Cấu Tạo, Nguyên Lý Và Cách Kiểm Tra Cảm Biến Lưu Lượng Khí Nạp
Có thể bạn quan tâm
Cảm biến lưu lượng khí nạp là bộ phận quan trọng trong động cơ. Tại bài viết này, Kyoritsuvietnam.net sẽ cùng bạn tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý và cách kiểm tra cảm biến lưu lượng khí nạp. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Cảm biến lưu lượng khí nạp là gì?
Cảm biến lưu lượng khí nạp có tên tiếng anh là Mass Air Flow Sensor, viết tắt là cảm biến MAF. Chúng nằm trên đường ống nạp của động cơ. Có nhiệm vụ theo dõi lượng khí được nạp vào động cơ, từ đó giúp xe vận hành ổn định.
Cụ thể hơn, chức năng của MAF là đo khối lượng khí nạp qua cửa hút. Sau đó truyền tín hiệu về ECU để điều chỉnh lượng nhiên liệu phun đạt tỉ lệ chuẩn và điều chỉnh góc đánh lửa phù hợp. Nếu MAF bị hư hỏng, động cơ hoạt động sẽ không êm, không đều, thậm chí là không chạy được, chết máy,... Do đó, cảm biến lưu lượng khí nạp là bộ phận rất quan trọng của động cơ.
Xem thêm: Cấu tạo, tác dụng và cách kiểm tra cảm biến trục cam chi tiết
Cấu tạo cảm biến lưu lượng khí nạp
Cấu tạo cảm biến lưu lượng khí nạp gồm có: 01 nhiệt điện trở, 01 dây nhiệt và mạch điều khiển điện tử. Trong đó nhiệt điện trở có tác dụng kiểm tra nhiệt độ không khí vào động cơ.
Vậy cảm biến lưu lượng khí nạp có mấy loại? Thực tế, cảm biến MAF có 4 loại chính hay gặp nhất.
-
Cảm biến lưu lượng khí nạp loại dây nhiệt: Loại này còn được gọi là dây sấy Hot Wire, Hot Film. Chúng có độ chính xác cao có được dùng nhiều nhất hiện nay. Trong bài viết này, chúng tôi cũng sẽ hướng dẫn cách kiểm tra cảm biến lưu lượng khí nạp loại dây nhiệt này.
-
Cảm biến lưu lượng khí nạp kiểu cánh trượt: Loại cảm biến MAF đời cũ ít dùng.
-
Cảm biến loại gió xoáy quang học: Loại cảm biến này giống như kiểu cánh trượt.
-
Loại cảm biến siêu âm. Dòng cảm biến MAF siêu âm cũng rất ít khi được sử dụng.
Nguyên lý hoạt động của cảm biến đo lưu lượng khí nạp
Cảm biến đo lưu lượng khí nạp có nguyên lý hoạt động như sau: Dòng điện chạy vào dây sấy làm dây nóng lên. Khi không khí chạy quanh dây này, dây sấy được làm nguội tương ứng với khối không khí nạp. Hệ thống sẽ điều chỉnh dòng điện chạy vào dây sấy để giữ cho nhiệt độ của dây không đổi. Nhờ vậy, dòng điện đó sẽ tỷ lệ thuận với khối không khí nạp. Dòng điện này sẽ được biến đổi thành một điện áp. Sau đó được truyền đến ECU động cơ từ cực VG.
Các lỗi cảm biến lưu lượng khí nạp
Trong quá trình sử dụng, việc cảm biến lưu lượng khí nạp bị hỏng là không thể tránh khỏi. Có nhiều lỗi khiến MAF không hoạt động, thường gặp nhất là những lỗi sau:
-
Cảm biến hư do nước vào làm đứt dây nhiệt.
-
Hư – lỏng dây dẫn hoặc giắc nối cảm biến.
-
Tắc lọc không khí.
-
ECU điều chỉnh không chính xác.
Ngoài ra, bạn còn có thể phát hiện lỗi của MAF thông qua các dấu hiệu lạ của động cơ. Ví dụ như: xe chạy yếu, không ổn định, xe bị hao xăng, hoặc đèn Check Engine báo sáng.
Cách kiểm tra cảm biến lưu lượng khí nạp
Có nhiều cách kiểm tra cảm biến lưu lượng khí nạp. Với những lỗi đơn giản như dây cảm biến bị đứt, bị lỏng, cảm biến bị bẩn, nứt vỡ,... bạn có thể quan sát bằng mắt thường. Với những lỗi phức tạp hơn, bạn nên dùng đồng hồ vạn năng để kiểm tra.
