Cách Tránh Nhiễm Lạnh Khi đi đám Ma Và Những điều Cần Lưu ý
Có thể bạn quan tâm
- 11/11/2023
- Posted by Tháp Long Thọ
Hiện tượng nhiễm lạnh khi đi đám ma thường dễ xảy ra với những người có sức khoẻ yếu, với trẻ em và người đang mắc bệnh. Sự nhiễm lạnh này không những xảy ra khi đi đám tang mà cũng có ở những nơi khác như nghĩa địa, nhà xác ở bệnh viện….Có rất nhiều người coi đây là mê tín dị đoan, không đáng tin. Vậy thực hư chuyện này ra sao? Hãy cùng Tháp Long Thọ tìm hiểu nhé
Nhiễm lạnh khi đi đám ma là gì?
Thật ra, nhiễm lạnh ở đám ma là sự nhiễm hơi lạnh từ môi trường nhiễm khuẩn do xác chết phát tán ra. Và khi nhiễm phải hơi lạnh này, có khả năng chúng ta sẽ bị bệnh. Vậy điều gì xảy ra khi cơ thể chết đi?
Cơ thể sau khi chết sẽ như thế nào?
Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Xuân Hương – nguyên phụ trách Khoa U bướu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ thì đám ma có nhiều dạng khác nhau, người chết trẻ, người chết già, người chết không mang bệnh nói chung và cả người chết vì bệnh lây nhiễm như lao, suy giảm miễn dịch HIV, AIDS… Như vậy tuỳ nguyên nhân tử vong mà người ta có những quy định riêng khi an táng nhằm bảo vệ tránh lây lan bệnh tật. Người chết sau 6 giờ mới có “hơi lạnh”.
Phụ thuộc vào thời gian sau khi chết mà cơ thể sẽ có những biến đổi khác nhau.
Những biến đổi sớm sau khi chết
Kéo dài 8 – 10 giờ sau khi chết thực sự. Đồng thời với hiện tượng cứng bên ngoài tử thi, bên trong ruột do không còn yếu tố bảo vệ, vi trùng và ký sinh sẽ sinh sôi nhanh chóng, gây hiện tượng phân huỷ mô và thối rữa, bụng chướng lên, tử thi bắt đầu bốc mùi.
Biến đổi muộn của cơ thể người chết
Là từ sau 10 giờ trở đi, các vi trùng lên men thối tạo khí khiến toàn thân phình lên, mặt biến dạng, nội tạng rữa nát, dịch thối chảy ra từ các lỗ tự nhiên…
Đó là diễn tiến của một cơ thể bình thường chết do già yếu. Nếu chết do chấn thương tai nạn, mắc các bệnh nhiễm trùng,…thời gian phân huỷ sẽ sớm hơn, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường người sống nếu chậm xử lý và khâm liệm.
Như vậy, quan niệm một số người phải tránh xa do tuổi “trùng” chỉ là mê tín dị đoan, nhưng yêu cầu một số người có sức đề kháng yếu tránh xa là có cơ sở khoa học. Việc dân gian xưa nay vẫn sợ nhiễm lạnh ở nhà người mới chết là hiện tượng là có thật nhé.
Cách tránh nhiễm lạnh khi đi đám ma
Trước khi đi viếng đám ma hoặc đến những nơi có nhiều khí lạnh – âm khí, nếu chuẩn bị được thì các bạn nên làm một trong các bài theo cách dân gian.
Dùng lá trầu không:
- Vo dập lá trầu rồi nhét lỗ mũi khi đi đám hoặc dán vào rốn. Hoặc khi đến đó lấy 1-2 lá trầu không vò nát để trong túi áo, hoặc xoa lên chân tay, mặt. Khi về thì hơ tay trên đống lửa rồi xoa mặt hoặc hơ nóng lá trầu không để xoa lên khắp cơ thể.
- Uống một chung rượu mạnh và ngậm một miếng gừng.
- Pha nước trà gừng cho một chút quế chi vô, uống một vài ly trước khi đi. Bài này có tác dụng giải cảm và trấn phong rất tốt.
Một số cách khác:
- Bỏ vài nhánh tỏi vào trong túi. Quan điểm dân gian giải thích là “ma” thường rất kị với mùi tỏi. Nhưng dưới góc nhìn của các nhà khoa học thì tỏi có tính sát trùng, bảo vệ cơ thể.
