Cái đẹp Trong Dân Ca Nam Bộ Dưới Góc Nhìn Mỹ Học Mác Lênin

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Cái đẹp trong dân ca nam bộ dưới góc nhìn mỹ học mác lênin
  • pdf
  • 63 trang
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ -----  ----- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI CÁI ĐẸP TRONG DÂN CA NAM BỘ DƯỚI GÓC NHÌN MỸ HỌC MÁC LÊNIN Chuyên ngành: SP Giáo dục công dân Mã nghành: 52140204 Giáo viên hướng dẫn: Th.S. Nguyễn Thanh Sơn Sinh viên thực hiện: Mai Huỳnh Như MSSV:6064674 Lớp: Sp GDCD K32 Cần Thơ, 11/2009 LỜI CẢM ƠN Luận văn tốt nghiệp là bài nghiên cứu khoa học kết thúc khóa đào tạo của tôi tại trường đại học Cần Thơ. Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của quý thầy cô và bạn bè. Đặc biệt tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến thầy Nguyễn Thanh Sơn - giáo viên hướng dẫn cho tôi trong quá trình tôi thực hiện luận văn này. Nhờ sự chỉ bảo tận tình, cùng với những tri thức, phương pháp, kết hợp với kinh nghiệm giảng dạy, thầy đã giúp tôi hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp. Đồng thời tôi xin cám ơn quý thầy cô của Khoa Khoa học - Chính trị đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian qua. Nhân đây tôi xin chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục cống hiến vì sự nghiệp trồng người. Và tôi cũng gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp sư phạm Giáo dục công dân K32 trong thời gian qua đã giúp đỡ và động viên tôi để tôi có thể hoàn thành bài luận văn của mình. Dù đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức còn hạn chế nên luận văn chắc sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp và bổ sung của quý thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày 15 tháng 11 năm 2009 Sinh viên thực hiện Mai Huỳnh Như MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài........................................ 3 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài ........................................................ 3 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài..................................................... 3 5. Kết cấu của đề tài .................................................................................. 3 PHẦN NỘI DUNG Chương I: Âm nhạc – một trong những loại hình nghệ thuật của Mỹ học Mác-Lênin ........................................................................................... 4 1.1. Nghệ thuật – nguồn gốc và vai trò của nghệ thuật ............................. 4 1.1.1 Về khái niệm nghệ thuật ................................................................ 4 1.1.2 Nguồn gốc của nghệ thuật .............................................................. 8 1.1.3 Vai trò, chức năng thẩm mỹ của nghệ thuật ................................. 12 1.2. Về khái niệm âm nhạc......................................................................... 17 1.2.1 Âm nhạc và âm nhạc truyền thống ................................................. 17 1.2.2 Dân ca, một hình thức biểu hiện của âm nhạc truyền thống ......... 24 1.2.2.1 Dân ca.......................................................................................... 24 1.2.2.2 Dân ca Nam bộ ............................................................................ 27 Chương II: Cái đẹp trong dân ca Nam Bộ ........................................ 32 2.1. Nội dung chủ yếu của dân ca Nam Bộ ................................................ 32 2.1.1 Dân ca thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước ...... 32 2.1.2Dân ca thể hiện tình yêu đôi lứa và phê phán kỷ cương phong kiến ... 36 2.2.Nét đẹp của ca từ qua một số hình thức biểu hiện của dân ca Nam Bộ.. 39 2.2.1. Lý Nam Bộ .................................................................................... 39 2.2.2. Hò .................................................................................................. 42 2.2.3. Hát ru ............................................................................................. 47 2.2.4. Đờn ca tài tử................................................................................... 50 PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................. 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 59 PHẦN MỞ ĐẦU 6. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật luôn cho ta những mỹ cảm tinh tế: hiểu một bài thơ hay, đọc một quyển sách hấp dẫn, ngắm một bức tranh đẹp, nghe một bản nhạc yêu thích v.v..