[Hướng Dẫn] Cách Làm Hết Hơi Lạnh Khi Đi Đám Ma

Đi đám ma về nên làm gì Nhiễm hơi lạnh người chết là một điều rất đáng sợ đối với dân gian bởi nó được cho là nguyên nhân gây ra bệnh tật. Nhiều người có sức khỏe yếu như người già yếu, trẻ em, phụ nữ có thai khi đi dự đám ma về rất dễ bị bệnh. Vậy cách làm hết hơi lạnh khi đi đám ma là những cách nào.  READ: vòng hoa đám tang

cách làm hết hơi lạnh khi đi đám ma Đi đám ma về nên làm gì Cách làm hết hơi lạnh khi đi đám ma

Hơi lạnh là gì?

Ông bà ta thường bảo: những người có sức khỏe yếu hay đang bị bệnh thì không nên đi dự đám ma bởi đến đó ta sẽ bị nhiễm hơi lạnh của người chết, về bệnh sẽ nặng hơn.vậy “ hơi lạnh” ở đây là gì mà có thể gây nên bệnh tật ở con người?

>>> ⭐ Xem ngay Top 100 hình ảnh hoa tang lễ đẹp 2021! ⭐ <<<

Một người nào đó mất đi thì nhiệt độ cơ thể của họ sẽ hạ xuống thấp và là nơi phát sinh ra nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. “Hơi lạnh” chính là dấu hiệu môi trường nhiễm khuẩn do xác chết phát tán và những người dễ bị nhiễm hơi lạnh là những người có sức đề kháng yếu hoặc đang bị ốm...đặc biệt là những người có bệnh phong thấp, huyết áp cao. Ngoài ra có một số người nên kiêng đi đám ma để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

hơi lạnh người chết là nguyên nhân gây ra bệnh tật đi đám tang về nên làm gì Hơi lạnh người chết là nguyên nhân gây ra bệnh tật

Đọc thêm bài viết về đám ma tại đây:

> [Sự thật] Có kinh nguyệt có đi đám ma được không?

> [BẠN CÓ BIẾT] Các nghi thức trong đám tang Công giáo

Dấu hiệu bị nhiễm hơi lạnh

Khi bị nhiễm lạnh, người nhiễm hơi lạnh thường có các dấu hiệu như run, nói lắp, nhịp tim tăng, thở nhanh. Nếu tình trạng diễn biến nặng, thì người bệnh sẽ bị rối loạn tri giác, lú lẫn, nói nhảm, phù phổi, vô niệu, hạ huyết áp, nhịp tim chậm.

Trường hợp nặng hơn nữa còn có thể bị hôn mê, ngưng tim và ngưng thở. Tỷ lệ tử vong có thể lên đến 40% ở người bị nhiễm lạnh mức độ trung bình đến nặng. 

Dấu hiệu nhiễm hơi lạnh Dấu hiệu bị nhiễm hơi lạnh

Khi cơ thể bị nhiễm lạnh, thì xuất hiện rất nhiều phản ứng như: Mạch máu co lại, vì vậy tay chân bị thâm, tái, thậm chí bị phồng và rộp lên như bị bỏng vì không có máu nuôi. 

Những người trên 65 tuổi có tiền sử nhiều bệnh mạn tính, sức đề kháng kém sẽ dễ bị nhiễm lạnh hơn. Trẻ em, người suy dinh dưỡng... cũng thuộc trong nhóm nguy cơ cao.

Người mất bao lâu thì hết hơi lạnh?

Theo nghiên cứu của các bác sĩ thì thông thường người chết sau 6 giờ sẽ bắt đầu bốc ra "hơi lạnh". Vì sau khi ngừng hô hấp, tuần hoàn chết lâm sàng chuyển sang chết thực sự các quần thể vi khuẩn cộng sinh trên cơ thể người sống bắt đầu rời đi và phải mất đến 6 giờ cuộc thoát xác các vi khuẩn mới hoàn thành.

Người mất bao lâu thì hết hơi lạnh

Người mất bao lâu thì hết hơi lạnh

Sau khi các vi khuẩn cộng sinh trên cơ thể rời xác thì những loài vi khuẩn huỷ hoại xác chết bắt đầu xuất hiện và giải phóng ra các độc tố để phân hủy xác chết. Quá trình phân hủy này tăng lên hàng giờ, vô số loại vi khuẩn không kể hết. Vì vậy người chết càng lâu thì "hơi lạnh" càng nhiều, chứ không hề có chuyện hơi lạnh sẽ bị giảm xuống theo thời gian.

Cách làm hết hơi lạnh khi đi đám ma

Những đối tượng trên nên hạn chế việc đi dự đám tang của một ai đó. Nếu trong trường hợp không thể vắng mặt thì bạn cũng có thể áp những cách sau để làm hết hơi lạnh khi đi đám ma. Những cách này vô cùng hiệu quả và linh nghiệm bởi được truyền dạy từ ông bà xưa.

> Hướng dẫn chọn vòng hoa viếng cho từng đối tượng tại đây.

Trước khi đi dự đám ma, bạn nên uống một chung rượu mạnh và ngậm một miếng gừng. Bạn cũng có thể vò dập lá trầu rồi nhét vào lỗ mũi hoặc dán vào rốn hoặc xoa lên tay, lên mặt.  

dùng gừng để tránh nhiễm hơi lạnh

Dùng gừng để tránh nhiễm hơi lạnh

Ngoài ra, trước khi đi bạn cũng có thể thoa dầu gió lên cơ thể để làm nóng cơ thể tránh nhiễm hơi lạnh, nhưng cách này không khả dụng lắm nha, bởi ở đám ma sẽ có những người thích ứng được với mùi dầu.

thoa dầu để tránh nhiễm hơi lạnh

Thoa dầu để tránh nhiễm hơi lạnh

Việc đầu tiên bạn cần làm sau khi đi dự đám ma về là chuẩn bị một lò than nhỏ đặt ở trước cửa rồi đốt một ít vỏ bưởi, bồ kết để trừ uế khí. Hơi nóng của than và mùi khói bưởi, bồ kết có thể hỗ trợ sát khuẩn môi trường, giúp ổn định thân nhiệt và khả năng nhiễm khuẩn sẽ được hạn chế.

phương pháp hơ lửa để tránh nhiễm hơi lạnh

Phương pháp hơ lửa để tránh nhiễm hơi lạnh

Việc thứ hai, bạn nên giặt sạch sẽ quần áo và tắm bằng nước ấm, nước lá như sả, gừng, ổi, chanh... hoặc bạn cũng có thể tắm với xà phòng diệt khuẩn để tránh những căn bệnh truyền nhiễm. Sau khi tắm xong hoặc xông hơi thì bạn nên tìm một nơi thoáng ngồi nghỉ ngơi đợi khoảng 30 phút rồi hãy tiếp xúc với mọi người nhé.

tắm xông hơi bằng nước lá

Tắm xông hơi bằng nước lá

Bạn không nên đến gần mọi người nhất là những người có sức khỏe yếu hoặc đang bệnh. Bạn cũng không nên ôm ấp trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Hy vọng rằng với những thông tin mà dịch vụ hoa tươi chia sẻ, bạn đã biết cách làm hết hơi lạnh khi đi đám ma. Hiện tượng nhiễm hơi lạnh người mất là hiện tượng có thật. Vậy nên để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và mọi người, bạn nên hạn chế đến dự đám ma khi sức khỏe không cho phép hoặc áp dụng theo những cách mà chúng tôi đã chia sẻ nhé.

Từ khóa » Chống Sài đám Ma