Có nhiều mẫu đồng hồ phù hợp để đo cảm biến lưu lượng khí nạp. Bạn có thể dùng các sản phẩm như: Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1009, Kyoritsu 1021R, Kyoritsu 1109S,... Cách đo cảm biến lưu lượng khí nạp bằng đồng hồ vạn năng như sau:
Kiểm tra thông mạch
Bước 1: Xác định chân tín hiệu và chân mass của cảm biến.
Bước 2: Cài đặt đồng hồ vạn năng về thang đo điện trở thấp nhất.
Bước 3: Đặt một que dò lên chân tín hiệu và que còn lại lên chân mass của giắc cắm.
Bước 4: Quan sát kết quả đo. Nếu đáp án là 0Ω hoặc gần 0Ω thì cảm biến MAF hoạt động bình thường. Nếu điện trở vô cùng thì có thể cảm biến MAF đã bị hỏng.
Kiểm tra điện áp
Cách kiểm tra điện áp cảm biến lưu lượng khí nạp bằng đồng hồ vạn năng như sau:
Bước 1: Bật công tắc xe sang chế độ ON nhưng không nổ máy. Dùng đồng hồ VOM đo điện áp của cảm biến.
Bước 2: Quan sát kết quả. Nếu kết quả đo điện áp ~1.0 V nghĩa là MAF còn tốt. Nếu điện áp khác số này thì kiểm tra mạch cảm biến.
Bước 3: Cho nổ máy để động cơ nóng đến nhiệt độ làm việc. Lúc này, tiếp tục đo lại điện áp của cảm biến. Kết quả bằng ~1.6 – 2.3 V là chuẩn. Nếu điện áp khác số này thì cũng tiến hành kiểm tra mạch cảm biến.
Kiểm tra mạch cảm biến
Bạn rút giắc của ECM và giắc cảm biến MAF ra. Dùng đồng hồ VOM kiểm tra thông mạch giữa các chân của cảm biến.
-
MAF-1 (B+) và dây dương sau Relay chính: Nếu R ~ 0 là tốt, nếu R ~ ∞ tức là cảm biến bị đứt dây dương.
-
MAF-2 (mass bộ đo gió) và chân mass cảm biến MAF trong ECU: Nếu R ~ 0 là tốt, nếu R ~ ∞ nghĩa là cảm biến đang bị đứt dây mass.
-
MAF-3 (VG) và chân tín hiệu cảm biến MAF trong ECU: Nếu R ~ 0 là tốt, nếu R ~ ∞ nghĩa là cảm biến bị đứt dây tín hiệu.
Bài viết đã gửi đến bạn thông tin về cảm biến lưu lượng khí nạp. Đồng thời hướng dẫn bạn cách kiểm tra cảm biến lưu lượng khí nạp bằng đồng hồ vạn năng. Mong rằng kiến thức này sẽ hữu ích với bạn.
Từ khóa » Nguyên Lý Cảm Biến Nhiệt độ Khí Nạp
-
Cảm Biến Nhiệt độ Khí Nạp IAT: Chức Năng, Cấu Tạo & Nguyên Lý
-
Cảm Biến Nhiệt độ Khí Nạp IAT Là Gì? - Tin Bán Xe
-
Cảm Biến Nhiệt độ Khí Nạp Là Gì? Cấu Tạo, Chức Năng Và Sửa Chữa IAT
-
Nguyên Nhân Lỗi Cảm Biến Nhiệt độ Khí Nạp IAT Và Cách Kiểm Tra - Ô Tô
-
Cảm Biến Nhiệt độ Khí Nạp Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động
-
Tìm Hiểu Về Cảm Biến Nhiệt độ Khí Nạp IAT | OTO-HUI
-
Cảm Biến đo Nhiệt độ Khí Nạp - Kết Nối Cùng Công Nghệ
-
Cảm Biến Nhiệt độ Khí Nạp IAT Là Gì?
-
TÌM HIỂU VỀ CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ KHÍ NẠP - KIẾN THỨC Ô TÔ
-
Nguyên Nhân Lỗi Cảm Biến Nhiệt độ Khí Nạp IAT Và Cách Kiểm Tra |Lgg3
-
Cảm Biến Lưu Lượng Khí Nạp: Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt động - VinFast
-
Cảm Biến Nhiệt độ Khí Nạp IAT. - 123doc
-
Cảm Biến Nhiệt độ Khí Nạp - 123doc