đều làm cho ta có những cảm xúc tuyệt vời về cái Đẹp, nhất là khi ta có đủ kiến thức để hiểu thì sự cảm nhận sẽ trọn vẹn hơn nhiều... Chính những hiểu biết và cảm xúc tinh tế ấy sẽ giúp ta rất nhiều trong đời sống - ví dụ về cách cư xử giữa con người với con người, dạy ta tính nhân văn, lòng nhân ái, dạy ta xa lạ với những lề thói kiêu ngạo, dạy ta luôn yêu cuộc sống bằng tiếng cười vui vẻ và tấm lòng sẻ chia, luôn yêu thương và hòa đồng cùng với tất cả mọi người ... Cần phải làm đẹp ngay đời sống tinh thần của mình trong hiện tại, bằng cách sống cảm nhận và hướng tới những giá trị CHÂN -THIỆN - MỸ trong mọi lúc. Bên cạnh sự cảm nhận, đón nhận các món ăn tinh thần từ xã hội, thì việc chúng ta tự có lối sống tốt đẹp cũng góp phần tạo ra các giá trị văn hóa mang tính CHÂN - THIỆN - MỸ cho xã hội. Nghệ thuật âm nhạc ngoài khả năng đem lại niềm vui, sự sảng khoái và nguồn nghị lực cho con người trong cuộc sống còn có tác dụng thức tỉnh tình cảm của họ qua những cung bậc hết sức tinh tế. Sức mạnh cảm hoá của âm nhạc tiến bộ, lành mạnh sẽ giúp con người vươn tới một nhân cách toàn vẹn. Phát triển nhân cách con người là quá trình tác động toàn diện lên các mặt trên bằng các phương tiện khác nhau, trong đó âm nhạc là một trong những phương tiện hết sức quan trọng. Vai trò của âm nhạc đối với quá trình phát triển nhân cách con người không chỉ thể hiện với tư cách một phương diện tác động từ những giá trị chân, thiện, mỹ từ bên ngoài vào, mà chủ yếu là với tư cách khơi dậy những tiềm năng giá trị chân, thiện, mỹ từ chính bên trong mỗi thực thể nhân cách. Trong xu thế toàn cầu hoá, hoà nhập và mở cửa hiện nay, một mặt chúng ta có điều kiện giới thiệu bản sắc văn hoá nghệ thuật Việt Nam với bạn bè thế giới, mặt khác, nhiều trào lưu tư tưởng nghệ thuật, nhiều dòng âm nhạc tràn vào nước ta bằng nhiều hình thức, dưới mọi góc độ. Chúng ta có quyền tự hào về vốn liếng âm nhạc dân tộc mà cha ông chúng ta để lại. Vì ở đó có đầy đủ các chuẩn mực nghệ thuật làm cho người nghe rung động, đầy đủ các thể loại cho từng lứa tuổi cảm nhận, có tiếng nói riêng, đặc trưng riêng của ngôn ngữ âm nhạc dân tộc Việt Nam đối với thế giới. Và các dân tộc khác sẽ hiểu Việt Nam một phần qua âm nhạc dân tộc đầy bản sắc của chúng ta. Như vậy, âm nhạc là tiếng nói thiêng liêng của giống nòi Lạc Việt, là sự sinh tồn, hưng thịnh của ngày mai. Vậy mà sao thế hệ trẻ hôm nay lại ít thích, thậm chí có người còn không biết. Đây thực sự là hồi chuông cảnh báo cho tương lai của nền âm nhạc dân tộc chúng ta. Đa số thanh thiếu niên - lực lượng thưởng thức đông đảo của xã hội lại ít mặn mà với âm nhạc dân tộc, ngược lại, họ rất sành các bài hát tiếng Anh của trong các trào lưu âm nhạc Rock - Jaz - Pop đang thịnh hành hiện nay. Điều này cũng dễ hiểu, vì trong đời sống hiện đại, các giá trị truyền thống của "Văn hoá Làng" ngày một rơi rụng theo sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ. Như vậy, nếu nhìn nhận một cách phiến diện, người ta dễ lầm tưởng giá trị của đời sống hiện đại, tỷ lệ nghịch với các chuẩn mực văn hoá, đạo đức truyền thống dân tộc. Bởi vì rất hiếm khi bắt gặp cảnh Mẹ hát ru con, Bà hát ru cháu, lại càng khó tìm hơn những trò chơi diễn xướng dân gian, mà ở đó, thanh niên nam nữ tìm hiểu nhau qua các làn điệu dân ca trữ tình, thâm thuý của cha ông để nên duyên chồng vợ... Thậm chí, các thiếu phụ ngày nay không biết hát ru (có người còn ru con bằng cassette), và như vậy, chính họ đã đánh mất đi phần tâm hồn thiêng liêng nhất trong thiên chức làm mẹ của mình. Vậy phải làm thế nào để gìn giữ vẻ đẹp của âm nhạc dân tộc trường tồn với thời gian, đồng thời, vẫn tiếp thu được những tinh hoa của âm nhạc thế giới để làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân? Đó là một câu hỏi lớn không những đối với riêng một ai mà là cho tất cả chúng ta – những con người cùng chung giống nòi Lạc Việt. Cũng chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài: “Cái đẹp trong dân ca Nam bộ dưới góc nhìn Mỹ học Mác Lênin” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 7. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cái đẹp trong thể loại nghệ thuật âm nhạc truyền thống mà cụ thể ở đây là dân ca Nam Bộ theo góc độ của Mỹ học Mác Lênin. Đề tài chủ yếu nghiên cứu cái đẹp về nội dung và cái đẹp của ca từ qua một số hình thức thể hiện chủ yếu của dân ca Nam Bộ, cụ thể là dân ca của người Việt ở Nam Bộ. 8. Mục đích nghiên cứu của đề tài Qua việc nghiên cứu đề tài giúp cho người đọc hiểu thêm về những nét văn hóa độc đáo của vùng đất Nam Bộ, có thể hình dung được diện mạo của các thể loại dân ca và cuộc sống của người nông dân vùng sông nước Cửu Long. Qua đó giúp cho người đọc và bản thân người nghiên cứu phần nào hiểu rõ hơn về nền âm nhạc truyền thống của dân tộc mình và có trách nhiệm hơn trong việc tìm lại những giá trị tinh thần mà ông cha ta để lại đang có nguy cơ bị quên lãng trước xu thế hội nhập hiện nay. 9. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Đề tài sử dụng các phương pháp: phân tích, lịch sử, lôgic, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa và một số phương pháp cụ thể khác. 10. Kết cấu của đề tài Luận văn ngoài phần mở đầu và phần kết luận còn gồm có hai chương và bốn tiết. PHẦN NỘI DUNG Chương I: Âm nhạc – một trong những loại hình nghệ thuật của Mỹ học Mác-Lênin 1.3.Nghệ thuật – nguồn gốc và vai trò của nghệ thuật 1.3.1 Về khái niệm nghệ thuật Quả chẳng đơn giản chút nào khi muốn đi đến một định nghĩa khả tri về nghệ thuật – một ngôn từ mà trong thực tế chứa quá nhiều ý nghĩa. Nghệ thuật (Ars) – bắt nguồn từ tiếng La tinh và Hy lạp thường ám chỉ những vật phẩm mỹ thuật – nó bao gồm cả mỹ nghệ bình dân cũng như nghệ thuật tự do. Để lý giải, chúng ta sẽ bàn đến nghệ thuật từ một hướng nhìn toàn thể - hướng nhìn triết học về định nghĩa cũng như phân luồng nghệ thuật, về mỹ thuật cũng như vấn đề và cứu cánh của nó. Theo truyền thống phương Tây, ý nghĩa nguyên khai của nghệ thuật là kỹ xảo thao tác – từ này được sử dụng theo cách nghĩ cuả người Hy lạp cổ, ý nghĩa trước tiên của nó nhắm tới công việc của người thợ khéo tay đang tạo ra những sản phẩm cần thiết làm hài lòng xã hội. Thông qua những đối thoại của Platon cũng như sách vở của Aristote thì nghệ thuật đã mang lấy ý nghĩa nền tảng cũng như toàn thể của thuật kỹ xảo – nó bao gồm cả nghệ thuật cơ bắp cũng như kỹ năng trí tuệ. Từ đó, nghệ thuật sớm được nhận biết như là dấu hiệu phát xạ chói sáng – là một dấu chứng cho sự tiến bộ của con người nhằm vượt qua tính thụ hưởng thuần túy của thiên nhiên. Theo đó, Aristote chỉ ra rằng nghệ sĩ sáng tạo ra bất cứ loại hình nghệ thuật nào hiển nhiên sẽ được mọi người chiêm ngắm là thông thái và siêu việt hơn những người khác. Tuy vậy, “Nghệ thuật xứng giá hơn phải mang tính sáng tạo. Có nghệ thuật hướng đến tính cần thiết của đời sống, có nghệ thuật mang tính tái sinh sáng tạo. Người nghệ sĩ sáng tạo hiển nhiên được nhìn nhận là thông tuệ hơn nghệ sĩ hướng về nhu cầu đời sống. Bởi lẽ trí năng của anh không hoàn toàn chú mục vào tính sở dụng tầm thường”. Và nghệ thuật là “Khả năng tạo tác đáp lại tiếng vọng của lý trí” – các quan niệm trên đây đã mở cho chúng ta cách gọi tên nghệ thuật tự do và mỹ thuật. Lịch sử của ý nghĩa nghệ thuật là lịch sử của tiến bộ nhân loại trải ra từ việc chế tạo những dụng cụ cần thiết cho đời sống đến việc tạo tác những sản phẩm trí năng nhằm thỏa mãn tinh thần. Quan niệm về nghệ thuật trên của người Hy lạp đã ngự trị thời trung cổ và nó vẫn còn nghễu nghện trên ngai vàng của thời đại chúng ta.  Nghệ thuật và tự nhiên Sự lành nghề cho phép con người thâu tóm đợc cuộc tạo tác của thiên nhiên, và người thợ đã chú ý đến tính tương đồng khi tạo ra nghệ phẩm của mình – đó là bản mẫu mà thiên nhiên đã thi thố. Trong sách “Timaeus”, Platon đã bỏ nhiều kì công để tìm kiếm một mẫu hình tổng thể của trí năng bằng cách coi con đường sáng tạo của con người là con đường sáng thế nghệ phẩm thiên nhiên của Đấng chí tôn. Trong phần vật lý, Aristote đã khêu gợi lên rằng việc chế tạo một bức tượng hay một chiếc giường là quá trình nhận biết thiên nhiên đã chuyển tiếp từ mặt phẳng đến hình thù ra sao. Đó là quan niệm đi đến tương đồng với tiến trình vận động của thiên nhiên mà vẫn bị mọi người hiểu lầm thành phương châm “Nghệ thuật mô phỏng tự nhiên” của Aristote, nhất là trong lĩnh vực áp dụng và thực thi mỹ thuật. Dù sao, nghệ thuật và tự nhiên cũng hòa đồng trên một phạm vi lớn; và cho dù chúng có mang diện mạo khác nhau thế nào đi nữa, thì việc nghiên cứu cái này sẽ bổ trợ nhận thức cho cái kia và ngược lại. Sự đồng dạng của nghệ thuật và tự nhiên chí ít cũng phối cảnh ở nguồn gốc xuất sinh kế tiếp không ngừng. Một tác phẩm nghệ thuật trước hết được sản sinh từ tâm hồn con người sáng tạo ra nó, hình thù của một tạo vật thiên nhiên thì lại ra đời hoàn toàn biệt lập với tâm trí con người – nó sinh ra từ một tạo vật “tiền bối” của tự nhiên. Nhưng mà một cái ghế xuất thế từ tâm trí con người, nhưng con người đó lại xuất thế từ một người khác – và con người khác ấy từ tận nguồn của nó là được sinh ra từ tự nhiên.  Nghệ thuật và khoa học Quan niệm thông thường về nghệ thuật là kỹ xảo, và đó là ranh giới để tách biệt nghệ thuật với khoa học học, cho dù cả hai môn đều cư trú ở trí tuệ con người. Nghệ thuật và khoa học đều là nhận thức, song nghệ thuật đòi phân ly để xuất thế khỏi trí tuệ - quá trình đó gọi là sản sinh. Bởi vậy, trong nghệ thuật, trí năng chỉ đóng vai trò khích khởi công việc sản sinh sáng tạo. Còn với khoa học, chúng ta tìm mọi cách để tìm hiểu sự vật là cái gì và tại sao nó như vậy? Tuy vậy, sự phân lập này không ngăn cản một vài nguyên lý cùng hội nhập cả nghệ thuật và khoa học. Chẳng hạn, những dãy số toán học được thiết lập nên – như vậy chúng vừa là nhận thức vừa là sản phẩm sáng tạo, và cùng lúc sản phẩm được tạo thành đó đã biến thành cuộc trình diễn đề tài khoa học.  