Ở những nơi như thế, tuyệt tối các đối tượng sau đây không nên đi đến:

  • Phụ nữ đang có thai
  • Phụ nữ cho con bú
  • Trẻ nhỏ
  • Người già yếu
  • Người đang có bệnh cấp tính hoặc mãn tính
  • Người đang đau mắt, cảm mạo, đau khớp.
  • Người bị ung thư

Nếu bắt buộc phải đi, thì cần làm như sau:

  • - Hạn chế hoặc không ăn hay uống gì nơi đó.
  • - Không nên uống nước trà ở đám ma, vì trà có tính hút khí ẩm và âm khí rất mạnh. Nếu uống thì chỉ nên uống nước lọc.

Cách tránh nhiễm sài lạnh đám ma?

Trước khi đi viếng đám ma hoặc đến những nơi có nhiều khí lạnh - âm khí, nếu chuẩn bị được thì các bạn nên làm một trong các bài theo cách dân gian, dùng lá trầu không như sau:

  • - Vo dập lá trầu rồi nhét lỗ mũi khi đi đám hoặc dán vào rốn.
  • - Hoặc khi đến đó lấy 1-2 lá trầu không vò nát để trong túi áo, hoặc xoa lên chân tay, mặt. Khi về thì hơ tay trên đống lửa rồi xoa mặt hoặc hơ nóng lá trầu không để xoa lên khắp cơ thể.
  • - Uống một chung rượu mạnh và ngậm một miếng gừng.
  • - Pha nước trà gừng cho một chút quế chi vô, uống một vài ly trước khi đi. Bài này có tác dụng giải cảm và trấn phong rất tốt.

Các bài trên đều có tác dụng tăng dương khí và giải cảm trừ hàn, giải biểu để ngăn nhiễm âm khí.

Có thể làm sẵn

Dùng quế chi, vài lát gừng tươi, địa liền “sa khiếng” ngâm rượu để xoa người. Người thường có thể dùng để trị cảm lạnh, cảm nắng rất tốt, trẻ em đi đêm, đi đám tang…

Cách chữa nhiễm hơi lạnh người chết

Sau khi đi viếng đám ma về, để giải hơi lạnh, sài đẹn đám ma ta làm những việc sau:

  • - Chuẩn bị sẵn một lò than nhỏ (ở quê các bà các mẹ hay đốt đống giấm bằng trấu, cháy được rất lâu), để ở sân hay ở cửa, lấy bồ kết đốt, nếu không có bồ kết thì dùng muối hột bỏ vô đốt cho nổ lửa than lên, bảo người đi đám về bước qua lại, nam 7 lượt, nữ 9 lượt, cho "vía lành thì ở, vía dữ xin đi".
  • - Không nên ôm ấp trẻ nhỏ nhất là trẻ sơ sinh.
  • - Không nên đến gần người đang yếu đang bệnh.
  • - Tránh gần mọi người. Thay ngay bộ đồ đang mặc trên người, ngâm nước riêng hoặc bỏ giặt ngay.

Nên tắm lại bằng nước lá:

  • - Nước quế, sả, gừng…
  • - Hoặc lá sả, vỏ bưởi, lá ổi, lá chanh, lá tía tô. Nấu xông hoặc tắm để trục âm khí ra khỏi người. Người đi về nhiễm thì nhất thiết làm bài này.
  • - Hoặc hái lá Đinh Lăng tắm để khử tà khí.
  • - Hoặc ngâm rượu Bạch Hoa Xà, dùng rượu xoa ngoài người, trong uống một chung nhỏ để ngăn vi rút, độc khí.
  • - Hoặc đốt bồ kết xông
  • - Hoặc lấy một bát nước sạch để một lá bưởi vào, để lên bàn, rồi lấy một cục than đang cháy hồng, bỏ vô bát nước lá bưởi.

Khi đã tắm hoặc xông xong thì chọn nơi thoáng nghỉ ngơi, ngồi chơi, sau 30 phút sau hãy tiếp xúc với mọi người. Ngoài ra, các bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo giải hơi lạnh đơn giản mà mọi người chia sẻ: "Bỏ quả chuối xanh vào túi áo, khi đi viếng đám ma về thì bẻ đôi quả chuối và ném ngoài đường, không mang về nhà. Về đến nhà hãy bước qua lò xông bồ kết với muối rồi mới được vào nhà."

Lưu ý: Với rượu bạch hoa xà các bạn nên cân nhắc vì rất nóng, có thể làm tróc da nên nếu không phải thầy thuốc thì không nên dùng

Phân biệt cảm vú sề và cảm lào

Cảm vú sề hay còn gọi cảm âm - cảm này khác đậu lào củ ráy. Cụ thể như sau

Đây là một trạng thái của người bình thường bị dính líu trực tiếp liên quan âm. Thường do các nguyên nhân:

  • Gặp hơi khí độc bốc ra từ xác người chết thối rữa
  • Hoặc do ở trên nghĩa địa, nhiều mồ mả xương cốt
  • Hoặc do hàn khí ở biển, đầu sông lúc đầu đông khi con nước lên bốc lên
  • Hoặc do cơ thể để ma tà ra vào quá nhiều

Không phải ai gặp các trường hợp kia cũng sẽ bị cảm âm mà là do cơ địa, duyên phận người phù hợp mới bị!

Trạng thái cơ thể nóng lạnh bất thường, nam thì dương vật hỏng, sưng to, nữ thì kinh nguyệt mất hẳn, bụng to, đầu ong ong mơ màng, ốm giả vờ. Lông chân tay rụng, thi thoảng líu lưỡi. Lâu dần thành người ngây dại

Thường người như vậy xưa các thầy ngoài làm phép âm còn phải đưa gia chủ đi cắt bốc thuốc bồi bổ dương khí, dùng các vị thuốc để giảm hàn khí trong người.Tì, vị tâm can được bồi bổ rất nhiều.

Tuy nhiên không phải dạng ma quỷ tâm linh quá nguy hiểm, bình tĩnh sống, chữa âm chữa dương, sống mà cứ lo sợ tâm linh thái quá, bị dọa nạt tâm linh thái quá cũng là tự hại chính mình.

Các cụ đã có câu: “có kiêng có lành”, vì vậy mọi sự kiêng cữ trong dân gian lưu truyền bao đời nay đa phần đều có lý do đằng sau đó. Ta có thể trên tinh thần khoa học hiện tại mà quan sát, kiểm nghiệm và nghiên cứu nhưng nền tri thức cổ Đông phương luôn là một nền tri thức thâm sâu và uyên ảo.

Tamlinh.org (tổng hợp)

Sao chép, trích dẫn, diễn đọc phải dẫn link từ web

Từ khóa » Chống Sài đám Ma