Cách Xác định Trục điện Tim (điện Tâm đồ)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Như ở phần một đã nói, trục điện tim (ÂQRS) là véc tơ tổng hợp mô tả quá trình khử cực của tim. Bình thường, nó có hướng gần với trục giải phẫu của tim nhưng trong một số trường hợp bệnh lí, hướng của trục đó bị lệch đi, và đó là một dấu hiệu rất quan trọng phục vụ tốt cho nhiều chẩn đoán. Vì thế, khi đọc điện tâm đồ bao giờ ta cũng phải tìm trục điện tim.
Có rất nhiều cách tìm trục điện tim. Nhưng theo kinh nghiệm của chúng tôi, có một phương pháp đạt mức chính xác khá cao (sai số góc α chỉ khoảng ± 50) mà lại rất tiện lợi. Đó là phương pháp ước lượng trục điện tim bằng tam trục kép Bayley như sau.
Tam trục kép Bayley
Để tìm trục điện tim, Bayley đem ghép 3 trục chuyển đạo của D1, D2, D3 lại thành một hệ thống 3 trục có gốc chung (tâm O) gọi là “Tam trục kép Bayley”.
Tam trục kép Bayley
Như vậy, tâm O sẽ chia 3 trục đó thành 3 “nửa trục dương” và 3 “nửa trục âm” tỏa ra thành 6 cái nan hoa cách đều nhau một góc 60 độ. Sau đó, ông lại ghép thêm 3 trục chuyển đạo của aVR, aVL, aVF vào đó thành một hệ thống 6 trục, gọi là tam trục kép Bayley. Như vậy, tâm O cũng sẽ chia 3 trục này thành 3 nửa trục dương và 3 nửa trục âm. Vì trục các chuyển đạo đơn cực chi là những đường phân giác của trục các chuyển đạo mẫu (xem chương một) nên ta thấy: 300.
Chúng vuông góc với nhau từng đôi một lập thành những cặp chuyển đạo như sau:
Cặp 1: D1 và aVF.
Cặp 2: D2 và aVL.
Cặp 3: D3 và aVR.
Vòng tròn đánh mốc
Để đánh mốc phương hướng của các nửa trục và trục điện tim, người ta vẽ xung quanh tam trục kép một vòng tròn tâm O và gọi điểm 3 giờ của vòng tròn đó là điểm 00, các điểm của nửa dưới vòng tròn được ghi độ dương và đánh mốc lần lượt theo chiều kim đồng hồ xuất phát từ điểm 00 cho đến +1800. Các điểm của nửa trên vòng tròn được ghi độ âm và đánh mốc ngược chiều kim đồng hồ từ 00 đến -1800. Riêng nửa trục dương của D1 còn được gọi là trục 0 độ và dùng để làm gốc tính góc α của trục điện tim.
Vòng tròn đánh mốc
Luận thuyết hình chiếu
Cách tìm trục điện tim dựa trên cơ sở luận thuyết hình chiếu của Einthoven.
Theo luận thuyết này thì độ dài của véc tơ hình chiếu của trục điện tim lên trục của một chuyển đạo nào đó tỷ lệ với biên độ ÂQRS của chuyển đạo đó. Như thế, khi ÂQRS càng gần vuông góc với chuyển đạo nào thì biên độ QRS của chuyển đạo đó càng nhỏ; ngược lại khi ÂQRS càng gần song song (trùng) với chuyển đạo nào thì biên độ QRS của nó càng lớn tương đối so với các chuyển đạo khác tuy rằng điều này cũng còn phụ thuộc vào một vài điều kiện khác nữa. Cần chú ý là “biên độ QRS” ở đây là “biên độ tương đối” (xem mục “Phức bộ QRS”) chứ không phải biên độ tuyệt đối, cho nên khi phức bộ QRS của một chuyển đạo nào đó có hai sóng R và S với biên độ cùng lớn nhưng lại gần bằng nhau thì cũng coi như chuyển đạo đó có biên độ nhỏ (bằng 0 hay gần 0), nghĩa là ÂQRS gần vuông góc với chuyển đạo đó.
Tìm trục điện tim, góc α
Gồm 3 giai đoạn:
Nhìn trên điện tâm đồ, tìm trong 6 chuyển đạo ngoại biên xem phức bộ QRS ở chuyển đạo nào có biên độ nhỏ nhất và gọi nó là “chuyển đạo A”.
Như vậy, ÂQRS mà ta định tìm sẽ gần vuông góc với chuyển đạo A, nghĩa là gần trùng với chuyển đạo “cùng cặp” với nó mà ta gọi là “chuyển đạo B”.
Nhìn vào phức bộ QRS của chuyển đạo B xem biên độ của nó là dương hay âm.
Nếu là dương thì ÂQRS sẽ trùng với nửa trục dương của chuyển đạo B, còn nếu là âm thì ÂQRS sẽ trùng với nửa trục âm của chuyển đạo này.
Muốn chính xác hơn nữa, ta có thể làm thêm một động tác điều chỉnh: Nhìn lại phức bộ QRS của chuyển đạo A, nếu có:
Hơi dương tính thì ta phải điều chỉnh mũi của ÂQRS độ 10 – 15 0 (tùy theo dương nhiều hay ít) trên vòng tròn về phía nửa trục dương của chuyển đạo A.
Hơi âm tính thì phải điều chỉnh mũi của ÂQRS cũng độ 10 – 150 về phía nửa trục âm của chuyển đạo A.
Bằng 0: Ta không điều chỉnh gì.
Từ khóa » Trục Ecg
-
Các Bước Căn Bản đọc điện Tim - Health Việt Nam
-
Giải Thích Về Trục điện Tâm đồ
-
[PDF] KHẢO SÁT TRỤC ĐIỆN TIM VÀ VÙNG CHUYỂN TIẾP
-
Cách Xác định Trục điện Tim Và Tần Số Tim Nhanh Nhất
-
Điện Tâm đồ - Rối Loạn Tim Mạch - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
[THDDT] CHƯƠNG 6: CÁCH XÁC ĐỊNH TRỤC ĐIỆN TIM VÀ ...
-
ECG CƠ BẢN - SlideShare
-
ĐạI Cương ECG - SlideShare
-
Điện Tâm đồ - Y Dược Tinh Hoa
-
[PDF] MỘT SỐ KHẢI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐIỆN TÂM ĐỒ
-
Cách Xác định Trục điện Tim - Bs Khánh (ĐH Y Huế) - YouTube
-
[PDF] Đọc điện Tâm đồ Dễ Hơn - VNRAS
-
ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 1: Đại Cương Về ECG | Giảng Đường Y Khoa