Nghệ thuật và tính cẩn trọng Nghệ thuật còn khác biệt với tính cẩn trọng trong thực thi đời sống, mặc dù cả hai đều đòi hỏi suy xét kĩ lưỡng của lý trí, nhưng chúnh là hai thái độ biệt lập của hành động: tác phẩm và cư xử. Nghệ thuật đòi hỏi sự sáng tạo tác phẩm, trong khi tính cẩn trọng lại vận dụng nhận thức để cân nhắc tìm quyết định cho việc cư xử đúng đắn. Bởi vậy tính cẩn trọng là tiếng gọi của đạo hạnh, và trong tiếng gọi đó nghệ thuật bị chừa ra. Tóm lại, tính cẩn trọng là một đạo hạnh được hiểu như phẩm chất trí năng của con người.  Nghệ thuật và mỹ học Cái ý nghĩ khép lại của nghệ thuật là mỹ thuật, và giải pháp tương ứng của lý thuyết nghệ thuật là cuộc nhắm đến mỹ học – đó là một đóng góp còn nóng rẫy hơi thở thời thượng. Không nghi ngờ gì nữa, sự phát triển của nghệ thuật trong thời kỳ phục hưng là sự tăng tiến của khuynh hướng này. Vào thế kỷ XVIII, Alexader Baumgarten đã được xem như người đi tiên phong trong nỗ lực thiết lập hệ thống mỹ học vì quan điểm hiện đại này. Thực ra, Platon, Aristote cũng như những lý thuyết gia cổ đã bỏ nhiều công đóng góp cho một nền lý thuyết và ngày nay chúng ta gọi là triết học về mỹ thuật. Nhưng trong 200 năm qua, mỹ thuật đã đạt đến một tinh thần hoàn toàn khác – nó hăm hở hội nhập vào nghệ thuật với một diện mạo đã rướn ra khỏi khuôn khổ cũ để trở thành cái ĐẸP cũng như tính xác quyết mãnh liệt của một mỹ thuật tự tồn. Theo cách nhìn đó, cùng với kinh nghiệm mỹ học – mỹ thuật đã xây lên một thế giới đặc thù. Ở đó, trí tưởng tượng sáng tạo bay bổng và cảm tính nhạy bén đặc biệt sẽ được hiệu triệu để phán đoán những giá trị đặc thù được tìm kiếm qua từng tác phẩm. Trong đối tượng nghiên cứu của Mỹ học, nghệ thuật đứng ở vị trí trung tâm. Mặc dù quan hệ thẩm mỹ của mỗi con người với hiện thực được biểu hiện trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, trong mọi hoạt động của con người, song hình thái biểu hiện cao nhất của mối quan hệ này là nghệ thuật. Tất cả mọi quy luật của sự đồng hóa thực sự bằng thẩm mỹ đều được thể hiện một cách tập trung và điển hình trong nghệ thuật. Đó là một lý do hợp lý để coi “mĩ học trước hết như khoa học về bản chất và các quy luật của sáng tạo nghệ thuật”. Xem nghệ thuật là đối tượng khám phá quan trọng nhất, mĩ học nghiên cứu những đặc điểm, những quy luật bao quát nhất của nghệ thuật được thể hiện ở bản chất, đặc trưng và các quy luật của hoạt động sáng tạo cũng như sáng tạo nghệ thuật. Vậy nghệ thuật là gì? Để trả lời câu hỏi này trước hết phải bắt đầu từ khái niệm nghệ thuật. Trong thực tế khái niệm này thường được dùng với nhiều nghĩa khác nhau. Ý nghĩa đầu tiên và rộng nhất của từ này là để chỉ những hoạt động của con người đã đạt đến trình độ điêu luyện, khéo léo, tinh xảo. Người ta có thể nói: “một nước cờ đi rất nghệ thuật”, “một cú sút bóng nghệ thuật”, “một mâm cỗ được bày biện rất nghệ thuật”… Trong nghĩa này, nghệ thuật đồng nghĩa với một tài nghệ nào đó của con người. Nghệ thuật với nghĩa thứ hai – hẹp hơn dùng để chỉ một hoạt động của con người nhằm sáng tạo ra những sản phẩm vừa có ý nghĩa thực dụng, vừa có khả năng làm đẹp cho đời, đem lại những khoái cảm thẩm mỹ cho con người. Đó là công việc sáng tạo của người làm đồ trang sức, đồ thủ công mỹ nghệ, công việc của người thiết kế thời trang… Nói chung, đó là những hoạt động sáng tạo theo nguyên tắc của cái đẹp. Trong mỹ học và lý luận văn học, từ nghệ thuật được dùng để chỉ một hoạt động sáng tạo mang tính đặc thù, với mục đích sáng tạo ra những cái đẹp làm thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ cho con người, ngoài ra nó còn có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đây là một lĩnh vực hoạt động sáng tạo rất đa dạng, được biểu hiện qua nhiều loại hình khác nhau như: hội họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa, văn học, âm nhạc. Đây chính là nghĩa hẹp nhất của từ nghệ thuật. 