Cảm Biến Nhiệt độ Khí Nạp - 123doc

Kết cấu và nguyên lý hoạt động:

Cảm biến nhiệt độ khí nạp lắp bên trong cảm biến lưu lượng khí nạp và theo dõi nhiệt độ khí nạp. Cảm biến nhiệt độ khí nạp sử dụng một nhiệt điện trở - điện trở của nó thay đổi theo nhiệt độ khí nạp, có đặc điểm là điện trở của nó giảm khi nhiệt độ khí nạp tăng. Sự thay đổi của điện trở được thông tin gửi đến ECU dưới sự thay đổi của điện áp.

hình 2. 14 Kết cấu cảm biến khí nạp 1. Nhiệt điện trở; 2.Vỏ cảm biến.

Mạch điện cảm biến đo nhiệt độ khí:

Cảm biến nhiệt độ khí nạp có một nhiệt điện trở được mắc nối tiếp với điện trở được gắn trong ECU động cơ sao cho điện áp của tín hiệu được phát hiện bởi ECU động cơ sẽ thay đổi theo các thay đổi của nhiệt điện trở này, khi nhiệt độ của khí nạp thấp, điện trở của nhiệt điện trở lớn tạo nên một tín hiệu điện áp cao trong tín hiệu THA.

23

hình 2. 15 Sơ đồ điện cảm biến nhiệt độ khí nạp

1.Khối cảm biến; 2.Điện trở nhiệt; 3. ECU; 4.Điện trở giới hạn dòng 2.6.1.3.Cảm biến vị trí bướm ga

-Kết cấu và nguyên lý hoạt động:

Cảm biến vị trí bướm ga được lắp trên thân bướm ga. Cảm biến này chuyển hóa góc mở bướm ga thành tín hiệu điện áp và gửi nó về ECU, ECU sử dụng tín hiệu này để nhận biết tải của động cơ, từ đó hiệu chỉnh lượng nhiên liệu phun, thời điểm đánh lửa và điểu khiển tốc độ.

Cảm biến vị trí bướm ga sẽ chuyển sự thay đổi mật độ đường sức của từ trường thành tín hiệu điện.

hình 2. 16 Cảm biến vị trí bướm ga 1. Các IC Hall; 2. Các nam châm; 3.Bướm ga.

Cảm biến vị trí bướm ga loại phần tử Hall gồm có các mạch IC Hall làm bằng hai phần tử IC Hall nguồn cấp là 5V từ ECU đến cực VC và các nam châm quay quanh chúng.

Các nam châm được lắp trên trục của bướm ga và quay cùng trục bướm ga. Khi bướm ga mở các nam châm quay cùng một lúc và các nam châm này thay đổi vị trí của chúng. Vào lúc đó IC Hall phát hiện thay đổi từ thông gây ra bởi sự thay đổi vị trí nam châm và tạo ra điện áp của hiệu ứng Hall từ các cực VTA và VTA2 theo mức thay đổi này. Tín hiệu này được truyền đến ECU động cơ như tín hiệu mở bướm ga.

- Mạch điện cảm biến vị trí bướm ga:

hình 2. 17 Sơ đồ mạch điện cảm biến vị trí bướm ga 1. Các IC Hall; 2.Các nam châm.

Cảm biến vị trí bướm ga có 2 tín hiệu phát ra VTA và VTA2. VTA được dùng để phát hiện góc mở bướm ga và VTA2 được dùng để phát hiện hư hỏng trong VTA. Điện áp cấp vào VTA và VTA2 thay đổi từ 0-5V tỉ lệ thuận với góc mở của bướm ga. ECU thực hiện một vài phép kiểm tra để xác định đúng hoạt động của cảm biến vị trí bướm ga và VTA. ECU đánh giá góc mở bướm ga thực tế từ các tín hiệu này qua các cực VTA và VTA2 và ECU điều khiển môtơ bướm ga, nó điều khiển góc mở bướm ga đúng với đầu vào của người lái.

25

Từ khóa » Nguyên Lý Cảm Biến Nhiệt độ Khí Nạp