- Nhiều người trước khi đi đám cũng thường hay bôi dầu lên cơ thể. Dầu có tác dụng làm nóng cơ thể, giúp bảo vệ khỏi vi khuẩn phát tán trong không khí.
Các bài trên đều có tác dụng tăng dương khí và giải cảm trừ hàn, giải biểu để ngăn nhiễm âm khí.
Cách chữa nhiễm lạnh khi đi đám ma
Để chữa nhiễm lạnh sau khi đi đám ma về thì bạn nên làm một số việc sau đây:
- Đặt sẵn ở cửa ra vào một lò than đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để trừ uế khí. Hơi nóng của than và mùi khói bưởi, bồ kết có thể hỗ trợ sát khuẩn môi trường, giúp thân nhiệt người đến dự đám tang ổn định, khả năng nhiễm khuẩn vì vậy ít đi.
- Nhiều người cũng hay ngậm gừng sống, uống rượu tỏi, nước lá nhót… trước và sau khi đến lễ tang. Cách này cũng tốt cho sức khoẻ vì những thực phẩm đó có nhiều dược tính tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, làm giảm khí lạnh trong người.
Ngoài ra, khi đi dự đám tang về nên hơ người bằng lửa ấm, thay quần áo và hạn chế tiếp xúc với trẻ nhỏ.
Những ai không nên đi đám ma để tránh bị nhiễm lạnh
Do sức đề kháng yếu nên các đối tượng sau đây không nên đến đám ma, nhà xác:
- Phụ nữ đang có thai
- Phụ nữ cho con bú
- Trẻ nhỏ
- Người già yếu
- Người đang có bệnh cấp tính hoặc mãn tính
- Người đang đau mắt, cảm mạo, đau khớp
- Người bị ung thư, v.v…
Nếu bắt buộc phải đi đám ma, thì cần làm như sau:
- Hạn chế hoặc không ăn hay uống gì ở nơi diễn ra đám tang
- Không nên uống nước trà ở đám ma, vì trà có tính hút khí ấm và âm khí rất mạnh. Nếu uống thì chỉ nên uống nước lọc.
Như vậy là bạn đã biết sau khi đi đám ma về nên làm gì để rũ bỏ âm khí rồi. Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo thêm về số tuổi, cung mệnh như thế nào, nếu thấy không thích hợp thì bạn không nên đi đám ma, hoặc đi như tránh những nơi có khí lạnh quá nhiều. Truy cập website Tháp Long Thọ để biết thêm các bài viết bổ ích về tâm linh khác.
Close SearchChuyên mục
- Quỹ từ thiện
- Sự kiện
- Tang lễ
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN DỊCH VỤ
Hotline: - 0886 553 399 - 0888 000 700
—Please choose an option—Dịch vụ hỏa tángDịch vụ lưu tro cốtHũ đựng tro cốtCác dịch vụ khác
Sidebar Search Start typing to see posts you are looking for.Từ khóa » Chống Sài đám Ma
-
Bị Sài đám Ma Là Gì? 4 Cách Chữa Sài đám Ma Nhanh Chóng
-
Tổng Hợp Các Cách Chữa Sài đám Ma - Tang Lễ Martino
-
Bị Sài đám Ma Là Gì? Vợ Mang Thai Chồng Có được đi đám Ma Không?
-
Cách Chữa Sài Đám Ma – Dễ Thực Hiện Nhất - Trại Hòm Sanguine
-
Cách Tránh Hơi Lạnh Khi đi đám Ma (viếng đám Ma) Về
-
[Hướng Dẫn] Cách Làm Hết Hơi Lạnh Khi Đi Đám Ma
-
Vì Sao Có Hiện Tượng Bị 'sài' Khi đến đám Ma? - Lanhoang - Ohay TV
-
Cách Tránh Nhiễm Lạnh Khi đi đám Ma? | Tâm Linh Có Thật
-
Nhiễm "hơi Lạnh" đám Ma Sẽ Dễ Mang Bệnh?
-
4 Bước đơn Giản Loại Bỏ Hơi Lạnh đám Ma
-
Có Kinh Nguyệt Có đi đám Ma được Không? Giải đáp Từ Bác Sĩ
-
Nhiễm Lạnh đám Ma Và Những Lưu ý Cần Biết
-
Điều Chỉnh Một Số Biện Pháp Kiểm Soát Phòng, Chống Dịch COVID ...