1.3.2 Nguồn gốc của nghệ thuật Nghệ thuật là sản phẩm của con người – xã hội, không có nghệ thuật nếu không có con người – xã hội. Vậy nguồn gốc của nghệ thuật ở đâu? Về cơ bản, nghệ thuật ra đời dựa trên những yếu tố sau:  Nghệ thuật ra đời từ lao động Những điệu hát xuất phát từ các câu hò nhằm tập trung sức lực để kéo thuyền, khênh đá… Những điệu nhảy (múa) nảy sinh từ nhịp đập lúa, giã gạo, săn bắt. Tranh hang động có được là do sự quan sát các cuộc săn bắt thú rừng, những cảnh gieo trồng, hái lượm, điêu khắc xuất hiện từ kỹ năng làm công cụ lao động… Mác đã nói, lịch sử loài người là lịch sử đào luyện năm giác quan của con người (thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác). Lao động chính là hình thức tổng quát, rèn luyện nên các giác quan đó. Về khả năng thị giác con người, Ăngghen viết, mắt người nhìn thấy nhiều hơn mắt chim phượng hoàng, mặc dù chim phượng hoàng nhìn xa, rõ và nhanh hơn mắt người. Vì mắt người được rèn luyện, chúng không chỉ là sản phẩm của tự nhiên, mà còn là sản phẩm của lao động xã hội. Nhờ săn bắn mà con người nhận ra nhịp điệu nhảy của những con bò rừng, của động tác phóng lao khéo léo, của tốc độ… Nhờ quay chỉ, người nguyên thủy mới biết dung những đường cong biểu diễn sự quay, sự tuần hoàn. Nhờ hoạt động sống, tiếp xúc với hình khối, các thói quen thị giác nhận ra hai phương thẳng đứng và nằm ngang gây nên tư thế vững chãi, đọc ra được những hình dạng cơ bản ẩn chứa trong mọi vật. Hình tròn, hình vuông, đường cong, đường thẳng… là kết quả của sự trừu tượng hóa các kinh nghiệm thị giác được đào luyện trong lao động. Nhịp điệu, đường nét, hình khối, màu sắc, âm thanh… cũng được hình thành từ sự quy đúc các kinh nghiệm của năm giác quan qua hàng thiên niên kỷ. Lao động sinh ra nghệ thuật là theo nghĩa đó, các yếu tố tạo hình, tạo thanh, tạo sắc… trở thành quy thức để giao tiếp “ tư duy”, “biểu đạt” thông điệp. Tất cả những cái đó, một mặt giảm bớt sự nặng nhọc của lao động; mặt khác nó tinh thần hóa và giải trí hóa lao động, lâu ngày trở thành một dạng hoạt động riêng, hoạt động nghệ thuật.  Ngôn ngữ như là công cụ chuyển tải nghệ thuật Ngôn ngữ ra đời là kết quả của nhu cầu biểu đạt và là phương tiện biểu đạt chính xác đầu tiên của con người. Cái từ của ngôn ngữ là kết quả của sự khái quát hóa, trừu tượng háo qua thính giác, những cảm xúc mà năm giác quan thu nhận được với những tần số lặp đi lặp lại dày đặc qua thời gian. Tiếng “nhẵn” là kết quả của sự trừu tượng hóa các cảm xúc, xúc giác; tiếng “ngon” của vị giác; tiếng “thơm” của khứu giác. Nhận ra “màu đỏ” là tín hiệu do thị giác đem lại; nghe được “âm vang” nhờ sự biểu đạt thính giác. Các danh từ, động từ ra đời có sự kết hợp các biểu đạt thành các liên từ, giới từ chỉ các quan hệ - tạo nên cấu trúc của một biểu đạt, một thông diệp phức tạp. Đó là quá trình tinh thần hóa thế giới hiện thực, tách tinh yhần khỏi vật chất. Từ đó hình thành “ngôn ngữ” tiếng nói, ngôn ngữ hành động, các ký hiệu, tín hiệu,… chuyển tải ý nghĩa, tư tưởng… Vậy, ngôn ngữ xuất hiện như là nhu cầu giao lưu người – người: sinh hoạt, lao động, quan hệ … Một nhu cầu giao lưu bậc cao là giao lưu tư tưởng – ý nghĩ – tình cảm. Nhu cầu giao lưu đó thể hiện rõ nét trong nghệ thuật ngôn từ: văn chương, âm nhạc, hội họa…  Nghệ thuật ra đời cùng với tôn giáo Việc thực hiện các nghi lễ, tế lễ, đòi hỏi sự biểu đạt bằng âm thanh và động tác. Các âm thanh và động tác đó lâu ngày được tiết tấu hóa, nhịp điệu hóa để diễn tả ý nghĩ, tình cảm con người, chúng trở thành âm nhạc, nhảy múa. Nghệ thuật văn chương, thơ ca xuất phát từ những câu thần chú, những lời cầu nguyện thần linh trong các hoạt động tôn giáo. Nghệ thuật tượng hình ra đời từ các tượng thần và các tranh vẽ quỷ thần. Cảnh nhảy múa với các hình kỳ dị trên trống đồng chính là các cảnh tế lễ đưa linh hồn người chết về nơi cực lạc, cảnh sinh hoạt, cầu mưa, tình yêu… Hoạt động tôn giáo là một trong những hoạt động tinh thần có tính tập thể sớm nhất của con người. hoạt động đó không chỉ thể hiẹn sự sợ sệt thần linh mà còn có sự thích thú, vui sướng, giải trí…  Nhu cầu tinh thần sản sinh ra nghệ thuật Hơn mọi vật, con người biết lo cho ngày mai. Ngày mai sẽ ra sao? Ngày mai sẽ là cái gì? Ngày mai cũng không chỉ là tương lai, mà còn là sự kết thúc của từng cá nhân cụ thể. Sự lưu truyền bản thân mỗi cá nhân nằm ngay trong thế hệ con cháu nối tiếp họ: ý thức giống nòi nảy sinh từ đây, sự tôn thờ tổ tiên, tế lễ thánh thần, lao động sáng tạo… Tất cả quy lại là lo cho ngày mai và ước vọng về tương lai. Cần cái gì để hưởng thụ và lưu truyền cho mai sau? Câu hỏi này làm nảy sinh ra mục đích, ý nghĩa cuộc sống. Đời sống sẽ vô nghĩa khi không có đích hướng về tương lai. Tôn giáo chỉ cho con người niềm hy vọng về tương lai. Lao động sáng tạo cho họ điều kiẹn tiến tới tương lai. Các trò chơi gây sảng khoái, làm vơi đi nỗi sợ hãi, những lo toan thường ngày… để đi tới tương lai. Trên cơ sở ý tưởng về tương lai, về mục đích, ý nghĩa cuộc sống, con người có nhu cầu tạo ra một thế giới khác vượt lên trên cuộc sống vật chất thực tại, đó là thế giới của hoạt đông tinh thần và nghệ thuật là một dạng tinh thần độc đáo. Các loại hình nghệ thuật, một mặt làm cho con người thích thú, sảng khoái; mặt khác gởi gắm tình cảm, ý nghiã, tư tưởng, ước mơ của con người với hiện tại và mai sau. Như vậy, nghệ thuật là một dạng hoạt động tinh thần bậc cao. Nó nằm ở bản chất của sự sinh tồn, ở bản thân của đời sống hiện tại và tương lai của đời sống con người.  Nghệ thuật xuất hiện như thế nào? Sự hình thành cảm xúc thẩm mỹ - nghệ thuật. Trong buổi ban đầu, ở con người chưa có cảm xúc và cảm quan thẩm mỹ - nghệ thuật, tức chưa xác định cái đẹp – cái xấu. Chỉ qua quá trình sống (lao động, giao tiếp, sinh hoạt,…) con người mới dần nảy sinh cảm xúc – cảm quan thẩm mỹ. Khi con người chọn một hòn đá để làm công cụ lao động (làm rìu chặt cây), bước đầu hòn đá chỉ có ý nghĩa tiện dụng (có ích), nghĩa là nó thuận tiện cho việc chặt cây. Bước hai, qua một thời gian dài, ý nghĩa tiện dụng chuyển sang cảm giác dễ chịu – thích thú, nghĩa là khi một hòn đá tiện dụng thì người ta bắt đầu thấy dễ chịu và thích thú nó. Như vậy, ở bước hai, cái tiện lợi và cái thích thú đã gắn vào nhau. Bước ba, các yếu tố tiện lợi và dễ chịu – thích thú trở thành chuẩn mực cho sự cân đối – hài hòa. Nghĩa là ở một vật (hòn đá) có các chiều cạnh, hình dáng tạo nên sự tiện lợi trong lao động, từ đó tạo nên cảm giác dễ chịu – thích thú, người ta thấy nó vừa mắt, vừa ý – đó là sự cân đối, tỷ lệ hài hòa của sự vật. Cảm giác thẩm mỹ xuất hiện – vật (hòn đá) đó là đẹp. Cái đẹp là một chỉnh thể mang ý nghĩa chân – thiện – mỹ, nó có giá trị đạo đức (thiện), có tính đúng mức trong cuộc sống (chân), có hình dáng cân đối – hài hòa (đẹp). Chính vì vậy, cái đẹp có yếu tố khách quan nhưng luôn luôn gắn với kinh nghiệm – tâm lý con người, gắn với lao động, giao tiếp, sinh hoạt… của mỗi cá nhân. Hoạt động sống của con người làm nên tâm lý kinh nghiệm phong phú. Kho tâm lý – kinh nghiệm đó quy định xúc cảm thẩm mỹ, cảm quan thẩm mỹ của chủ thể thẩm mỹ. Sự xuất hiện nghệ thật. Cảm xúc thẩm mỹ, cảm quan thẩm mỹ trực tiếp trước đối tượng cụ thể và dần rời khỏi đối tượng. Càng ngày con người càng tạo ra đối tượng trực tiếp để phục vụ cho cuộc sống cuả mình. Do nhu cầu tinh thần, con người còn có một nhu cầu cao hơn – nhu cầu tinh thần hóa đối tượng vật chất hiện thực, tức là nâng những cái thực tại vật chất lên cái tinh thần. Cái vật đẹp (đối tượng trực tiếp) và cái đẹp (trong tâm lý – kinh nghiệm) xa dần nhau ra. Con người tinh thần hóa cái đẹp trực tiếp, vật chất thành một cái đẹp độc lập ở dạng tinh thần. Hình ảnh đẹp tinh thần sống trong thế giới tinh thần của con người. Khi hình ảnh một cái rìu đẹp, một cung tên đẹp, một con bò rừng dũng mãnh… được thể hiện (được tinh thần hóa) thành đường nét trên hang đá, chính là lúc nghệ thuật ra đời. Các hình ảnh cái rìu, cung tên, con bò rừng… không đáp ứng nhu cầu tiện dụng, mà thỏa mãn khoái cảm về cái đẹp, cái khoái cảm vượt lên trên vật chất – khoái cảm tinh thần thẩm mỹ do tâm lý, kinh nghiệm, kỷ niệm của cuộc sống đã qua của mỗi cá nhân gắn bó với vật đã đem lại. Người ta cần hình ảnh bông hoa để gợi nhớ và vĩnh cửu hóa cảm giác – khoái cảm về bông hoa; và người ta vẽ bông hoa (tinh thần hóa bông hoa thật) – đó là một tác phẩm nghệ thuật, nhưng phải qua qua trình lâu dài thì loài người mới đạt được. Cái đẹp hoàn thiện đã gây nên sự liên tưởng khoái cảm về những cái đã qua và cái ngày mai. Con người chiêm nghiệm cái đẹp trực tiếp bằng thị giác và thính giác, nhưng khoái cảm thẩm mỹ là sự liên tưởng tổng hòa năm giác quan. Cái đẹp là đất sống và là bản chất của nghệ thuật, vì nó dưỡng sinh nòi giống, dưỡng sinh dân tộc, dưỡng sinh đời sống đã tạo ra cái đẹp đa dạng, phong phú.[7,tr.236-241] 1.3.3 Vai trò, chức năng thẩm mỹ của nghệ thuật Nghệ thuật ra đời là một tất yếu lịch sử, nó không ngừng phát triển cùng với sự phát triển chung của văn minh nhân loại. Có thể nói, con người sống không thể thiếu nghệ thuật, vì nó bù đắp những thiếu hụt ( mà chỉ có nó mới có thể bù đắp được), nó đáp ứng được những đòi hỏi thiết yếu của con người – xã hội, chính điều đó đã hình thành chức năng riêng của nghệ thuật đối với xã hội. Chức năng xã hội của nghệ thuật có sự kết hợp hữu cơ của hai thành tố: một là, khả năng vốn có do bản chất của nghệ thuật quy định; hai là, nhiệm vụ của nghệ thuật đối với yêu cầu xã hội. Như vậy, chức năng xã hội của nghệ thuật bao hàm những khả năng vốn có và đặc thù của nghệ thuật có thể đáp ứng những nhu cầu cơ bản phổ biến của xã hội. Với bản chất là hình thái ý thức xã hội có phương thức phản ánh độc đáo của mình, nghệ thuật là một hiện tượng xã hội phức tạp, mà thực tế sự tác động của nó tới con người và xã hội hết sức lớn lao và đa dạng. Chính vì vậy, mỹ học mácxít đã nêu lên nhiều chức năng đối với nghệ thuật. Theo cách phân chia có tính truyền thống và phổ biến trong mỹ học mácxít từ những năm 50 của thế kỷ trước đến nay thì nghệ thuật có ba chức năng cơ bản: chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mỹ. Ở đây tôi chỉ đi sâu nghiên cứu về chức năng thẩm mỹ của nghệ thuật. Nói đến nghệ thuật là nói đến yếu tố thẩm mỹ, là nói dến sự thể hiện cái đẹp một cách tiêu biểu, cô đọng. Con người tiếp xúc với nghệ thuật và được nó tác động đến mọi mặt đời sống từ khía cạnh thẩm mỹ của nghệ thuật. Yếu tố thẩm mỹ bao giờ cũng có mặt trong mọi sự vận động, mọi sự tác động của nghệ thuật tới con người và đời sống xã hội. Khi tác động tới các đối tượng đó, yếu tố thẩm mỹ như là nhân lõi đặc trưng gây nên xúc cảm thẩm mỹ, khoái cảm thẩm mỹ, thanh lọc và nâng cao tâm hồn; bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết và phẩm chất đạo đức, năng lực hẩm mỹ và văn hóa cho con người. Nghệ thuật ra đời là nhằm đáp ứng nhu cầu phản ánh thế giới và thể hiện thế giới tinh thần của con người trên bình diện thẩm mỹ, một phương diện cuộc sống mà các hình thái ý thức xã hội khác không thể bù đắp được. Nhu cầu thẩm mỹ là nhu cầu cảm thụ cái đẹp, sáng tạo cái đẹp và đưa cái đẹp vào cuộc sống vào bản thân con người. Vì vậy, chức năng xã hội đặc thù, bao trùm nhất của nghệ thuật là thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người. Thỏa mãn được nhu cầu thẩm mỹ đó, cũng có nghĩa là thỏa mãn tất cả những mong muốn ẩn chứa trong đó: thưởng ngoạn, thanh lọc, dự báo, thông tin, đền bù… tạo nên sự phong phú của đời sống tinh thần, nuôi dưỡng khát vọng và kích thích tiềm năng sáng tạo theo quy luật cái đẹp của con người. Nghĩa là thông qua chức năng bao quát – chức năng thẩm mỹ của nghệ thuật – các khả năng khác như nhận thức, giáo dục, sáng tạo, tiên đoán, đền bù… sẽ được thực hiện. Nghệ thuật là sản phẩm của tài năng sáng tạo, là một thế giới đa dạng. Nó có liên hệ đến trình độ xúc cảm của công chúng với thị hiếu và lý tưởng người tiêu dùng. Mục đích của khoa học và nghệ thuật chân chính là phục vụ hạnh phúc con người. Con người vốn là trung tâm của mọi tìm tòi và khai phá của nghệ thuật. Nền kỹ thuật hiện đại với các dạng phong phú và tinh vi của nó đã gạt bỏ tính chất chuyên môn hẹp, đòi hỏi và tạo nên những con người cố đủ kinh nghiệm và tri thức làm chủ nó. Một mặt tiến bộ kỹ thuật tạo nên những con người có tư duy sâu sắc, có học vấn cao, mặt khác cũng nêu lên những nhu cầu về tâm lý, tình cảm, tính hài hòa, tính hoàn thiện mới. Nghệ thuật trước một đối tượng như vậy cũng phải chuyển mình mạnh mẽ. Trong các hình thái con người đồng hóa tự nhiên về mặt thẩm mỹ thì nghệ thuật là hình thái cao nhất, tập trung nhất, đầy đủ nhất của quan hệ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực. Nói như thế có nghĩa là, con người, trong hoạt động thực tiễn của mình, bao giờ cũng sáng tạo thế giới theo quy luật của cái đẹp. Trong “Bản thảo kinh tế - triết học 1844” Mác viết: “Súc vật chỉ nhào nặn vật chất theo thước đo và nhu cầu của giống loài của nó, còn con người thì có thể sản xuất theo bất cứ giống loài nào và ở đâu cũng có thể áp dụng thước đo thích hợp cho đối tượng, do đó con người cũng nhào nặn vật chất theo quy luật của cái đẹp”.[3,tr.17,18] Không chỉ nghệ thuật, mà bất kỳ hoạt động thực tiễn vật chất nào của con người cũng đều có ý nghĩa thẩm mỹ. Tuy vậy phải nhận rằng cái đẹp trong nghệ thuật là tập trung nhất, là mãnh liệt nhất, là biểu hiện cao nhất của quan hệ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực. Trong đời sống tinh thần của con người thì nghệ thuật đảm đương trọng trách biểu hiện và truyền thụ cái đẹp. Những hình thái ý thức xã hội khác như triết học, khoa học, v.v.. đều có chức năng nhận thức và giáo dục của nó. Nhưng chỉ có trong nghệ thuật, chức năng thẩm mỹ mới được đặt ra một cách bắt buộc. Chức năng thẩm mỹ của nghệ thuật bộc lộ ở chỗ: làm thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ, phát triển năng lực, thị hiếu thẩm mỹ của con người. Cũng tức là, nghệ thuật làm thỏa mãn nhu cầu về lý tưởng, ước mơ, sự hoàn thiện hoàn mĩ của con người trước thế giới. Nghệ thuật thực hiện chức năng thẩm mỹ bằng nhiều cách. Trước hết là làm thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của người đọc bằng việc miêu tả và phản ánh cái đẹp trong tự nhiên và xã hội. Cái đẹp là cái khả năng đưa đến cho người ta một khoái cảm, một thích thú, một niềm xúc động khi con người nhìn thấy hoặc thưởng thức. Những cái được gọi là đẹp phải là cái chân thực, sinh động, hài hòa, thống nhất được các mặt tiêu biểu và đa dạng của sự vật, có khả năng tác động trực tiếp vào giác quan con người (thị giác và thính giác). Việc phản ánh này thường có chọn lọc và gắn liền với quá trình điển hình hóa, tài năng sáng tạo của nghệ sĩ. Nhờ vậy, cái đẹp của đời sống khi đã được đưa vào nghệ thuật thì nó đẹp gấp bội. Bởi vì, ngoài đời sống, nó đã đẹp, khi đi vào nghệ thuật nó lại được trau chuốt gọt dũa bởi bàn tay tài hoa của nghệ sĩ. Thử đơn cử một ví dụ về nghệ thuật ngôn từ, bài ca dao sau: Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng Nhị vàng, bông trắng, lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Nói đến sen là nói đến cái đẹp. Sen là đẹp, nhưng chỉ nhìn nó ở ngoài đời thì chưa thấy hết cái đẹp của nó. Phải nhìn nó trong nghệ thuật ta mới thấy hết, càng nhìn càng thấy đẹp, đẹp từ màu sắc, hương vị, hình thức, phẩm chất. Giải thích cái đẹp trong nghệ thuật có phần duy tâm, nhưng Hêghen đã khẳng định: “Ngay bây giờ chúng ta có thể khẳng định rằng cái đẹp trong nghệ thuật cao hơn cái đẹp trong tự nhiên”[8]. Nghệ thuật không chỉ miêu tả, phản ánh cái đẹp trong tự hiên, xã hội mà còn sáng tạo ra cái đẹp, cái mới vốn không có trong hiện thực – tác phẩm nghệ thuật. Tác phẩm nghệ thuật là kết tinh tài năng sáng tạo trên cơ sở chất liệu hiện thực chứ không phải là bản thân hiện thực. Nó không chỉ là tư tưởng, tình cảm tài năng của nghệ sĩ mà nó còn là cái đẹp mới. Bên cạnh cái đẹp của tự nhiên: vầng trăng, bầu trời, ánh sáng, cánh cò, dòng sông… là cái đẹp do bàn tay nghệ sĩ sáng tạo ra: áng thơ, bản nhạc, điệu múa,… Đây là một tự nhiên đẹp thứ hai. Nghệ thuật phát huy tác dụng chức năng thẩm mỹ đối với con người bằng cách rèn luyện năng lực thẩm mỹ cho con người trên rất nhiều bình diện. Nghệ thuật làm cho cảm xúc thẩm mỹ của con người ngày một tinh tế. Do tiếp xúc với nghệ thuật mà các giác quan của con người tinh tế, nhạy bén, đưa đến khả năng cảm thụ nhiều hơn, lớn hơn. Ví dụ giữa tai người không sành nhạc và người sành nhạc, có tiếp xúc rèn luyện nhiều trong môi trường âm nhạc. Người sành nhạc có lỗ tai có khả năng thẩm âm tốt hơn người không sành nhạc. Nghệ thuật đào luyện năng khiếu thẩm mỹ, tức là tạo ra năng lực sáng tạo, đánh giá cái đẹp ở con người. Năng lực thẩm mỹ là một sự trao truyền, học tập lẫn nhau qua nhiều thế hệ. Không ai có thể sáng tạo hay thưởng thức được nghệ thuật nếu chưa hề biết đến nghệ thuật. Chỉ có tôi luyện trong nghệ thuật thì năng lực nghệ thuật mới phát triển. Có vấn đề tài năng trong lĩnh vực này, nhưng tài năng đó là cả một sự hun đúc của nhiều thế hệ. Nghệ thuật hun đúc cho con người khả năng cảm thụ tinh tế, đánh giá chính xác cái đẹp trong cuộc sống, đồg thời hình thành cho con người một nhận thức sâu sắc về cái đẹp. Thưởng thức nghệ thuật đồng thời là sự tiếp nhận giáo dục về nghệ thuật. C. Mác viết: “Nếu anh muốn hưởng thụ nghệ thuật, thì anh phải là con người có kiến thức về nghệ thuật”. Kiến thức về nghệ thuật không thể và chỉ đơn thuần là kết quả sự tiếp thụ theo con đường giáo dục bởi khoa mỹ học theo trường lớp sách vở mà còn bằng cả con đường trực tiếp thưởng tức các tác phẩm nghệ thuật. Con đường này tuy tự phát nhưng vô cùng sâu sắc. Nghệ thuật xây dựng cho con người quan điểm thẩm mỹ, thái độ thẩm mỹ một cách sinh động và sâu sắc. Vì con người tiếp thu nó không phải dưới dạng kết luận, phán đoán trừu tượng như trong khoa nghiên cứu nghệ thuật. Không một bài giảng về nghệ thuật nào có thể thay thế được điều mà con người trực tiếp nhận qua tác phẩm nghệ thuật. Nghệ thuật xây dựng cho con người lý tưởng thẩm mỹ. Con người, sản phẩm đẹp nhất của tạo vật là đối tượng của nghệ thuật. Nghệ thuật đã chọn cho mình một đối tượng đặc biệt: tinh hoa của trời đất, “Người ta là hoa đất” (Tục ngữ), “Con người là cái đẹp nhất trong thế giới mà chúng ta cảm giác được” (Tchernychevski), “Con người là lý tưởng của cái đẹp” (Kant). Nhưng nghệ thuật vẫn xây dựng những con người lý tưởng. Đó là lý tưởng thẩm mỹ. Vì mục đích nghệ thuật là không phải chụp lại, hay tái hiện tất cả những gì về phẩm chất mà con người hiện có. Con người trong nghệ thuật là con người sẽ có, cần có. Đó là con người lý tưởng. Do bản thân con người không bao giờ tự thỏa mãn với mình mà luôn luôn có nhu cầu vươn lên cái cao xa hơn – vươn lên con người lý tưởng. 1.4. Về khái niệm âm nhạc 1.4.1 Âm nhạc và âm nhạc truyền thống  Về âm nhạc Âm nhạc không có tính trực quan vật thể của điêu khắc và hội họa, cũng như tính cụ thể về mặt khái niệm vốn có của văn học. Song đặc điểm này của nó không có nghĩa là nó không có nội dung, không giảm ý nghĩa tính hình tượng của nó vốn dựa trên cơ sở phản ánh các hiện tượng sống dưới hình thức đặc thù như bất kỳ loại hình nghệ thuật nào. Nền tảng nội dung của các hình tượng âm nhạc trước hết là những tình cảm, cảm xúc của con người, sự vận động của cuộc sống con người, tính Tải về bản full

Từ khóa » Cái đẹp Trong âm Nhạc Là Gì